Một số cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng dễ bị trớ một chút sữa trong và sau khi bú. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng này.
Có thể giảm bớt lượng sữa trớ ra bằng cách:
- Cho bé ăn trước khi bị đói quá mức.
- Với trẻ bú bình, nên cho bú ít hơn một chút vì cho bú quá nhiều sẽ khiến tình trạng trớ trở nên tồi tệ hơn. Không nên để bé bú cạn bình sữa.
- Chọn loại núm vú có lỗ không lớn quá, không nhỏ quá. Lỗ lớn quá khiến sữa chảy quá nhanh, trong khi lỗ nhỏ quá khiến bé nuốt phải nhiều không khí.
- Giữ yên tĩnh khi cho bé bú, tránh các trò khiến bé sao nhãng.
- Nới rộng tã bỉm để tránh tạo áp lực lên bụng của trẻ, lưu ý không chèn ép bụng của bé.
- Cho bé ợ hơi vài lần trong suốt cữ bú để loại bỏ một phần không khí trong dạ dày. Đừng bắt bé ngừng bú để kích thích ợ hơi, hãy chờ khi bé nghỉ giữa chừng để làm việc này.
- Bế bé ở tư thế thẳng đứng sau mỗi lần bú.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cũng theo bác sĩ, trớ thường là hiện tượng vô hại nhưng cũng có thể gây rắc rối nếu khiến bé tụt cân, gây nghẹt thở hoặc làm tổn thương thực quản do axit trào ngược. Nếu bé có một trong các biểu hiện sau thì cần đưa đi khám bác sĩ:
Video đang HOT
- Xuất hiện các tia máu đỏ trong chất nôn
- Nghẹn hoặc ngạt thở do trớ
- Tím tái do trớ
- Sụt cân
- Nôn hoặc nôn vọt
Với trẻ bị nôn thì mạnh hơn so với trớ, và lượng sữa trào ra cũng nhiều hơn, không còn là vài thìa sữa đọng trong dạ dày nữa. Nôn có thể là biểu hiện của nhiễm trùng virus ở dạ dày, phản ứng với đồ ăn hay các rắc rối khác ở dạ dày-ruột.
Nếu bé nôn khi ăn thì điều đầu tiên cần làm là cho ăn với lượng nhỏ hơn. Trẻ bú mẹ cần giảm thời lượng mỗi cữ bú và tăng số lần bú mỗi ngày. Có thể phải thay thế tạm thời sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng dung dịch điện giải Oresol.
Cho bé uống dung dịch điện giải trong 8 tiếng sau khi ngừng nôn.
- Uống lượng nhỏ và thường xuyên: khoảng 5 ml (một thìa cà phê) Oresol mỗi 5 phút, tương đương 60ml/h.
- Nếu sau 4 giờ bé không nôn thêm, hãy tăng gấp đôi lượng Oresol mỗi giờ.
- Nếu lúc này bé vẫn nôn thì hãy để dạ dày được nghỉ trong 1 giờ rồi lại bắt đầu cho uống với lượng nhỏ hơn.
Ở trẻ bị nhiễm trùng do virus, nôn thường đi kèm tiêu chảy. Sự xuất hiện của dịch mật xanh trong chất nôn có thể là dấu hiệu của tắc ruột, cần được xử lý cấp cứu.
Đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu: Nôn quá nhiều; Nôn ra dịch mật xanh hoặc máu; Nôn kèm tiêu chảy.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện mất nước như môi khô, da khô, tiểu tiện ít (thay tã dưới 6 lần mỗi ngày), mắt trũng, thóp trũng.
Theo Vnmedia
Việc cần làm ngay khi trẻ hóc dị vật
Đứng trước tình huống một trẻ bị hóc dị vật đường thở, thay vì ôm ngay trẻ chạy thẳng tới bệnh viện, hãy bình tĩnh sơ cứu để trẻ có cơ hội sống nhiều hơn. Bởi chỉ ngạt thở trong 5 phút là trẻ đã có nguy cơ mất não.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Phạm Văn Hưng, khoa Nhi, BV Bạch Mai, hướng dẫn các thao tác cấp cứu khi trẻ bị hóc dị vật Nếu bạn đã từng gặp tình huống mà ở đó bạn phải tiến hành sơ cứu một trẻ nhỏ bị nghẹt thở do dị vật thì chắc chắn điều quan trọng nhất lúc đó mà bạn nhận thấy là phải được chuẩn bị trước hay đã được đào tạo về sơ cứu.
Các kỹ thuật khuyến cáo là vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoài, tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi (modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh. Lưu ý rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể thực hiện tùy thuộc vào việc bạn đang sơ cứu một trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, hoặc một trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi - cả hai đều được trình bày dưới đây.
Đánh giá tình huống
1.1. Khuyến khích trẻ ho. Nếu trẻ nhỏ đang ho hoặc nôn khan, điều này có nghĩa rằng đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần, vì vậy trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn. Nếu đây là trường hợp tắc nghẽn đường thở do dị vật thì khuyến khích trẻ tiếp tục ho vì ho là cách hiệu quả nhất để giải phóng bất cứ tắc nghẽn nào.
- Nếu trẻ nhỏ vẫn có thể kêu khóc được khi bị nghẽn đường thở và trẻ đủ lớn để hiểu được những gì bạn nói, cố gắng hướng dẫn trẻ ho hoặc thể hiện bằng động tác cách ho như thế nào cho trẻ trước khi tiến hành sơ cứu.
1.2. Tìm các triệu chứng nghẹt thở. Nếu trẻ nhỏ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao gồm:
- Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được
- Nắm chặt cổ họng
- Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh
- Môi và móng tay chuyển mầu xanh
- Bất tỉnh
1.3. Đừng cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng tay. Dù bạn có làm gì thì cũng không được cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng cách chọc tay của bạn vào họng của trẻ. Điều này có thể làm cho dị vật chui vào họng sâu hơn, hoặc gây tổn thương họng của trẻ, hoặc kích thích gây co thắt thanh quản.[3]
1.4. Hãy gọi ngay dịch vụ cấp cứu y tế địa phương nếu có thể. Ngay khi bạn xác định chắc chắn trẻ nhỏ bị nghẹt thở, bước tiếp theo bạn cần làm ngay là tiến hành sơ cứu khẩn cấp. Nếu bị thiếu oxy quá lâu thì trẻ sẽ mất ý thức và có thể bị tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Trong tình huống cấp cứu như vậy, điều quan trọng là nhân viên y tế đã được đào tạo cách sơ cứu tới được hiện trường càng nhanh càng tốt:
- Nếu có thể, một người gọi điện cho dịch vụ cấp cứu y tế địa phương ngay lập tức trong khi bạn thực hiện sơ cứu. Ở Việt Nam có thể gọi dịch vụ cấp cứu y tế qua số điện thoại 115 (ở Mỹ thì gọi 911, ở Anh thì gọi 999).
- Nếu bạn chỉ có một mình bên cạnh trẻ nhỏ, tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Tiến hành sơ cứu trong 2 phút, sau đó dừng lại và gọi dịch vụ cấp cứu y tế. Tiếp tục quay lại tiến hành sơ cứu cho tới khi nhân viên y tế đến.
- Lưu ý nếu trẻ nhỏ có bất cứ tình trạng tim mạch nào hoặc bạn nghi ngờ trẻ có phản ứng dị ứng (tắc nghẽn đường thở do phù nề hầu họng hoặc co thắt thanh quản) thì bạn phải gọi dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức, ngay cả khi bạn chỉ có một mình.
ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Dân trí
Bé hay trớ, chậm tăng cân Cháu ăn tốt nhưng thỉnh thoảng vẫn bị trớ, tăng cân chậm, phải làm sao. Con tôi 2,5 tuổi nặng 11 kg. Do không có sữa mẹ, cháu phải nuôi bộ. Lúc mới sinh cháu bị tiêu chảy nhiều nên tôi đưa cháu đi khám, bác sĩ nói cháu không hấp thụ được chất béo và kê cho cháu ăn một loại sữa...