Mỹ dẫn đầu 4 nước tập trận ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận chung chính thức đầu tiên ở Biển Đông hôm 7/4.

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Philippines cũng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên tại Washington vào ngày 11/4 và dự kiến sẽ công bố lịch tuần tra chung ở Biển Đông trong năm nay.

Theo báo cáo, cuộc tập trận này nhằm duy trì trật tự quốc tế, tự do hàng hảihàng không trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời sẽ giúp tăng cường khả năng tương tác của 4 nước trên các phương diện lý thuyết, chiến thuật và kỹ năng. Theo tin tổng hợp từ các nguồn tin như Bộ Quốc phòng Philippines và Đại sứ quán Nhật Bản tại Philippines, các yếu tố cơ bản của cuộc tập trận lần này gây được sự chú ý và có vẻ được thiết kế một cách cẩn thận.

Mỹ dẫn đầu 4 nước tập trận ở Biển Đông - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Nhà Trắng, ngày 11/4.

Cuộc tập trận diễn ra ở ngoài khơi phía Tây Bắc đảo Palawan của Philippines, thuộc vùng đặc quyền kinh tế bên ngoài lãnh hải của Philippines và được giới truyền thông nước này gọi là vùng biển tranh chấp. Các hạng mục huấn luyện bao gồm tác chiến chống tàu ngầm, thông tin liên lạc giữa các tàu và tạo đội hình. Trong đó, tác chiến chống tàu ngầm là lĩnh vực công nghệ quân sự nhạy cảm và chỉ có các đồng minh mới triển khai hợp tác ở cấp độ chiến thuật trong lĩnh vực này.

Thành phần tham gia bao gồm tổng cộng 5 tàu chiến: Tàu khu trục Akebono thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, tuần dương hạm USS Mobile Bay (CG-53) của hải quân Mỹ, tàu khu trục Warramunga và máy bay tuần tra của quân đội Australia, tàu Đô đốc hải quân Gregorio Del Pilar và tàu BRP Ramon Alcaraz của Philippines.

Đây là lần đầu tiên 4 nước tổ chức một cuộc tập trận chung chính thức ở Biển Đông. Tháng 8/2023, các nước này đã tổ chức huấn luyện trên biển ngoài khơi tỉnh Zambales ở phía Bắc Philippines, nhưng nội dung chỉ là tiếp tế trên biển, chụp ảnh tập thể và thuyền viên chào nhau. Cho đến nay, việc tàu chiến của 4 nước được điều động một cách rầm rộ và những tín hiệu họ gửi đi đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp thế giới.

Mỹ dẫn đầu 4 nước tập trận ở Biển Đông - Hình 2
Tuần dương hạm USS Mobile Bay (CG-53) của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận.

Video đang HOT

Các nguồn tin từ phía Nhật Bản cho thấy Mỹ, Nhật và Australia muốn thể hiện tình đoàn kết với Philippines và bản thân nước này thì đang muốn thể chế hóa các cuộc tập trận với Mỹ, Nhật Bản, Australia – mỗi năm tập trận một vài lần theo các quy mô khác nhau. Các quan chức Bộ Quốc phòng Philippines cho biết đây là bước đầu tiên trong một loạt hoạt động nhằm nâng cao khả năng phòng vệ cá nhân và tập thể của nước này.

Như đã nói, ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Marcos Jr. tại Washington. Hội nghị đã thảo luận các vấn đề như thúc đẩy hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực như chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và năng lượng sạch, cũng như tăng cường hợp tác an ninh trên biển giữa 3 nước. Vấn đề Biển Đông cũng được đưa vào chương trình nghị sự. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Campbell cho biết hội nghị thượng đỉnh này sẽ thúc đẩy 3 nước tăng cường hợp tác ở Biển Đông và các khu vực khác.

Từ các cuộc tập trận chung 4 nước, hội nghị thượng đỉnh 3 nước và tuần tra chung 3 nước, không khó để nhận ra rằng Philippines hiện diện rất nhiều trong “vòng tròn nhỏ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mới do Mỹ lập nên. Một số nhà bình luận cho rằng Philippines đã trở thành “đồng minh mới nổi” của Mỹ và là “lô cốt đầu cầu” của Mỹ ở khu vực.

Theo các nhà quan sát, kể từ khi ông Marcos Jr. nắm quyền, Chính phủ Philippines dần mất cân bằng trong ngoại giao và chuyển hướng sang Mỹ – điều này được cho là do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử và hiện thực. Còn theo quan điểm của Mỹ, việc nước này gần đây tập trung vào Philippines chủ yếu là kết quả của những điều chỉnh chiến lược và chiến thuật.

Sau khi lên nắm quyền, về mặt chiến lược, Tổng thống Joe Biden đã xây dựng một loạt “vòng tròn nhỏ” (như Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc; Mỹ – Anh – Australia và Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Australia), đóng vai trò tương tự như các liên minh quân sự, nhằm mục đích ràng buộc các đồng minh vào “cỗ chiến xa” của Mỹ và cung cấp sự hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh nước lớn của nước này. Philippines là chủ đề của nước Mỹ, thông qua vấn đề Biển Đông với hy vọng nước này sẽ trở thành đồng minh thật thiết và là nền tảng cho chiến lược này.

Về mặt chiến thuật, Mỹ đã đề xuất “Kế hoạch răn đe Thái Bình Dương” từ năm 2020, với hy vọng triển khai các hệ thống tên lửa có khả năng tấn công kiêm phòng thủ ở Alaska, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Philippines. Philippines là một mắt xích trong chuỗi hoàn chỉnh này. Trong cuộc tập trận Balikatan giữa Mỹ và Philippines vào năm 2023, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa Patriot và HIMARS ở phía Nam đảo Luzon, Philippines. Từ góc độ tầm xa, cả hai loại tên lửa này đều có thể gây ra mối đe dọa nhất định đối với máy bay hoạt động trên không phận phía Bắc Biển Đông

Chương mới cho liên minh Mỹ - Nhật - Philippines

Hôm qua 12.4, tờ Nikkei Asia đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa kết thúc hội nghị thượng đỉnh 3 bên tại Nhà Trắng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Biden khẳng định: "Phần lớn lịch sử của thế giới chúng ta sẽ được viết ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) trong những năm tới".

Nhấn mạnh về Biển Đông, tăng cường hợp tác hạ tầng

Trong hội nghị, Tổng thống Biden đã gián tiếp gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng: "Tôi muốn nói rõ. Các cam kết quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản và Philippines vững như sắt. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang Philippines ở Biển Đông sẽ được viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung của chúng tôi".

Chương mới cho liên minh Mỹ - Nhật - Philippines - Hình 1

Từ trái qua: Tổng thống Marcos Jr., Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida có cuộc gặp thượng đỉnh tại Washington vào ngày 11.4 (theo giờ địa phương). Ảnh: Reuters

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành vi "nguy hiểm và hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông. Ba nhà lãnh đạo cũng lo ngại về việc quân sự hóa các thực thể được cải tạo và các yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông.

Các bên cũng đạt được một số sáng kiến mới bao gồm việc mời các thành viên tuần duyên Philippines và Nhật Bản lên tàu tuần duyên Mỹ trong các chuyến tuần tra chung ở Indo-Pacific. Mỹ và Philippines sẽ thành lập một trung tâm hậu cần hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai tại một trong 9 căn cứ quân sự của Philippines mà Mỹ được tiếp cận theo thỏa thuận giữa 2 bên.

Về mặt kinh tế, 3 nhà lãnh đạo đã công bố dự án cơ sở hạ tầng mới mang tên Hành lang kinh tế PGI Luzon, sẽ kết nối Vịnh Subic, Clark, Manila và Batangas thông qua việc xây dựng cảng, đường sắt, cơ sở năng lượng sạch và chuỗi cung ứng chất bán dẫn. PGI, hay Quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu, là chương trình của chính quyền Tổng thống Biden phản ứng trước Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. PGI Luzon là hành lang PGI đầu tiên ở Indo-Pacific. Cả ba sẽ thành lập một ban chỉ đạo để đẩy nhanh công việc trên hành lang PGI Luzon.

Ba nước cũng thỏa thuận hợp tác về viễn thông khi phát triển mạng truy cập vô tuyến (RAN) mở thế hệ tiếp theo ở Philippines để tăng cường kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Tuyên bố chung khép lại bằng lời khẳng định: "Một chương 3 bên mới giữa 3 nước chúng ta bắt đầu từ hôm nay".

Chương mới của liên minh

Theo GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật): Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Philippines có ý nghĩa quan trọng trong việc đ.ánh dấu một bước ngoặt trong hợp tác nhằm đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc vốn đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông.

"Thông qua hợp tác ba bên, cả Washington, Tokyo và Manila đều mong muốn duy trì trật tự dựa trên luật lệ. Các cơ chế để thực hiện điều này sẽ bao gồm lực lượng tuần duyên Nhật Bản và Philippines tham gia cùng các đối tác Mỹ, thiết lập các sáng kiến cơ sở hạ tầng và đào tạo chung thường xuyên ở Philippines để nâng cao năng lực cho phía Manila", GS Nagy đ.ánh giá.

Ông cũng cho rằng có thể phát triển các hoạt động khác ở Biển Đông khi liên minh 3 bên Mỹ - Nhật - Philippines hợp tác với các bên liên quan khác trong khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định dựa trên trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Trả lời Thanh Niên, ông Gregory Poling (Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ) đ.ánh giá hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ - Nhật - Philippines cũng mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

"Ba bên đạt nhiều thỏa thuận về sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản đối với nền kinh tế Philippines, nhưng giá trị quan trọng nhất của sự kiện lần này là tính biểu tượng của hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên giữa 3 đồng minh", ông Poling đ.ánh giá.

Chính giới Mỹ ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Nhật

Trước hội nghị thượng đỉnh trên, Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida cũng đã có cuộc hội đàm để nâng cao liên minh Mỹ - Nhật, tăng cường hợp tác trước các vấn đề trong khu vực. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng cho liên minh 3 bên Mỹ - Nhật - Philippines.

Nhận định khi trả lời Thanh Niên, ông Gregory Poling cho rằng: "Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida đến Mỹ nêu bật tầm quan trọng của liên minh. Việc ông Kishida phát biểu trước Quốc hội Mỹ thể hiện sự ủng hộ sâu rộng trong chính giới nước Mỹ đối với việc tăng cường quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 17 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 17/6/2024

Trắc nghiệm

11:28:55 16/06/2024
Xem lịch âm ngày 17/6/2024 (thứ 2), lịch vạn niên ngày 17/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới

Netizen

11:03:33 16/06/2024
Gần đây, một video ghi lại livestream của chồng củaHằng Du Mụcđã thu hút sự chú ý. Theo đó, anh phàn nàn về việc vợ thường xuyên livestream cùng Quang Linh và thậm chí còn đề nghị ly hôn.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.