Một thời cơm nắm mo cau
Nơi góc phố nhỏ là bà cụ với đùm cơm bọc trong tờ báo. Đứa nhỏ hớn hở khi nhìn đùm cơm trắng được mở ra, phảng mùi hương của muối lạc, muối vừng.
Hương vị gợi về một thời tuổi thơ nội làm cơm nắm mo cau cho cả nhà mỗi khi ra đồng hay có ai đó đi xa.
(Ảnh mình họa. Nguồn: Internet)
Ngày ấy, ở quê tôi nhà nào cũng gần như có một hàng cau. Mỗi dịp hè đến, những chiếc mo cau rơi xuống, lũ trẻ lại tranh nhau kéo về, chân sáo, chân cò chạy đi thông báo với ông bà hay bố mẹ như thể vừa lập được một chiến công…
Mo cau ở quê tôi hồi ấy thường được người dân dùng để nắm cơm mang ra đồng ngày cấy, ngày gặt… Với nội cũng vậy, hay cắt, rửa, lau mo cau thật sạch để nắm cơm. Bố mẹ đi công tác xa nhà, cũng phải hơn chục cây số. Quán xá bấy giờ chưa nhiều như bây giờ. Để tiện lợi và đảm bảo no cái bụng, có sức làm việc, nội tôi thường gói cơm nắm mo cau cho bố mẹ mang đi. Cơm được gói cẩn thận, gọn gàng cho vào túi vải treo ở ghi đông xe đạp của bố.
Tôi vẫn nhớ dáng lưng còng của nội mỗi lúc hí hoáy múc từng gàu nước mát lạnh dưới giếng khơi lên đổ vào chậu để vo gạo. Gạo ở quê hồi ấy thường là gạo giã bằng tay hoặc xay xát bằng máy dầu nên phải vo đi, vo lại nhiều lần mới sạch. Thường thì nội hay để dành hũ gạo cũ để nấu cơm, nắm mo cau cho bố mẹ tôi. Nội bảo gạo cũ thì không quá dẻo nhưng khi thành cơm thì rất tinh và mịn.
Rồi cũng dáng lưng còng ấy ôm từng ôm rơm nhỏ vào bếp, nhóm lửa và nấu cơm bằng chiếc nồi gang cũ, nắp vung đã gẫy đi tay cầm. Nồi cơm chín, nội xới ra rá tre, chờ cơm bớt nóng mới cho vào mo cau. Đôi bàn tay gầy gò của nội cứ thế lăn đi, lăn lại trong chiếc mo cau cho đến khi cơm chắc, mịn mới thôi. Cái tài của nội là khi nắm xong vẫn nhìn thấy rõ những hạt cơm dẻo, chứ không bị nát hạt.
Video đang HOT
Vừng, lạc được nội rang vàng, giã nhuyễn trộn đều với muối. Mỗi chiều bố mẹ đi làm về, mở túi đựng cơm ra, mùi thơm của mo cau cùng vị đậm đà của muối lạc, muối vừng vẫn còn vương vấn. Nhiều hôm sót một ít cơm thừa chúng tôi lại cắt thành từng miếng nhỏ chia nhau chấm muối vừng, muối lạc vừa ăn vừa thích thú khen ngon.
Tôi lớn lên đi học xa nhà, nội vẫn cơm nắm mo cau cho tôi mỗi lần đi. Để rồi, khi mở mo cơm nắm, từng lát cơm trắng, dẻo thơm, chấm với muối vừng, bùi ngậy dễ ăn, lại chắc dạ. Vị thơm của cơm gói trong mo cau cùng mùi hương của muối lạc, muối vừng là vị khó quên về một thời gian khó.
Nội không còn nữa, món cơm nắm mo cau ngày nào chỉ còn trong ký ức. Dù rằng tôi vẫn được thưởng thức món ăn này bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hương vị cơm nắm mo cau của nội năm nào thì không gì thay thế được.
Cơm nắm muối vừng: Món ăn của một thời thiếu thốn, giờ là quà quê nơi thành phố
Cơm nắm trắng muốt, dẻo ngọt chấm với muối vừng thơm bùi là kỷ niệm tuổi thơ khó lòng quên được.
Ngày xưa, thời còn thiếu thốn, thịt cá là một điều gì đó rất xa xỉ. Khi ấy, các bà các mẹ đã sáng tạo ra biết bao món ăn dân dã từ những nguyên liệu sẵn có, đưa gia đình vượt qua bữa đói, bữa no. Những ai từng trải qua thời kỳ này khó lòng quên được món cơm nắm muối vừng.
Cơm nắm muối vừng là món ăn gắn liền với một thời thiếu thốn của nhiều gia đình. (Ảnh minh họa)
Gọi là muối vừng nhưng thành phần của món ăn này còn có cả lạc. Muốn có được mẻ muối thơm ngon, phải chọn lạc, vừng mẩy hạt, không mối mọt hay ẩm mốc, đem rang trên lửa và đảo đều tay, bởi chỉ cần một vài hạt bị cháy thì cả mẻ muối coi như thất bại.
Trước đây, người ta hay dùng muối hột, rang cho khô rồi giã nhỏ thì mới giữ được lâu, không bị ẩm ướt. Bây giờ thì tiện hơn, trộn với muối bột canh nhưng hương vị không thể ngon bằng cách làm truyền thống.
Muối vừng được làm từ vừng, lạc và muối hột giã nhuyễn. (Ảnh minh họa)
Kể sơ nguyên liệu thì chẳng mấy phức tạp, nhưng khâu chế biến lại đòi hỏi nhiều khéo léo. Lạc, vừng rang xong phải đem giã nhỏ nhưng không được nát quá. Sau đó, trộn với muối hột đã rang tùy theo khẩu vị mỗi gia đình. Ở một số nhà, người ta còn cho thêm một ít mì chính hoặc đường để cân bằng vị.
Ảnh minh họa
Trước đây, cơm trắng thường được nắm lại thành từng nắm cho người đi xa mang theo làm lương thực, ăn kèm với muối vừng để tiết kiệm. Từ đó mới có cơm nắm muối vừng. Còn trong gia đình, chỉ cần một chén cơm trắng, rắc thêm một ít muối vừng phía trên. Cơm dẻo ngọt, nóng sốt hòa lẫn với vị bùi, béo của muối vừng, đơn sơ là thế mà có bữa ăn được mấy bát cơm.
Trước đây, người đi xa thường mang theo cơm nắm muối vừng cho tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Bây giờ, cơm nắm muối vừng đã trở thành món quà quê nơi thành phố. Từ các gánh hàng rong hay các nhà hàng cơm quê, không khó để bắt gặp món ăn dân dã này. Người ta thường cho cơm vào những mảnh vải mỏng, nhào nặn để các hạt dính vào nhau thành một khối thống nhất, dẻo mịn nhưng không nát và ướt.
Món ăn này bây giờ được bán nhiều ở các thành phố lớn. (Ảnh minh họa)
Món ăn khơi gợi những kỷ niệm của thời thơ ấu. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, các hàng có bán cơm nắm muối vừng vẫn rất đông khách, chứng tỏ người Việt vẫn dành cho món ăn dân dã này một tình cảm đặc biệt, như một cách trân trọng giá trị ẩm thực đến từ quá khứ.
Ngọt thơm cơm nắm muối vừng của bà ngoại làm như đặc sản, ngon hơn cả làng nghề nổi tiếng ngày nay Hà Nội có món quà bình dân cơm nắm muối vừng ngọt thơm - là kỷ niệm tuổi thơ của tôi và bao người Hà Nội. Với nhiều người, món cơm nắm nhà làm còn ngon hơn cả cơm nắm muối vừng làng nghề nổi tiếng ngày nay, đôi lúc đó là sơn hào hải vị đặc sắc của người phố cổ. Tuổi...