Muốn ngon giấc, hãy tôn trọng nhịp sinh học của cơ thể
Nhiều người nghĩ nếu thức khuya, ngủ bù vào sáng hôm sau là ổn, miễn sao ngủ đủ tám tiếng.
Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì những giấc ngủ lệch với nhịp sinh học của cơ thể.
Để có một giấc ngủ sâu, thức dậy không mệt mỏi, cần giữ nếp sinh hoạt điều độ. Ảnh: K.D.
Dumisani, một nữ cảnh sát 40 tuổi, đến gặp tôi để nhờ giúp đỡ về căn bệnh trầm cảm – ít nhất thì đó là điều mà cô ấy nghĩ mình cần được giúp. Hai vợ chồng cô mới nhận nuôi một đứa trẻ sơ sinh người Kenya, và vì công việc đòi hỏi chồng cô phải đi làm cả ngày nên cô đã nhận trực ca đêm và thường xuyên làm việc cho đến sáng hôm sau.
Sau một ca trực dài, đến lúc cần đi ngủ thì cô lại không ngủ được. Sự mệt mỏi dường như không thể chịu nổi trong ca trực đã biến mất ngay khi cô kéo rèm và leo lên giường. Sự căng thẳng của ca trực đã giữ cho cô tỉnh như sáo. Con cô thì quá phấn khích khi nhìn thấy mẹ và muốn chơi đùa cùng cô.
Kết quả là, cô chẳng thể nào thuyết phục được cơ thể mình rằng đã đến giờ đi ngủ. Do đó, cả ngày cô chỉ có thể xoay xở ngủ gà ngủ gật đôi chút khi nào con ngủ. Tất nhiên, khi trở lại với công việc vào tối hôm sau, cô cảm thấy còn tệ hơn. Cô sẽ cố lê bản thân qua hết ca trực nhờ vào dòng cà phê được bơm liên tục trước khi tái lặp vòng luẩn quẩn ấy thêm lần nữa.
Vòng lặp này cuối cùng cũng đánh gục cô. Trầm cảm bắt đầu xuất hiện, và mặc dù ăn uống lành mạnh nhưng cô vẫn tăng gần 7 kg. Tôi có thể lập tức nói rằng thuốc chống trầm cảm không phải giải pháp cho các vấn đề của cô. Do đó, chúng tôi quyết định rằng trước khi dùng thuốc, cô nên thử thực hiện vài thay đổi trong lối sống.
Video đang HOT
Chúng tôi thảo luận về chuyện ca trực đêm đang làm rối loạn vi khuẩn đường ruột của cô như thế nào, về tầm quan trọng của thói quen ngủ đều đặn cũng như về những cách mà cô có thể áp dụng để thay đổi chế độ ăn uống nhằm cải thiện khả năng quản lý năng lượng của mình.
Cô đã thay đổi lịch làm việc để không phải trực đêm hàng ngày nữa. Chồng cô cũng thay đổi lịch làm việc và giờ đây, anh có thể đưa con tới chỗ làm vào một số ngày nhất định.
Dumisani rất chăm chỉ tuân thủ kế hoạch ăn uống mà chúng tôi đã cùng nhau phát triển, và nó đã giúp cô ấy có được cảm giác tràn đầy năng lượng và buồn ngủ vào đúng thời điểm.
Nhìn thì có vẻ cần phải thay đổi rất nhiều điều, nhưng thực ra toàn bộ những thay đổi này đều tập trung ở việc làm sao hai vợ chồng Dumisani có thể ở cùng gia đình nhiều hơn mà thôi. Cô vẫn phải trực đêm vài ngày trong tuần, vì vậy lịch đi ngủ của cô chưa hoàn toàn lý tưởng; nhưng ngay cả với giải pháp chưa được vẹn toàn này thì chỉ trong vòng ba tháng tâm trạng của cô cũng đã có sự thay đổi ngoạn mục.
Trên thế giới hiện nay có tới gần 1/3 dân số gặp vấn đề về giấc ngủ. Bất kể bạn đang gặp vấn đề với việc đi ngủ hay duy trì giấc ngủ, thì nó vẫn có thể ảnh hưởng tới mọi hệ cơ quan trong cơ thể bạn. Não, tim, phổi, thận và toàn bộ quá trình trao đổi chất nói chung đều có nguy cơ trật nhịp.
Khi mọi thứ âm nhạc êm dịu và thuốc an thần trên thế giới đều chẳng thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ, bạn sẽ làm gì? Và khi tỉnh giấc, làm sao bạn có được mức năng lượng tối ưu cho cuộc sống? Đó chính là những gì chúng ta cần thảo luận, trong đó hãy nhấn mạnh vào những thực phẩm hữu ích, hoặc gây hại cho cơ thể, khiến chứng mất ngủ và sự mệt mỏi làm cuộc sống của chúng ta bị gián đoạn.
Có nên đi bộ ngay sau khi ăn?
Sau bữa ăn, nhiều người thường có xu hướng nghỉ ngơi thay vì tham gia hoạt động thể chất. Tuy nhiên, việc đi bộ sau khi ăn không chỉ mang lại sự thoải mái và giảm căng thẳng mà còn đem đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Có nên đi bộ ngay sau khi ăn? Ảnh: Sky News
Dưới đây là 5 lợi ích chính của việc đi bộ sau khi ăn:
1. Cải thiện tiêu hóa
Những vấn đề như đầy hơi, táo bón, trào ngược axit, và đau dạ dày thường xuyên xuất hiện sau bữa ăn. Việc đi bộ sau khi ăn kích thích hoạt động của dạ dày và ruột, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đi bộ sau bữa ăn giúp giảm huyết áp, cholesterol, và nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của hệ tuần hoàn máu.
3. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn, và việc không vận động có thể làm tăng rủi ro về bệnh tiểu đường. Đi bộ sau bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn tích trữ đường thừa, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
4. Thúc đẩy giảm cân lành mạnh
Dù chỉ là đi bộ ngắn sau bữa ăn, nhưng nó có thể giúp đốt cháy calo và duy trì hoặc giảm cân. Hoạt động nhẹ nhàng này cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn và ngăn chặn ăn những thực phẩm không lành mạnh giữa các bữa ăn.
5. Ngủ ngon hơn
Đi bộ sau bữa tối không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, tăng cường chu kỳ đánh thức giấc ngủ tự nhiên, và giúp người thực hiện có giấc ngủ sâu hơn.
Khi nào và nên đi bộ trong bao lâu?
Không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm cụ thể, nhưng nếu có thể, đi bộ ngay sau khi ăn mang lại nhiều lợi ích nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái ở dạ dày, hãy đợi khoảng 15 phút sau bữa ăn hãy bắt đầu đi bộ.
Thời lượng nên đi bộ phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân. Đối với hỗ trợ tiêu hóa, 10-15 phút là đủ. Nhưng để cải thiện sức khỏe tổng thể và đạt 10.000 bước mỗi ngày, bạn có thể cần đi bộ 30 phút.
Lưu ý, bạn chỉ nên đi bộ sau khi ăn chứ không nên chạy bộ hoặc tập thể dục quá sức vì nó sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Ăn gì chữa mất ngủ cho người già? Khi chứng mất ngủ tấn công phần lớn người già, các chuyên gia y tế đã tìm ra rất nhiều giải pháp, trong đó có điều chỉnh thói quen ăn uống. Chuối là loại trái cây được khuyến nghị nhiều nhất nhằm thúc đẩy giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn. (Ảnh: ITN) Một nghiên cứu đã kết luận rằng giấc ngủ...