Mùa cơm mới ở Bình Liêu
Sau khi những cánh đồng tràn ngập một màu vàng óng của lúa chín, khắp các thôn, khe, bản ở Bình Liêu lại rộn rã thu hoạch vụ lúa mùa.
Khi lúa đã chất đầy chum, đầy bồ thì đó cũng là thời điểm để bà con dân tộc Tày bước vào mùa ‘Cơm mới’. Ý nghĩa của ‘Cơm mới’ là tổng kết trong một năm lao động sản xuất được dâng thành quả cúng đất trời và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt cho sản xuất năm sau, cầu cho con cháu mạnh khỏe để bày tỏ sự tôn kính, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và cũng là dịp để anh em họ hàng, con, cháu đoàn viên sum vầy.
Mùa cơm mới của người Tày rất quan trọng nên được đồng bào chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng từ khi gieo trồng như chọn giống thóc thơm, thửa ruộng đất tốt, chăm sóc riêng đủ nước, đủ phân cho cây lúa trổ bông không bị lép. Sau khi lúa gặt về đập phơi riêng để làm cơm mới. Nguyên liệu làm cơm mới là lúa nếp mới gặt, mang sát, sàng lọc vụn cám, đầu đen, chọn hạt gạo trắng đều ngâm nước lạnh từ đêm hôm trước (khoảng 8 tiếng) thì đồ xôi. Khi xôi chín đổ ra mẹt lót lá chuối xới đều tơi từng hạt để nguội. Để cho cơm mới thêm phần thẩm mỹ, hấp dẫn, ngon miệng, người Tày thường chọn lá gừng giã lọc lấy nước trộn đều với xôi. Hương vị lá gừng thơm màu xanh, mới là chủ đạo của mâm cơm mới. Ngoài ra còn có các món ăn kèm theo như gà, ngan, cá suối, thịt lợn, giò, rau, củ, quả…
Ăn cơm mới được xem như là một phần không thể thiếu được trong bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày ở Bình Liêu. Mùa cơm mới thường được diễn ra trong tháng 10 âm lịch hàng năm. Thời gian tổ chức không định ngày mà phụ thuộc vào mỗi gia đình, nhưng phải xem ngày lành hợp với gia chủ thì mới tổ chức.
Sự riêng biệt mùa cơm mới của người Tày đã góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc, được đưa vào phần thi ẩm thực tại Hội mùa hoa sở Bình Liêu hàng năm, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm và thưởng thức.
Xôi sau khi đồ chín, để nguội, để cơm mới thêm phần thẩm mỹ, hấp dẫn, ngon miệng, người Tày thường giã lá gừng, lọc lấy nước, trộn đều với xôi. Ảnh: Nguyễn Dung
Video đang HOT
Cơm mới được tạo thành hình hoa hồi.
Cá suối là món không thể thiếu trong lễ cúng cơm mới.
Mâm cơm mới gồm các sản vật địa phương luôn được các gia đình chuẩn bị chu đáo, trình bày đẹp mắt.
Ý nghĩa của “Cơm mới” của các gia đình người Tày là tổng kết một năm lao động sản xuất, dâng thành quả cúng đất trời, tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình sum vầy. Ảnh: Nguyễn Dung
Pa pỉnh tộp món cá nướng lạ tai của người Thái
Pa pỉnh tộp là món ăn truyền thống của người Thái, được làm từ cá suối và các loại gia vị, nướng trên than hồng.Pa pỉnh tộp, hay pla pỉnh tộp, theo tiếng Thái có nghĩa là "cá nướng nguyên con"
Là tên gọi món cá nướng của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc và người Thái Đen ở tỉnh Loei (Thái Lan). Pa pỉnh tộp có cách làm cầu kỳ nhất trong các món cá suối của người Thái, bên cạnh các món như cá hun khói, cá gói nướng lá, canh cá, gỏi cá quen thuộc. Hiện món pa pỉnh tộp vẫn rất phổ biến trong các nhà hàng ở vùng núi phía Bắc và được bán nhiều trên mạng nên các thực khách ở Hà Nội và TP HCM cũng dần biết tới món ăn này.
Món cá pa pỉnh tộp của người Thái. Ảnh: Nguyên Chi
Pa pỉnh tộp được người Thái coi như món ăn trang trọng. Ngày Tết, gia đình người Thái bất kể giàu nghèo đều phải có món cá nướng gia vị đặt lên bàn thờ, như lời báo cáo với tổ tiên rằng con cháu có một năm no đủ và mong một năm mới thịnh vượng. Khi có khách tới nhà chơi, gia chủ thường giục con cháu sửa soạn mâm cơm với món ăn này để thể hiện sự tôn trọng, hiếu khách. Trong đám cưới, đám hỏi, món cá nướng được dùng như lễ vật để nhà trai thưa chuyện với nhà gái.
Pa pỉnh tộp cũng được dùng như món quà quý để biếu người thân, bạn bè hay mang theo trong những ngày đi rừng, đi nương xa nhà lâu ngày. Người Thái xưa có câu: "Gà tơ tần đem đến không bằng pa pỉnh tộp đem cho", thể hiện sự quý giá của món ăn này.
Nguyên liệu chính để làm pa pỉnh tộp là cá suối và các loại gia vị. Người dân thường chọn cá trắm, cá trôi, cá chép hoặc cá rô, khoảng nửa cân trở lên. Người ta thường mổ từ sống lưng xuống, xẻ dọc thân trên từ đầu tới đuôi, không mổ từ bụng và không làm đứt miệng cá vì sẽ khiến gia vị ướp rơi ra ngoài. Phần gia vị nhồi trong bụng cá tiếp xúc với than hồng sẽ tỏa hương ngấm vào thịt cá.
Loại gia vị đặc biệt làm nên hương vị món ăn. Ảnh: Nguyên Chi
Gia vị chính là linh hồn khiến món pa pỉnh tộp trở nên khác biệt với những món cá suối nướng khác. Thành phần này gồm gừng, sả, rau thơm, tỏi, ớt tươi giã nhỏ, thêm mắm muối, mì chính vừa miệng, đặc biệt, không thể thiểu mắc khén - gia vị đặc trưng của các món ăn vùng Tây Bắc và mầm của cây sa nhân. Gia vị được nhồi vào bụng cá, bên ngoài ra bột riềng và thính gạo, sau đó nướng trên lửa than.
Cá được kẹp vào thanh tre, bên ngoài luộc lạt, để cố định, không rơi gia vị ra ngoài, đồng thời cũng để gia vị ngấm sâu vào từng thớ cá. Lửa nướng cá cũng cần điều chỉnh hợp lý, khi nướng cần xoay lật đều tay để cá chín đều, bên ngoài vàng ươm, bên trong chín kỹ.
Khi ăn, người ta mới lấy phần gia vị còn thừa khi nãy xoa đều lên mình cá thêm lần nữa. Phần gia vị nướng cá cũng có thể dùng làm nước chấm với mùi thơm cay, đậm đà của mắc khén. Pa pỉnh tộp nóng hổi, đẫm gia vị, ăn kèm xôi nếp nương là ngon nhất. Cá chắc, thơm, đẫm gia vị, quyện với xôi dẻo ngọt.
Ngày nay, người ta cũng ăn cá pa pỉnh tộp như một món cá nướng thông thường, gỡ từng thớ cá, cuốn với bánh đa nem, rau sống, dứa, khế... chấm với nước mắm tỏi ớt, ăn kèm bún như các món ăn dưới xuôi cũng rất hợp vị. Các nhà hàng ở thành phố thường gói cá trong giấy bạc để nướng nhưng ngon nhất vẫn là cá nướng than hồng bởi có mùi vị đặc trưng, khó quên.
Nguyên Chi
Salat bông tuyết Bình Liêu tôm cháy Huyện biên giới Bình Liêu không chỉ có những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn níu chân du khách bởi ẩm thực phong phú và đa sắc. Nếu không thể lên Bình Liêu, du khách tại Hạ Long vẫn có thể thưởng thức hương sắc ẩm thực Bình Liêu với một món ăn là salat bông tuyết Bình Liêu tôm...