Món ngon Thanh Hóa
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những món ngon, ẩm thực xứ Thanh cũng là điểm nhấn không kém phần hấp dẫn so với những địa điểm du lịch hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây.
Nem chua
Nem chua Thanh Hóa được tạo nên bởi hương vị đậm đà không nơi nào có được. Nguyên liệu chủ yếu để làm nem bao gồm thịt nạc xay nhuyễn, bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng, cán thành sợi. Thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt. Tất cả các nguyên liệu này được trộn đều, gói trong lá chuối khô. Nem được lên men vừa chín tạo vị thanh chua; hương thơm hấp dẫn từ tỏi, lá ổi, lá đinh lăng kết hợp hài hòa với màu hồng tươi bắt mắt của thịt ngon. Sau khi đạt độ chua vừa phải, món nem được ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau như nem nướng, nem rán, nem trộn thính, nem cuốn… Không khó để tìm mua nem chua tại Thanh Hóa, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các cửa hàng uy tín như Cây Đa, Vũ Linh, Cương Dũng, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo, Đinh Lễ…
Bánh răng bừa Thanh Hóa
Món bánh này có tên như vậy là vì nó có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông – cái bừa. Ở nhiều địa phương khác người ta hay gọi bánh răng bừa là bánh tẻ, bánh giò, bánh lá. Bánh răng bừa là một trong những món ăn ngon Thanh Hóa dân dã truyền thống tại đây và một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đậm hồn quê bình dị. Bánh răng bừa có mùi thơm đặc trưng của lá chuối hoặc lá dong, bên trong là bột gạo tẻ mềm mịn, quyện cùng nhân thịt và mộc nhĩ. Để ăn đúng kiểu thì nên chấm bánh răng bừa với nước mắm rắc hạt tiêu cùng chanh, tỏi, ớt. Để mua bánh răng bừa tại Thanh Hóa, bạn có thể ghé qua làng bánh nổi tiếng Trung Lập, huyện Thọ Xuân.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Video đang HOT
Bánh cuốn Thanh Hóa rất khác so với những nơi khác. Bột làm bánh rất mịn, ăn không bị chua, mùi thơm của bột gạo tẻ. Nhân bánh được làm từ thịt nạc vai băm nhỏ, tôm đã bóc vỏ cũng được băm nhỏ, mộc nhĩ băm nhỏ và hành khô thái nhỏ trộn đều lên.
Một suất bánh có 5 chiếc, ăn kèm nước chấm pha nhạt, vắt chanh, rắc vài hạt tiêu xay và thêm một chút ớt cho có vị cay. Những địa điểm bán bánh cuốn Thanh Hóa được ưa chuộng nhất là phố Nguyễn Chích, Hàng Thanh, Tống Duy Tân…
Cá dùng để làm gỏi phải là cá tươi, vừa mới đánh bắt và là loại cá ít xương, nặng từ 3-5kg. Khi chế biến, cá được rửa sạch, lọc riêng phần thịt. Thịt cá được ướp với nước cốt chanh, trộn với thính gạo rang thơm rồi bày ra đĩa. Món gỏi cá ngon hay không phụ thuộc vào nước chấm. Nước chấm của món gỏi cá Sầm Sơn rất đặc biệt, được làm từ da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt, tỏi khô, mẻ, mắm, muối, đường… tạo nên đặc sánh, thơm và rất đậm đà. Gỏi cá ăn kèm với rau húng, ngò, răm, đinh lăng, lá mơ tam thể, thêm vài lát khế chua, chuối xanh thái mỏng. Thịt cá béo ngậy quyện với vị cay, ngọt của nước chấm, chua mát của rau ăn kèm khiến người thưởng thức khó có thể quên.
Món này khá khó ăn với du khách lần đầu tiên thưởng thức, nhưng nếu đã quen rồi, bạn sẽ “nghiện” vị đắng đặc trưng này. Bởi cảm giác đắng chỉ ở đầu lưỡi, sau đó là vị ngọt, thanh mát nơi cuống họng. Canh lá đắng được nấu từ một loại lá tự nhiên mọc trong rừng, có hình dáng giống lá sắn. Canh lá đắng thường được nấu cùng với thịt lợn hoặc cá băm nhỏ, thêm một chút riềng, sả, mẻ, mắm tôm ngon rồi trộn đều, ướp trong khoảng 15 phút. Sau đó, bắc nồi lên bếp đảo đều, đun lửa nhỏ đến khi nồi canh sánh lại là được. Ngày nay, lá đắng thường được hái về, phơi khô rồi xé nhỏ. Khi nấu canh, chỉ cần lấy một nắm lá bỏ vào nồi.
Mắm cáy được làm từ con cáy, một loại giáp xác có hình dáng khá giống cua đồng nhưng nhỏ và tinh nhanh hơn. Cáy được bắt từ đồng về đem rửa sạch, bóc yếm rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính, cho vào vại, nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng, mắm càng nhanh chín và thơm ngon. Mắm chấm thịt ba chỉ luộc ăn với cà muối xổi là món ăn mộc mạc, dân dã nhưng lại làm say lòng thực khách.
Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) chỉ to cỡ hai đầu ngón tay, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẩy xanh bóng. Cá rô rán hay nấu canh hương vị đều rất ngon, đặc biệt là cá rô rán vàng. Khi thưởng thức, chỉ cần chấm cá với nước mắm ngon hay tương bần thêm vài giọt chanh, gừng, vài lát ớt thái nhỏ là đã cảm nhận được vị đậm đà, béo ngậy, giòn thơm.
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những món ngon, ẩm thực xứ Thanh cũng là điểm nhấn không kém phần hấp dẫn so với những địa điểm du lịch hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây.
Những món không ăn khi tới Thanh Hóa là bạn đã sống phí một đời
Những món không ăn khi tới Thanh Hóa là bạn đã sống phí một đời, hãy bỏ túi ngay để thưởng thức.
Mảnh đất Thanh Hóa có rừng có biển, có danh lam thắng cảnh cùng tài nguyên thiên nhiên phong phú dồi dào. Từ những sản vật quê hương, người dân Thanh Hóa đã sáng tạo nên những đặc sản thơm ngon nức tiếng cả nước.
Ảnh minh họa.
Nem chua
Nem chua là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ tới vùng quê đầu miền Trung nắng gió. Được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà, từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau.
Mắm cáy
Nếu mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc đã là thử thách cho không ít người thì mắm cáy xứng đáng được xếp vào hàng "đệ nhất mùi". Mắm cáy được làm từ con cáy, một loại giáp xác có hình dàng khá giống cua đồng nhưng nhỏ và tinh nhanh hơn.
Cáy được bắt từ đồng về đem rửa sạch, bóc yếm bỏ hoi, chặt phần kìm nhọn ở còng rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính cho vào vại, nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng, mắm càng nhanh chín và thơm ngon.
Chẳng phải tự nhiên mà mắm cáy được xếp vào hạng món ăn có "cá tính" của người Thanh Hóa. Mắm cáy có vị ngái nồng nhưng càng ăn càng thấy thơm ngọt. Mắm chấm thịt ba chỉ luộc ăn với cà muối xổi là món ăn giản dị khiến không ít người luyến lưu.
Bánh gai Thọ Xuân
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.
Bánh cuốn
Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi. Người Thanh Hóa có bí quyết riêng để món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít nơi sánh kịp. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, theo tỉ lệ thích hợp nên kể cả khi nguội bánh vẫn thơm ngon như thường. Nước chấm bánh chỉ là mắm vắt chanh cùng vài lát ớt nhưng lại rất vừa phải, thêm miếng chả nướng thơm mùi hành hoa ăn cùng bánh nóng thì không biết bao nhiêu cho đủ. Nếu đã từng một lần ăn thử, dám chắc rằng bạn sẽ nhớ mãi hương vị ấy và muốn trở lại quê Thanh để ăn thêm nhiều lần.
Ăn gì ở Thanh Hóa: 5 món ngon gây ấn tượng mạnh nhất Vùng đất Thanh Hóa trù phú với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm lực phát triển du lịch mạnh. Những người yêu du lịch từng đặt chân đến Thanh Hóa đều yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên từ rừng, biển nơi đây. Và ẩm thực Thanh Hóa cũng là điểm cộng lớn đối với du khách bởi hương vị đặc trưng,...