Mùa đông là “thời kỳ vàng” để bồi bổ dạ dày, chỉ cần ăn ít 4 thứ sau và thực hiện 2 thói quen đơn giản mỗi ngày
Nhiều người hiện nay không phân biệt nam nữ, già trẻ đều mắc một số bệnh về dạ dày, trong đó phiền toái nhất là viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, do áp lực trong công việc và không chú ý đến chế độ ăn uống!
Chuyên gia dinh dưỡng Wang Guizhen, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ dinh dưỡng Duy Phường của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) trên tờ QQ nhắc nhở mọi người: Nhiều người hiện nay mắc một số bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày… nguyên nhân là do áp lực trong công việc và không chú ý đến chế độ ăn uống nên dễ gây ra bệnh đau dạ dày. Thực tế, các bệnh dạ dày là bệnh khó chữa nhất.
Vì vậy, việc bồi bổ dạ dày là rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa đông, đây là thời điểm tốt để nuôi dưỡng dạ dày.
4 thứ ăn ít hơn mùa đông, dạ dày sẽ cảm kích bạn!
1. Thức ăn cay và kích thích
Nhiều người thích ăn những món đậm vị trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt ở một số cuộc tụ tập với bạn bè, họ thường thích ăn đồ cay như lẩu, thịt nướng và các loại thực phẩm khác. Trong quá trình chế biến các món ăn này, người ta thường cho rất nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu… những gia vị cay này có thể kích thích tiết axit dạ dày quá mức và gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
Theo nghiên cứu, mỗi ngày nếu bạn ăn hơn 10g muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng độ nhạy cảm của cơ thể với các chất gây ung thư.
Ngoài ra, hầu hết các loại thực phẩm nhiều muối cũng chứa nhiều nitrit, sự kết hợp giữa nitrit trong dạ dày và các hợp chất amin trong thức ăn sẽ tạo thành amoni nitrit dễ gây u dạ dày.
Video đang HOT
3. Ăn thịt chưa nấu chín
Thịt chín tái, sống đã trở thành món khoái khẩu của nhiều bạn trẻ, chẳng hạn như sashimi, thịt nướng, bít tết… Một khi bạn ăn thức ăn chưa nấu chín kém chất lượng, hầu hết vi khuẩn trong những thực phẩm này vẫn tồn tại, đi vào cơ thể có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng Helicobacter pylori trong dạ dày và gây nhiều bệnh khác.
4. Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên rán hầu hết đều không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa do chúng chứa nhiều dầu mỡ nên khó tiêu hóa, buộc dạ dày của chúng ta phải tiết ra nhiều axit dạ dày để tiêu hóa nó. Bằng cách này, gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa sẽ tăng lên đáng kể, có thể gây ảnh hưởng lớn đến đường ruột và dạ dày.
Thực hiện 2 thói quen này, dạ dày sẽ biết ơn
1. Nhai chậm
Khi ăn, bạn nên nhai chậm và nuốt từ từ, thức ăn khi vào dạ dày sẽ giảm ma sát và kích ứng lên bề mặt vết loét, giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Nhưng nên chú ý tránh ăn quá no, ăn đồ cứng hoặc ngũ cốc nguyên hạt để không tăng gánh nặng cho dạ dày.
2. Tập thể dục
Tập thể dục thích hợp có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, làm cho nguồn khí và máu được đầy đủ và tràn đầy năng lượng.
Vì vậy, mọi người nên lựa chọn lượng vận động và phương pháp tập luyện phù hợp với điều kiện thực tế của mình, ví dụ như đi bộ là hoạt động phù hợp hơn, có thể đi bộ nhanh hoặc chậm, đều có tác dụng điều hòa khí huyết, vận động các khớp, tăng sức mạnh cho dạ dày.
Sau bữa ăn xuất hiện 4 biểu hiện, khả năng cao bạn đang mắc bệnh về dạ dày
Dạ dày có bệnh, biểu hiện trực tiếp, dễ nhận thấy nhất là sau bữa ăn sẽ có những phản ứng bất lợi khác nhau. Hãy cùng xem để biết dạ dày mình có khỏe mạnh hay không nhé!
Bất kỳ thực phẩm nào mà các bạn ăn đều cần được dạ dày chuyển hóa và vận chuyển. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng khi là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng và là nơi chuyển hóa thức ăn.
Nếu dạ dày có bệnh, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như sụt cân. Để biết dạ dày có vấn đề hay không, chúng ta có thể theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi bữa cơm. Sau khi ăn cơm xong mà có một hay nhiều biểu hiện dưới đây thì hãy cảnh giác với các bệnh về dạ dày.
1. Buồn nôn và nôn
Nếu bạn ăn xong mà có cảm giác buồn nôn và nôn thì khả năng cao dạ dày đang có vấn đề. Đó là do chức năng dạ dày suy yếu, thức ăn không được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết, gây ra đầy hơi và chướng bụng. Đầy hơi, chướng bụng sẽ tạo áp lực nhất định lên dạ dày, từ đó dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
2. Đầy hơi hoặc đau bụng
Trong trường hợp bình thường, đầy hơi hoặc đau dạ dày không xuất hiện ngay mà sẽ xuất hiện vào khoảng một tiếng sau đó. Những người có dạ dày khỏe mạnh, cho dù xuất hiện cảm giác no bụng thì sau khoảng 30 phút dạ dày nhu động, cảm giác này cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu dạ dày bị tổn thương ở một mức độ nhất định, nhu động dạ dày hoạt động chậm lại, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa kịp thời. Do đó, nếu bạn ăn xong được một tiếng mà vẫn cảm thấy khó chịu ở dạ dày như bị chướng bụng, điều đó có nghĩa dạ dày của bạn đang không ổn chút nào.
Cần lưu ý rằng nhiều người cho rằng ăn càng no càng tốt, điều này là sai lầm. Ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa.
3. Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua
Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua, trào ngược axit dạ dày sau bữa ăn chứng tỏ niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Một khi niêm mạc bị tổn thương, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ chậm lại, gây chán ăn và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược axit dạ dày, bị ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, axit dạ dày, dịch mật sẽ đi vào thực quản thông qua quá trình trào ngược. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản.
4. Đi vệ sinh ngay lập tức
Nếu sau bữa ăn có cảm giác muốn đi vệ sinh, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể thì điều này nói lên dạ dày của bạn đã bị tổn thương. Vì cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức chứng tỏ thức ăn chưa được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết mà đã trực tiếp đưa vào cơ quan trao đổi chất.
Trong những trường hợp bình thường, thức ăn được đưa vào cơ thể, vận chuyển đến các cơ quan bài tiết rồi đào thải ra ngoài, quá trình này thường kéo dài hơn một giờ.
Nhìn chung, dạ dày là một cơ quan quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Dạ dày không khỏe, nhẹ thì bạn sẽ có cảm giác chán ăn, đầy hơi, chướng bụng... nặng thì có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu phát hiện mình có dấu hiệu không ổn, thì cần phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bị viêm dạ dày, cần ăn gì để phòng ngừa nguy cơ khởi phát ung thư? Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số. Viêm dạ dày mạn tính là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài, từ đó gây ra sự biến đổi ở bộ phận này. Tình trạng kéo dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày mất...