Món nem lầu ‘thập niên 90′ của cô gái miền Tây
Kim Loan học cách làm món nem lầu quen thuộc trong các đám cưới miền Tây những năm 90 để gìn giữ nét đẹp ẩm thực Nam bộ.
Ẩm thực vùng miền nói chung và ẩm thực miền Tây nói riêng luôn có sức hút đặc biệt với thực khách. Dịp đầu năm, lễ Tết hay cưới hỏi, người dân thường làm những món truyền thống, chiêu đãi người thân, bạn bè. Một trong số đó là nem lầu hay nem bì lầu, một món ăn cổ truyền mang đậm nét đặc trưng miền sông nước.
Món ăn vừa lạ vừa quen, quen vì nó là món nem bì hoặc nem chua thường thấy, lạ vì chiếc nem được đặt trong một chiếc lầu được đan bằng lá dừa. Khoảng trước năm 1990, đám cưới ở miền Tây – đặc biệt là ở xứ dừa – thường đãi món nem lầu.
Chị Nguyễn Võ Kim Loan (quê Long Xuyên, An Giang) vừa làm thử món nem bì lầu và giới thiệu tới cộng đồng yêu bếp. ‘Nem lầu không phải tên một loại nem quý mà để chỉ một cách đãi ăn cầu kỳ, tạo sắc thái riêng biệt. ‘Kẻ thắt nem, người cuốn bì’ là câu nói quen thuộc ở miền Tây. Thắt là một cách đan, bện lá dừa thành hình tháp. Phía dưới là một ngăn rỗng ruột, bên trên có nhiều lớp, nhiều tầng. Các bà, các mẹ ngày xưa sẽ để những chiếc nem đã bóc vỏ lá chuối vào bên trong bụng tháp, xong khéo kéo đan kín đáy tháp lại. Tháp nem này sẽ được đặt lên đĩa và đem ra đãi khách’, Kim Loan nói.
Các nguyên liệu cơ bản gồm: bì, thịt khìa, rau răm, tỏi, ớt, nếu có lá cây chùm ruột, lá ổi thì càng ngon. Loan dùng thêm củ riềng và thính cho thơm.
Thính được làm từ ba loại nguyên liệu là gạo tẻ, gạo nếp và đậu xanh rang vàng nên có mùi thơm. Tiếp theo, trộn bì và thịt khìa, nêm gia vị cho vừa ăn. Sau cùng, rắc thính và một ít tiêu là xong.
Sau đó, Kim Loan gói nem và thắt thành hình quả bí.
Lá dừa rửa sạch, lau khô rồi dùng để đan lầu. Một chiếc lầu cần năm chiếc lá dừa, chẻ đôi là 10 sợi, đan phần đáy trước rồi tới bốn cạnh xung quanh.
Sau khi đặt nem vào giữa lầu, Loan đan kín và tạo tháp nhiều tầng. Công đoạn này yêu cầu ‘nhiều hoa tay’ và kinh nghiệm để có chiếc lầu đẹp mắt, cầu kỳ.
Video đang HOT
Nem lầu cũng là món ăn trong ngày cưới hỏi mà nhà trai và nhà gái ‘làm khó nhau’. Phải biết cách mở lấy nem ra, sau khi lấy được nem thì phải thắt cái lầu nem lại như cũ, nếu không sẽ bị cười chê là không biết cách ăn.
‘Đây là nét văn hóa ẩm thực những năm 1980-1990, ngoài nem lầu còn có chả phượng trong các đám tiệc. Do thực hiện món này khá công phu nên theo thời gian, nem lầu hiếm khi xuất hiện. Làm món ăn này, tôi mong muốn lưu giữ nét đẹp ẩm thực truyền thống Nam bộ’, cô cho biết. Nguyễn Võ Kim Loan (30 tuổi, còn được biết đến với tên gọi Zalan Nguyen), là thành viên tích cực của cộng đồng yêu bếp. Cô từng làm nhân viên văn phòng trước khi nghỉ việc ở nhà, tìm được đam mê với ngành ẩm thực. Kim Loan từng chia sẻ nhiều món ăn ‘đẹp như tranh’ như chiếc bánh bãi biển, gây sốt dịp hè năm ngoái.
Món ăn Việt Nam có những đặc trưng riêng nổi bật nào?
Ẩm thực Việt Nam luôn khiến bất kì thực khách nào phải thốt lên trầm trồ bởi độ đa dạng trong các món ăn Việt Nam, những tầng hương vị tinh tế mà dân dã. Tham khảo bài viết để cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trưng ẩm thực và các món ăn Việt Nam bạn nhé!
1. Ẩm thực Việt Nam có gì?
Ẩm thực Việt Nam là là sự pha trộn giữa phương thức chế biến các món ăn Việt Nam, nguyên lý pha trộn gia vị và cả thói quen ăn uống của tất cả mọi người Việt Nam trên dải đất hình chữ S này. Bỏ qua khác biệt từng vùng miền, ẩm thực Việt Nam bao hàm những ý nghĩa mang tính khái quát nhất đại diện cho cả một cộng đồng người Việt Nam nói chung.
Các món ăn việt nam có những đặc trưng nổi bật nào?
2. Đặc trưng của món ăn Việt Nam
2.1. Đặc trưng chung của món ăn Việt Nam
Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp là chính. Khí hậu nói đây thuộc kiểu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt Việt Nam chia thành ba miền Bắc, Trung, Nam với 54 dân tộc. Với các yếu tố địa lý, khí hậu, văn hóa và dân tộc nêu trên, theo đó nền ẩm thực của quốc gia cũng có sự phân hóa mang trong mình đặc điểm riêng tùy từng vùng - miền khác nhau.
Mỗi một miền sẽ có một nét riêng mang khẩu vị đặc trưng. Điều này vô tình tạo nên độ đa dạng độc đáo trong ẩm thực Việt Nam. Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam lấy nền tảng là văn hóa ăn uống sử dụng nhiều loại rau và nước canh. Có thể thấy dinh dưỡng từ động vật chỉ chiếm phần thứ yếu trong thực đơn ăn uống của người Việt Nam.
Người Việt có hàng loạt cách chế biến rau từ luộc, xào, muối dưa hay thậm chí ăn sống. Trong khi đó các loại thịt chủ yếu được người Việt Nam ăn trong các bữa ăn thường là các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà, vịt, ngan cho đến các loại thủy hải sản như tôm cá, cua, ốc, hến,...
Một số loại thịt khác cũng được dùng để chế biến một số món ăn Việt Nam chẳng hạn như thịt rắn, thịt rùa, thịt ba ba, thịt dê,... Mặc dù đây không được nguồn thịt chín tuy nhiên đây được xem là món ăn đặc sản của một số vùng miền được nấu trong các dịp liên hoan hay dịp quan trọng gì đó có uống kèm rượu.
Các món ăn Việt Nam cũng bao gồm các loại đồ ăn chay bởi số lượng người theo Đạo Phật tại Việt Nam khá lớn. Mặc dù vậy không phải ai cũng ăn chay trường, chỉ có những nhà sư hay những người bệnh nặng mới bắt buộc phải thực hiện chế độ ăn kiêng, ăn các loại thức ăn chay thường xuyên.
Mục tiêu cốt lõi của ẩm thực Việt Nam là ăn ngon, đôi khi yếu tố này không quan trọng đến yếu tố bồi bổ. Vì vậy trong ẩm thực Việt Nam, có khá nhiều món hết sức cầu kỳ sử dụng các kĩ thuật ninh, hầm nhừ tương tự như các món ăn Trung Hoa.
Mặc dù vậy, ẩm thực Việt Nam không thiên về tính thẩm mỹ cao như các quốc gia khác chẳng hạn như Nhật Bản. Ngược lại giá trị ẩm thực của các món ăn Việt Nam nằm ở sự hòa trộn một cách tinh tế các loại gia vị để đảm bảo tính ngon lành. Đồng thời có thể sử dụng một số nguyên liệu dai giòn chẳng hạn như măng, chân cánh gà, hay nội tạng động vật để chế biến thành món ăn. Mặc dù đảm bảo được tính ngon lành nhưng đa phần các món ăn này không mang lại quá nhiều giá trị dinh dưỡng.
Thực tế đây chỉ là những nhận định từ rất lâu để đánh giá về nền ẩm thực Việt Nam. Ngày nay với tác động của thời kỳ hội nhập toàn cầu, văn hóa các quốc gia bao gồm cả các món ăn đã có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng xóa nhòa các đặc điểm riêng.
2.2. 9 đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam
Theo một số chuyên gia về sử học và ẩm thực Việt Nam, có 9 đặc trưng chính để phân biệt ẩm thực Việt Nam với các nền ẩm thực khác:
- Tính đa dạng
Sự đa dạng của các món ăn Việt Nam thể hiện ở sự dễ dàng tiếp thu văn hóa, sự đa dạng về dân tộc cũng như đa dạng vùng miền. Đây là điểm nổi bật cũng như niềm tự hào của Việt Nam.
- Ít dầu mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu được làm từ nguyên liệu rau củ quả, thịt không phải là nguyên liệu chủ đạo khi nấu ăn như các quốc gia phương Tây. Ngoài ra Việt Nam không dùng quá nhiều dầu mỡ để nấu ăn như các món của người Hoa, vì vậy các món ăn thường thanh và ít mỡ hơn.
- Hương vị đậm đà
Sự pha trộn gia vị là một trong những điểm tinh tế mà ít có nền ẩm thực nào có được. Để chế biến các món ăn Việt Nam, người đầu bếp thường sử dụng hàng loạt các loại gia vị cùng nước mắm mang hương vị đặc trưng để góp phần đậm đà cho món ăn. Ngoài ra mỗi món khác nhau thì đều có nước chấm tương ứng để gia tăng mùi vị.
- Nhiều tầng hương vị
Các món ăn Việt Nam thường kết hợp các loại thực phẩm như thịt, tôm, cua kết hợp cùng các loại rau, gạo, đậu,... Không chỉ mang một mùi vị nhất định, những món ăn Việt Nam này chứa đựng nhiều tầng hương vị từ chua, cay đến ngọt bùi và mặn.
- Ngon
Như đã đề cập, điểm tinh tế của ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp các vị lại tạo nên một hương vị đặc trưng. Những nguyên liệu mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến một cách khoa học cùng các gia vị mang tính ấm. Điều này cũng dựa trên nền tảng âm dương thú vị của người Việt Nam.
- Dùng đũa
Ẩm thực Việt Nam bên cạnh chế biến và nêm nếm gia vị còn bao hàm cả văn hóa ăn uống của người dân nơi này. Tương tự như một vài nước châu Á, việc dùng đũa tại Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa đẹp và đầy thú vị. Bạn có thể sử dụng đũa cho hầu hết các món ăn từ kho, chiên đến thậm chí là canh.
Người Việt ít dùng nĩa để xiên thức ăn tương tự như các quốc gia phương tây. Từ văn hóa dùng đũa, người Việt còn phát triển nó thành một nét nghệ thuật trong nền văn hóa. Gắp sao cho khéo gắp, sao cho chặt không bị rơi đồ ăn là cả một nghệ thuật đối với những người dân Việt Nam.
- Tính cộng đồng hay tính tập thể
Tính cộng động hay còn gọi là tính tập thể được thể hiện rõ rệt bên trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Trong một bữa ăn bao giờ cũng có một bát nước chấm để chấm chung. Các món ăn thường được đựng trong một bát lớn rồi những người ngồi ăn sẽ sử dụng bát nhỏ riêng để ăn.
- Tính hiếu khách
Hiếu khách đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi một người Việt. Mỗi bữa ăn, mọi người mời nhau như một cách thể hiện sự lịch thiệp và trân trọng mà bản thân dành cho người đối diện.
- Thức ăn được dọn thành mâm
Thay vì ăn theo từng đợt, ăn món nào mới mang món đó, người Việt Nam có thói quen ăn nhiều món ăn trong một lúc bằng cách dọn sẵn thành mâm
9 đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam
3. Đặc điểm các món ăn Việt Nam theo từng miền
3.1. Ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc dựa trên nền tảng truyền thống xa xưa có phần nghèo nàn về nông nghiệp, vì vậy ẩm thực miền bắc thường ít chú trọng đến các nguyên liệu thịt cá. Đặc trưng của các món ăn Việt Nam tại miền Bắc là khẩu vị mặn mà đậm đà nhưng không cay béo hay ngọt như các vùng khác. Nguyên nhân chủ yếu bởi người miền này sử dụng nước mắm loãng và mắm tôi.
Ẩm thực miền Bắc được đánh giá là món tinh hoa ẩm thực với hàng loạt món ăn nổi tiếng như bún thang, bún chả, phở hay các loại đồ điểm tâm như cốm, bánh cuốn. Tinh dầu đặc sắc của miền này là tinh dầu cà cuống và rau húng láng.
3.2. Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền nam khá khác biệt với miền Bắc. Thay vì mặn và đậm đà, các món nơi đây có thiên hướng chua ngọt hơn. Điều này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nền ẩm thực Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, loại cây được tìm thấy nhiều nhất tại miền Nam là cây dừa, sử dụng nước dừa thay cho đường đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực thú vị của người miền Nam.
Ẩm thực miền nam tương đối khác biệt bởi nguyên liệu nấu ăn có phần đặc biệt chẳng hạn như chuột khìa nước dừa, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh hay đuông dừa,... Đây đều là những loại thịt không được sử dụng phổ biến để chế biến thành món ăn. Ngoài thịt ra các loại thủy hải sản như cá loại tôm cá, cua, ốc cũng được sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon.
3.3. Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung được đánh giá là cay nồng hơn hẳn hai miền còn lại. Ẩm thực miền trung có xu hướng trang trí rực rỡ có màu đỏ hoặc nâu sậm. Xuất phát từ nguyên nhân lịch sử, ẩm thực của miền trung đặc biệt là ẩm thực Huế mang đậm phong cách ẩm thực hoàng gia, chú trọng sự cầu kỳ trong chế biến và trang trí.
Ngoài ra tại các vùng khác của miền Trung như Đà Nẵng Bình Định khá nổi tiếng với các món mắm chẳng hạn như mắm tôm chua hay mắm ruốc,... Trong khi đó các vùng như Đà Nẵng, Huế lại nổi tiếng hơn với các loại đặc sản bánh kẹo.
3.4. Ẩm thực các dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đặc biệt bởi bên trong nó tồn tại lên đến 54 dân tộc khác nhau. Chính điều này đã tạo nên ưu điểm về đa dạng trong bản sắc ẩm thực. Một số món ăn Việt Nam đại diện cho cả nền ẩm thực đất nước xuất phát từ chính các món ăn của người dân tộc này chẳng hạn như bánh coóng phủ, bánh cuốn trứng hay phở chua,...
Đặc điểm ẩm thực việt theo từng miền
Tóm lại đặc trưng của các món ăn Việt Nam nằm ở sự dân dã tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên sau đó dưới bàn tay chế biến và nêm nếm của đầu bếp, món ăn Việt Nam mang trong mình nhiều tầng hương vị khiến bất kì ai cũng không ngừng xuýt xoa.
Độc đáo món tiêu chín cây ngào đường của đảo Ngọc Tiêu cay đã đành, tiêu còn ngọt nữa mới là chuyện lạ! Nói là lạ nhưng kỳ thật nó rất quen, bởi ngay từ thuở còn bé xíu, mỗi trưa hè nằm trên cánh võng, chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát r Rõ ràng, tiêu vừa cay vừa ngọt. Với hương vị rất đặc trưng như vậy nên trong nấu ăn mọi...