Món tôm hùm đất vẫn trên thực đơn của nhà hàng Hà Nội, Sài Gòn
Tin rằng chỉ bị cấm bán tôm hùm đất sống còn loại cấp đông không ảnh hưởng, nhiều nhà hàng lớn vẫn đưa món này vào thực đơn.
Việc kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất được xác định là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản. Do đó, mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu kiểm tra hệ thống siêu thị, cửa hàng thủy sản, nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn để xử lý nghiêm nếu phát hiện việc tiêu thụ tôm hùm đất.
Tuy nhiên, sau thông báo này, khảo sát của VnExpress ngày 22/5 cho thấy, nhiều nhà hàng lớn và các tiểu thương online tại Hà Nội, TP HCM vẫn bán món tôm hùm đất (crawfish) trên thực đơn.
Món tôm hùm đất vẫn nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng lớn tại Hà Nội. Ảnh: Nhà hàng
Quản lý một nhà hàng hải sản tại Long Biên (Hà Nội) đang bán món ăn này cho biết, họ nhập tôm hùm đất từ Trung Quốc qua một đơn vị khác nhưng có đầy đủ chứng từ nhập khẩu, kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện các món crawfish được nhà hàng bán với giá 250.000-300.000 đồng một suất khoảng 300 gram. Quản lý tại đây cũng nói chưa thấy bị ảnh hưởng bởi thông tin kiểm soát mặt hàng này.
“Mối hàng của chúng tôi nói cứ yên tâm bởi cơ quan quản lý chỉ kiểm tra các loại tôm hùm đất còn sống, còn loại chúng tôi đang kinh doanh là cấp đông và nhập khẩu về”, anh nói.
Không chỉ vậy, tôm hùm đất kích thước lớn vẫn đang được rao bán trên một số kênh online. Chị Hoa – chủ một mối buôn tại Đống Đa (Hà Nội) giới thiệu đang có loại tôm cấp đông lạnh giá 290.000 mỗi kg khoảng 30 con. Hôm 22/5, chị vẫn cung ứng khoảng 50 kg hàng cho các đối tác chủ yếu là nhà hàng.
“Chúng tôi nhập khẩu, sau đó đổ buôn vào các nhà hàng, có đầy đủ hóa đơn VAT, kiểm dịch, vệ sinh thực phẩm, và chứng từ nhập khẩu”, chị Hoa, chủ một mối buôn giới thiệu. Chị cho biết, hai ngày nay cũng nhận được cảnh báo về việc có thể lượng hàng được nhập khẩu giảm do bị kiểm tra gắt gao hơn. Nhưng chị vẫn cho rằng “nhà chức trách chỉ siết với tôm hùm đất còn sống”.
Video đang HOT
Vẫn nhận đơn đặt hàng liên tục, cửa hàng kinh doanh hải sản trên đường Lê Quý Đôn (Quận 3, TP HCM) đang bán một kg crawfish với giá 699.000 đồng. Quản lý tại đây cũng khẳng định có giấy tờ nhập khẩu đầy đủ.
Chưng ra giấy tờ nhập khẩu, chủ nhà hàng về hải sản ở quận 10 cho biết, trước khi chưa có lệnh cấm, tôm càng đỏ rất hút khách. Để không gây nguy hại cho môi trường và vi phạm quy định, cửa hàng chỉ nhập khẩu hàng đông lạnh về bán nên chị vẫn khá yên tâm.
Chị Dung, một mối khác chuyên bán tôm hùm đất online, cho biết khách vẫn đặt mua món này đều đặn. Theo chị, hàng được nhập từ Vũng Tàu, có đầy đủ giấy tờ và thay vì nhập tôm còn sống, chị hấp lên cấp đông mới vận chuyển về TP HCM.
Tôm càng đỏ bị thu giữ ở Lào Cai. Ảnh: Trung Dũng.
Hiện ở Việt Nam, duy nhất Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu. Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Quang Huy, Phó viện trưởng tại đây cho biết, nhà hàng, quán ăn nhập tôm hùm đất đông lạnh về chế biến vẫn phải chứng minh được xuất xứ nguồn gốc và phải được hải quan và Cục Thú y Việt Nam cho phép. Ngược lại, những đơn vị nhập lậu theo đường tiểu ngạch, không được kiểm định thì vẫn bị xử phạt theo quy định dù tôm hùm đất còn sống hay đã chết.
Tôm hùm đất là nhóm sinh vật ngoại lai, phá hoại mùa màng, thường đào hang, làm hỏng đê điều. Vì là giống ăn tạp, nên tôm hùm đất có khả năng thích nghi tốt với môi trường, dẫn tới có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Từ năm 2013, loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển.
Cách đây 2 năm, ở tỉnh Đồng Tháp, một Việt kiều đưa tôm càng đỏ về làm du lịch, nhờ nông dân địa phương đưa vào nuôi khu vực quy mô 2 ha nhưng sau đó chúng tràn ra phá hết, tiêu diệt cả những con cá to bằng ngón tay. Sự việc sau đó đã được ngăn chặn nhưng gần đây, tôm càng đỏ xuất hiện trở lại dưới dạng thương mại và được nhập ồ ạt vào Việt Nam với số lượng tăng mạnh.
Thưởng thức bánh giá chợ Giồng tại Sài Gòn ngày chỉ bán 100 cái
Món bánh giá nức tiếng vùng chợ Giồng, tỉnh Tiền Giang nhưng khi xuất hiện tại Sài Gòn lại được nhiều người ưa thích.
Bánh giá món ăn đặc sản nổi tiếng ở Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang NGUYỄN MINH TÂM
Bánh giá chợ Giồng là món ăn đặc sản ở Tiền Giang. Không giống như một số loại bánh miền Tây khác như bánh xèo hay bánh cống, bánh giá chưa thật sự được nhiều người biết đến. Với mong muốn gìn giữ và quảng bá hương vị quê hương, chị Hồng Loan đã quyết định làm ra những chiếc bánh giá chuẩn vị Tiền Giang cho thực khách Sài Gòn có cơ hội được thưởng thức.
Chị Hồng Loan đang chiên bánh giá cho thực khách NGUYỄN MINH TÂM
"Bánh này gọi là bánh giá chợ Giồng nó có xuất xứ từ chợ Vĩnh Bình, Gò Công Tây ở Tiền Giang. Bánh có từ thế kỷ 17. Mình không muốn cái bánh này nó mai một thật sự nó rất là ngon. Nếu mà so sánh nhiều người sành ăn thì bánh giá nó đặc sắc hơn là bánh cống. Người xưa làm và biết bánh này nó chỉ tập trung ở vùng Gò Công, Gò Công Tây thôi nó không phát triển đi ra ngoài tỉnh. Hầu như nghệ nhân làm bánh này không còn nữa đều lớn tuổi hết rồi. Mình thấy mình tiếc mình không muốn nó bị mai một. Mình sẽ truyền lại nếu người nào có cái tâm", chị Hồng Loan - chủ quán bánh giá chia sẻ.
Phần giá được chủ quán bóp và ướp gia vị trước khi chiên NGUYỄN MINH TÂM
Điểm độc đáo của món bánh giá là nó được định hình bởi những cái vá. Người làm bánh cho một lớp bột dưới đáy vá. Tiếp đến là cho giá cùng các loại nhân đã được ướp sẵn gia vị lên trên. Sau cùng là trán bột cho ngập các loại nguyên liệu này, xếp tôm cùng đậu phộng trên mặt rồi đem chiên. Theo chị Loan, cái vá chính dụng cụ định hình cũng như nguyên liệu trong nhân đã tạo nên tên gọi của món bánh này.
Bên cạnh nguyên liệu chính là giá, bột bánh được chị Loan chia sẻ là thành phần quan trọng và đòi hỏi người làm mất nhiều thời gian. Bột trộn đúng cách thì bánh giá chiên xong mới có được mùi thơm và giữ được độ giòn lâu.
Bánh giá được đặt gọn gàng trong chiếc vá chiên NGUYỄN MINH TÂM
Để đảm bảo chất lượng cho từng chiếc bánh, mỗi ngày quán chị Loan chỉ làm ra 100 cái bánh giá phục vụ cho khách.
Đậu phộng và nguyên liệu giúp bánh giá thêm phần thơm béo NGUYỄN MINH TÂM
Lớp vỏ bánh giá được chủ quán chiên vàng giòn. Phân nhân bánh có chút dai dai của giá kết hợp hài hòa với vị béo bùi của gan heo, vị mặn ngọt của tôm, thịt. Bánh giá được dọn ra nóng hổi, ăn cùng rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt. Phần giá trong nhân khi ăn sẽ có cảm giác ngọt mát khiến cho thực khách ăn không hề bị ngán.
Bánh giá chiên xong được để lên khay cho ráo dầu NGUYỄN MINH TÂM
Tuy còn khá mới mẻ nhưng hương vị của món bánh giá đã nhận được sự đánh giá tích cực của thực khách tại Sài Gòn.
Một cái bánh giá ở đây có giá 20.000 đồng đến 35.000 đồng tùy loại nhân thực khách lựa chọn NGUYỄN MINH TÂM
Quán bánh giá của chị Loan mở cửa từ 11 giờ đến 21 giờ.
Vì sao bún riêu ở Sài Gòn có giò heo? Nếu chịu khó để ý các quán bún riêu từ vỉa hè bình dân đến những quán lớn tại Sài Gòn đều nấu bún riêu theo kiểu miền Tây, lúc nào cũng cực kì hoành tráng ngập tràn riêu cua, đậu hũ, huyết, cà, giò heo. Bún riêu Sài Gòn đa phần có giò heo Một lần bạn tôi ngoài Bắc vào Sài...