Món canh xương rồng lạ miệng của người dân Bình Định
Món canh xương rồng (lưỡi long) là đặc sản nức tiếng của Bình Định, món này rất ngon tuy nhiên nhiều người lại rất ngạc nhiên vì chưa thấy bao giờ.
Nếu là dân miền Trung có lẽ nhiều người sẽ không cảm thấy quá xa lạ với xương rồng, bởi vùng đất nắng gió này là nơi xương rồng rất phát triển. Tuy nhiên, chỉ có ở vùng quê thì người ta mới thường dùng loài cây này để chế biến thành món ăn.
Món canh xương rồng lạ miệng của người dân Bình Định
Món canh xương rồng Bình Định:
Canh xương rồng được người dân nơi đây gọi là món chống đói những ngày biển động, không ra khơi đánh bắt được, người ta chỉ biết bám víu vào loài cây này để sống qua ngày.
Video đang HOT
Thế nhưng, vào những ngày nắng nóng, làm một bát canh lưỡi long cũng thấy mát lòng mát dạ.
Món canh xương rồng:
Xương rồng có thể nấu với nhiều loại cá, tôm, thịt đều rất ngon. Đặc biệt, là nấu với cá móm cùng thịt băm, trẻ con lại càng thích vì nó trơn không cần phải nhai.
Canh xương rồng muốn có hương vị ngon phải hái vào buổi sáng, lúc đó nó mới chua ngon ngọt nhất.
Sau khi lấy lá non gọt bỏ gai thì thái mỏng, phi thơm một chút hành cho thơm rồi bỏ cá (tôm, thịt) vào, nước sôi nêm nếm lại gia vị là xong.
Tré - món ăn ngon
Nếu bạn có dịp đến Bình Định, thấy người ta treo lủng lẳng những "cán chổi" ngoài cửa hàng ăn thì cũng đừng ngạc nhiên, bởi đó không phải là những "cán chổi" bình thường, nó chính là một món ăn đặc sản của người dân xứ võ - món tré được gói giống cán chổi.
Thịt thái mỏng được nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Theo lời kể của các cụ cao niên ở địa phương, món tré xuất hiện từ thời khởi nghĩa Tây Sơn, món ăn này thường được nhồi vào cái ché bằng gốm, chôn dưới góc bếp để lên men ăn trong dịp Tết. Và sau này món ăn ấy được người ta gọi trại đi thành tré.
Tré được chế biến từ những nguyên liệu khá đơn giản và dễ kiếm ở địa phương như thịt đầu heo, bò hay thịt heo nạc.
Thịt đầu heo (tai, mũi, má), làm sạch rồi đem luộc chín, thái mỏng để dễ thấm gia vị và khi gói thịt dễ kết dính. Tùy theo sở thích, ngoài thịt đầu có người còn dùng thêm da hoặc thịt ba chỉ. Thịt sau khi thái mỏng, nếm với muối, tiêu cho vừa miệng. Trộn đều thịt với riềng, tỏi, thính gạo đã được giã nhỏ. Tất cả gia vị cho vào cái thau trộn chung với thịt, bóp kỹ cho thấm.
Tiếp đến là khâu gói tré. Trải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp phẳng phiu lên trên và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên trên sau đó cuốn lại cho thật chặt, chắc tay rồi phủ bên ngoài lớp "áo" rơm lúa mới rồi bó chặt hai đầu bằng lạt. Chính nhờ cách gói công phu nên món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, gói tré phải nắm chặt tay, để khi mở lá ra lọn tré kết thành khối nhìn bắt mắt. Nghe thì khá đơn giản, nhưng nếu không quen khó có thể ép mớ thịt rời rạc kết lại thành nắm. Sau khi hoàn thành công đoạn "đóng gói", tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị sẽ thấm đều vào nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn.
Sau khi tré ăn được, người ta bóc lớp vỏ rơm và lá bên ngoài, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt với nhau, rồi bày trên đĩa. Khi dùng có thể cuốn với bánh tráng và các loại rau sống, hay đồ chua và chấm mắm ớt tỏi hoặc tương ớt. Đối với người miền Trung xa xứ, được tặng vài đòn tré vào ngày Tết thật không có gì ý nghĩa bằng.
Ngày nay, món tré rất phổ biến với người dân Quy Nhơn, nên có khá nhiều quán bán đặc sản tré ở đây. Vào quán, gọi món tré thêm chút ớt và tỏi tươi, kèm theo chén rượu thật không còn gì thú bằng.
Độc đáo những món ăn từ xương rồng xứ Quảng Ít ai biết rằng xương rồng cũng có thể chế biến làm món ăn. Khí hậu ở miền Trung là môi trường lý tưởng cho xương rồng, loài cây đầy gai nhọn biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, phát triển. Xương rồng không chỉ phủ xanh vùng đất khô cằn, không chỉ mang một giá trị tinh thần về sự vươn lên,...