Món ngon cho người sành ăn
Hến bánh đa phải có vị ngọt, bùi, cay nồng đặc trưng; món gỏi xoài cá trê với mùi thơm, béo ngọt của cá tan từ từ trong miệng… sẽ kích thích khẩu vị của bạn ngay lần thưởng thức đầu tiên.
Trong từ điển Việt Nam, hai từ “sành ăn” được định nghĩa là biết phân biệt và thưởng thức món ăn ngon. Ngon không chỉ nằm ở vị giác, mà yếu tố thị giác và thính giác cũng rất quan trọng. Hiện tại, thực khách có rất nhiều sự lựa chọn cho việc tìm kiếm một địa điểm ăn uống gặp gỡ bạn bè. Và sự khó tính của những thực khách là áp lực cho nhiều đầu bếp chuyên nghiệp khi chế biến các món ăn từ thực phẩm quen thuộc thường ngày. Dù bạn là ai, nếu chưa có cơ hội nhâm nhi những món lạ miệng dưới đây thì chưa phải là người sành ăn.
Hến bánh đa
Đây là món ăn không quá xa lạ với nhiều người bởi nó là món dân dã, có nhiều cách chế biến khác nhau, tuy nhiên làm thế nào để “ngấm sâu” vị cay nồng cũng như cảm nhận mùi hương của hến thì chưa chắc bạn được trải nghiệm. Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ dùng một lượng hến vừa đủ xào chung với nghệ, xả, ớt để tạo nên một hương vị rất riêng. Khi hến hòa quyện cùng gia vị tạo nên một vị ngọt, bùi khiến vị giác không thể chối từ. Món ăn có thể kết hợp cùng bánh đa mè đen và bia.
Gỏi xoài cá trê
Ẩm thực Thái được khá nhiều người ưa chuộng bởi khẩu vị dễ ăn. Giống như một vài món gỏi đơn giản của người Việt, gỏi cá trê dùng kèm với xoài xanh bào vỏ, có thêm gia vị đậu phộng, hành phi, rau răm, ớt… dùng để rải đều lên mặt cá. Cá trê được làm theo một cách rất đặc biệt và khá cầu kỳ, cá tách xương bằm nhỏ, chiên ở nhiệt độ cao. Tay nghề của đầu bếp được đánh giá khi thực khách thấy “đã” với món cá trê có mùi thơm, thịt giòn, béo ngọt, tan từ từ trong miệng.
Chả giò có thể xem là món khoái khẩu của người Việt. Món ăn này được làm từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách làm không quá phức tạp, nhưng cần sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Cá chẽm là loại cá có thịt ngọt và lành, tuy nhiên không phải ai cũng biết và sử dụng loại cá này để chế biến các món ăn. Và chả giò cá chẽm là món ăn độc lạ. Đầu bếp sẽ dùng cá chẽm cắt phi lê, thái sợi vuông, sử dụng tàu hũ ky để cuốn cá chẽm, cùng với cà rốt, khoai môn, hành phi… Một miếng chả giò vàng rộm, thơm lừng phụ thuộc vào nhiệt độ của bếp khi chiên cùng sự khéo léo của đầu bếp. Miếng chả giò cá chẽm chấm cùng sốt cay sẽ kích thích khẩu vị của bạn khi thưởng thức.
Theo dân gian, lá hương nhu được dùng để chữa bệnh về cảm cúm, nhức đầu… và đây cũng là một loại lá tốt, dùng chế biến thức ăn. Tôm và thịt heo được cắt và bằm nhỏ, tất cả xào cùng với lá hương nhu, thêm chút gia vị cay sẽ có hương vị riêng. Tuy nhiên, nếu không có cơm cháy giòn thơm dùng kèm thì món ăn sẽ thiếu phần thú vị.
Video đang HOT
Những thực khách yêu thích hải sản sẽ không thể bỏ qua món chả nghêu chiên giòn. Nguyên liệu cho món ăn ngoài nghêu, còn có thêm thịt heo và cá thác lác. Những con nghêu to được chọn lựa kỹ càng, rồi mang đi rửa sạch, hấp chín và cắt nhỏ. Nghêu, thịt heo và cá thác lác được trộn với nhau cùng gia vị nêm nếm theo công thức đặc biệt. Với món ăn chiên giòn, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhiệt độ của bếp khi chiên. Chả nghêu chiên giò nên ăn khi còn nóng, dùng kèm với loại sốt đặc biệt, gọi là sốt Hồng Xíu (được làm từ me) sẽ mang đến nhiều thú vị cho thực khách.
Thư Kỳ
Mướp đắng xào thịt bò, tráng miệng thạch xoài cốt dừa
Khỏi phải vắt óc nghĩ "Món ngon dễ làm" với thực đơn nhiều món ngon lạ miệng gồm mướp đắng xào thịt bò, canh rau ngót nấu đầu tôm xay, nui nơ trộn thịt bò ngô ngọt đậu và thạch xoài cốt dừa.
Món ngon dễ làm: Mướp đắng xào thịt bò, thạch xoài cốt dừa
Thực đơn hôm nay gồm có:
- Mướp đắng xào thịt bò
- Nui nơ trộn thịt bò, ngô ngọt, đậu
- Canh rau ngót nấu đầu tôm xay
- Tráng miệng: thạch xoài cốt dừa
Vào những ngày hè oi bức, chị em phụ nữ nội trợ nên thiết kế những món ăn thanh mát, giải nhiệt, hạn chế món rán nhiều dầu mỡ và ưu tiên những món xào, hấp, trộn. Chuyên mục "Hôm nay ăn gì" giới thiệu món chính là mướp đắng xào thịt bò. Ngoài ra có món nui nơ trộn thịt bò, ngô ngọt, đậu ăn chống ngán. Canh rau ngót nấu đầu tôm xay cũng là món ăn lành và mát. Với món này, bạn rửa sạch đầu tôm, xay nhuyễn cùng chút nước, sau đó lọc thật kỹ là được. Các món đều quen thuộc và dễ làm, ngoại trừ món thạch xoài cốt dừa. Mời bạn tham khảo công thức món tráng miệng đặc biệt này sau đây.
Nguyên liệu làm thạch xoài cốt dừa
* Lớp thạch xoài
- 300gr: xoài chín
- 8gr: bột rau câu agar agar power
- Nước trắng: 350ml
- Nước cam tươi: 100ml
- Đường cát trắng: 100gr (độ ngọt gia giảm theo ý thích)
- Xoài cắt hạt lựu nhỏ: 150gr
* Lớp thạch cốt dừa
- Nước trắng: 160ml
- Bột rau câu agar agar: 4gr
- Nước cốt dừa: 200gr
- Đường cát trắng: 50gr
Cách làm thạch xoài cốt dừa
* Lớp thạch xoài:
- Đổ phần bột rau câu agar agar vào nước, hoà tan, ngâm khoảng 1-2 tiếng trước khi làm để giúp cho thạch sau khi làm xong sẽ không bị chảy nước.
- Xoài chọn quả chín, gọt vỏ, lọc lấy phần thịt, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng với chỗ nước cam xay mịn.
- Bột rau câu sau khi ngâm nước trong vòng 1-2h thì đổ vào nồi, bật bếp chế độ lửa trung bình, vừa đun vừa khuấy, đến khi sôi đổ hết phần đường vào, hạ bớt lửa và hớt bọt. Tiếp theo đổ nốt phần thịt xoài đã xay mịn vào khuấy đều, đun thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị trước, rắc đều các miếng thịt xoài đã được cắt hạt lựu nhỏ vào lớp thạch xoài. Chú ý phải cho vào lúc phần thạch đang còn nóng, nếu cho muộn hơn phần thạch đông cứng sẽ không cho vào được.
* Lớp thạch cốt dừa:
- Phần thạch xoài sau khi đổ vào khuôn một lúc sẽ hơi đông nhưng chưa cứng hẳn. Lúc này sẽ nhanh tay làm phần thạch cốt dừa.
- Cũng như phần thạch xoài, để làm phần thạch cốt dừa, bạn trộn phần nước với bột agar agar và ngâm trước 1-2h trước khi làm.
- Đổ phần rau câu đã ngâm nước trong 1-2h vào nồi, khuấy đều với chế độ lửa vừa, đến khi sôi đổ đường cát trắng và xíu muối tinh, hớt bọt, đổ nốt phần nước cốt dừa khuấy đều, nhấc ra khỏi bếp luôn.
- Dùng thìa múc phần thạch cốt dừa đổ lên trên lớp thạch xoài, nhẹ nhàng tránh cho lớp thạch xoài bên dưới không bị vỡ ra.
- Trường hợp nếu lớp thạch xoài đông lại nhanh thì dùng tăm nhọn xiên nhẹ lên lớp thạch xoài. Cách làm này giúp lớp thạch xoài và lớp thạch dừa sẽ gắn kết vào nhau mà không bị tách rời sau khi làm xong.
- Để nguội cho vào ngăn mát, sau 1-2 tiếng bỏ ra cắt miếng và thưởng thức. Món thạch xoài cốt dừa có thể để ngăn mát tủ lạnh trong 1-2 ngày nếu không dùng hết.
Tô Hưng Giang
Ở nhà chống dịch: Làm ngay bánh khoai mỡ chiên thơm nức mũi ai nhìn cũng phát thèm Bánh khoai mỡ chiên có lớp nhân thơm dậy mùi khoai hòa quyện với sữa sẽ là món ăn vặt thú vị cho gia đình bạn trong những ngày cách ly ở nhà đấy! Bánh khoai mỡ chiên là món ăn dân dã phổ biến của người dân miền Tây, nguyên liệu chính là khoai mỡ và các loại bột, có màu tím...