Một số phương thuốc hay chữa đàm nhiệt khái thấu
Đàm nhiệt khái khấu là chứng bệnh rất hay gặp trong mùa thu và đông, nhất là ở người vốn tạng nhiệt.
Nguyên nhân do khí trời táo nhiệt, đờm với nhiệt quấn quít lấy nhau phát sinh chứng ho, thở, đờm nhiều và dính đặc, gọi là đàm nhiệt khái thấu. Bệnh hay gặp trong ho gà, viêm phổi, viêm khí phế quản, áp xe phổi mủ, hen suyễn, tâm phế mạn…
Người bệnh có triệu chứng: phát sốt rồi sinh ho, đờm nhiều và dính đặc, sắc vàng như mủ, hơi thở gấp, trong hung cách bức bách khó chịu; mạch phù, hoạt, rêu lưỡi vàng và nhờn bẩn.
Dùng bài Tả bạch tán : tang bạch bì 40g, địa cốt bì 40g, sinh cam thảo 20g. 3 vị sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20g bột cùng với 20g gạo tẻ, 30 lá trúc diệp, đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng 1 lần. Nếu có sốt gia tri mẫu 12g, hoàng cầm 12g.
Đàm nhiệt khái thấu là chứng hay gặp trong một số bệnh hô hấp.
Khi sốt đã giảm, đờm loãng dễ ra, trong hung cách bớt bức bách khó chịu, khát nước, rêu lưỡi vàng nhờn, nên chuyển dùng bài Thanh phế thang : mạch môn đông 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, hoàng cầm 8g, thiên môn đông 12g, bối mẫu 12g, quất hồng bì 4g, tang bạch bì 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.
Nếu người vẫn sốt, đau đầu, ho khan không đờm, khí nghịch mà suyễn, ngực đầy tâm phiền, họng khô mũi ráo, lưỡi khô không rêu, mạch hư đại mà sác, hay gặp ở bệnh viêm phế quản, giai đoạn phục hồi sau viêm phổi, họng tê mất tiếng, dùng bài Thanh táo cứu phế thang: thạch cao 20g, tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, a giao 12g, tỳ bà diệp 12g, cam thảo 4g, nhân sâm 12g, hồ ma nhân 12g, mạch môn đông 20g. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 bát nước, đun cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần trong ngày.
Video đang HOT
Nếu đờm nhiều, thêm bối mẫu 12g, qua lâu 12g, huyết khô gia sinh địa 24g, nhiệt nhiều, thêm thủy ngưu giác 12g, linh dương giác 4g hoặc thêm ngưu hoàng 4g.
Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) là vị thuốc trong bài Tả bạch tán trị đàm nhiệt khái thấu.
Nếu để lâu không chữa, đại tiểu tiện sẽ bí và sáp, suyễn thấu mãi không dứt, đờm đặc dính, sắc vàng, đó là nhiệt nhiều ở trong hung cách, uống bài Nhân sâm tả phế thang : sơn chi 12g, liên kiều 12g, đại hoàng 12g, chỉ xác 4g, nhân sâm 8g, cát cánh 3g, bạc hà (cho sau) 4g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun còn 2 bát, bỏ bạc hà vào, đun tiếp còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Nếu tới thời kỳ nhiệt thịnh làm hại tới phế lạc, mỗi khi ho bật ra máu tươi…, dùng bài Ngọc nữ tiễn hoặc Thái bình thang:
Thái bình thang: thạch cao sống 40g, bạch mao căn 40g, sinh địa 40g, ngẫu tiết thán 40g, đại hoàng thán 12g. Tất cả cho vào nồi, đun với 1 bát đồng tiện và 3 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã. Chia uống 2 lần.
Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 24g, tri mẫu 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 32g, ngưu tất 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 bát nước đun còn 2 bát, bỏ bã, uống làm 2 lần.
Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy cơ bùng phát sau Covid-19
Các chuyên gia y tế nhận định Covid-19 làm gián đoạn tiêm chủng, khiến dịch bạch hầu, ho gà, sởi... có nguy cơ bùng thành dịch lớn.
Tại tọa đàm Tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh Covid-19 , sáng 16/12, do Hội Bác sĩ Gia đình TP HCM tổ chức, bác sĩ Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng viện Pasteur TP HCM cho biết, đã một năm kể từ khi ca nhiễm nCoV đầu tiên trên thế giới được phát hiện. Từ đó đến nay, dịch bệnh đã để lại những ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt cho đời sống xã hội.
"Covid-19 khiến thành quả tiêm chủng bị đe dọa", bác sĩ Hữu nói.
Bác sĩ lý giải cả thế giới quay cuồng trong vòng xoáy đại dịch. Phần lớn nguồn lực xã hội, nhà nước đều dồn cho phòng chống Covid-19, khiến nguồn lực cho tiêm chủng bị hạn chế. Cùng với đó, trì hoãn tiêm chủng phần lớn còn xuất phát từ phụ huynh. Họ lo ngại lây nhiễm nCoV tại cơ sở y tế, không đưa con đi tiêm chủng đúng lịch. Nhiều người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm vaccine để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, tỷ lệ tiêm chủng năm nay giảm khoảng 10% so với năm ngoái, có nguy cơ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hệ thống y tế.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại Trung tâm Y tế huyện Krông Nô, Đắk Nông hồi tháng 6. Ảnh: Ngọc Oanh.
Bác sĩ Hữu nhấn mạnh, sự gián đoạn của các chương trình tiêm chủng do nCoV, ngay cả trong thời gian ngắn, đang là vấn đề y tế đáng báo động. Hậu quả là có thể làm gia tăng số người mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, và làm tăng nguy cơ bùng phát thành các làn sóng dịch bệnh trong cộng đồng, tạo nên gánh nặng kép bên cạnh Covid-19.
"Không nên vì vòng xoáy đại dịch mà quên tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh khác, đặc biệt đối với trẻ em", bác sĩ khuyến cáo.
Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho hay, bạch hầu, ho gà và sởi đã xuất hiện rải rác cùng với Covid-19.
Tính từ đầu năm đến ngày 22/11, cả nước ghi nhận 198 ca bạch hầu, tăng gấp 9-15 lần so với giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, gấp gần 4 lần so với năm 2019. Trong đó, 75% ở trẻ dưới 14 tuổi mắc bệnh và vùng dịch thuộc khu vực miền núi như Tây Nguyên, Quảng Ngãi... Bốn trẻ đã tử vong.
Số ca ho gà ở Việt Nam tăng trong 6 năm qua, từ 90 ca năm 2014 lên đến 1.013 ca năm 2019. Trẻ dưới hai tháng tuổi, chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng ngừa là "mồi ngon" của ho gà. Nguồn lây chính xuất phát từ người trong gia đình, nhất là anh chị ruột của bé, lây trong môi trường lớp học. Năm nay, số ca ho gà ghi nhận giảm hơn, do thời gian giãn cách xã hội dài, trẻ không đến trường. Khi trẻ quay lại trường, số ca và nguy cơ lại tăng lên. Để bảo vệ giai đoạn đầu đời non nớt của trẻ, thì việc tiêm vaccine ho gà nhắc lại cho anh chị của bé là hết sức cần thiết.
"Đây là những bệnh cũ, nổi lại và hoàn toàn có thể khống chế, không cho bùng phát. Điều kiện là độ phủ và sức bền độ phủ của tiêm chủng được duy trì hiệu quả", bác sĩ Khanh nói.
Cảnh báo của Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ít nhất 80 triệu trẻ em dưới một tuổi, ở 68 quốc gia, đang có nguy cơ mắc bạch hầu, sởi và bại liệt... Nguyên do là các chương trình tiêm chủng đang bị gián đoạn vì Covid-19.
Nhiều năm qua, nhờ có vaccine, nhiều bệnh truyền nhiễm đã bị xóa sổ. Bác sĩ Hữu chia sẻ, năm 1980, thế giới đã xóa sổ hoàn toàn được bệnh đậu mùa nhờ chương trình tiêm chủng toàn cầu. Miễn dịch cộng đồng được thiết lập thành công. Đến nay, thế hệ trẻ không còn ai phải mang vết sẹo lớn trên vai vì tiêm vaccine đậu mùa nữa.
Thành tựu hơn 30 năm thanh toán bại liệt cũng có công lớn của vaccine. Năm 1988, 125 quốc gia xuất hiện dịch bại liệt, mỗi năm hơn 350.000 trẻ bị liệt suốt đời. Sau 32 năm có vaccine ngừa bệnh, hiện chỉ còn hai quốc gia xuất hiện virus bại liệt hoang dại là Pakistan và Afghanistan. Số ca bại liệt toàn cầu giảm đến 99,9%. Ước tính 18 triệu trẻ em thế giới tránh được bại liệt nhờ tiêm chủng. Riêng Việt Nam đã thanh toán bại liệt từ năm 2000.
Bác sĩ Hữu nhắc lại tuyên bố năm 2011 của WHO: "Trừ nước sạch ra, không có bất cứ can thiệp y tế nào khác, kể cả kháng sinh, có hiệu quả to lớn như vaccine giúp giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật và sự phát triển sức khỏe cộng đồng".
Làm siro ho cho bé từ lá húng chanh phòng ngừa viêm họng Lá húng chanh mang tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị ho, khan tiếng, viêm họng và một số bệnh lý về đường hô hấp khác rất tốt. Lá húng chanh có nhiều công dụng đặc biệt trong việc trị ho tiêu đờm cho trẻ. Húng chanh là một vị thuốc có khả năng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng,...