Món bánh xèo Bà Dưỡng đặc sản Đà Nẵng bạn nên thử
Món bánh xèo Bà Dưỡng là món đặc sản ngon của Đà Nẵng bạn nên thử một lần khi đến đây.
Những ai đã đến đây sẽ không khỏi tấm tắc khen ngon bởi hương vị và chất lượng của món ăn.
Bánh xèo Bà Dưỡng tạo cho mình một hương vị riêng, thơm ngon khó quên đối với thực khách. Vươn lên thành đại diện cho món ngon tại Đà Nẵng.
Món bánh xèo Bà Dưỡng đặc sản Đà Nẵng
Tiểu Sử Bánh Xèo Bà Dưỡng Đường Hoàng Diệu Đà Nẵng:
Quán bắt đầu từ một gánh hàng nhỏ. Qua 31 năm Bánh xèo Bà Dưỡng đã trở thành thương hiệu cho món Bánh xèo tại Đà Nẵng.
Bánh xèo Bà Dưỡng Đà Nẵng đã có cho mình những kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về tâm lý người dùng. Quán đã đúc kết ra bí quyết làm món bánh xèo vừa có hương vị riêng “chinh phục” được khẩu vị của thực khách.
Sự Khác Biệt Bởi Nước Chấm Của Bánh xèo Bà Dưỡng:
Quán Bánh xèo Bà Dưỡng Đà Nẵng chọn cho mình loại bánh xèo đúc giòn. Nguyên liệu dùng đổ bánh đều phải đảm bảo an toàn, chất lượng, tươi ngon. Sự lựa chọn nguyên liệu tỉ mỉ, bí quyết chế biến món ăn làm nên sự khác biệt của món Bánh xèo Bà Dưỡng.
Nguyên liệu làm bánh xèo Bà Dưỡng:
Video đang HOT
Vỏ bánh được làm là hỗn hợp loãng, sền sệt được tạo thành từ gạo ngon của Quảng Nam. Gạo được ngâm chừng 4 tiếng, xay thành bột. Sau đó pha loãng với bột nghệ tạo màu.
Vì vậy, khi chín vỏ bánh sẽ có màu vàng đẹp mắt, hấp dẫn. Mỗi chiếc bánh được đổ làm 2 lần. Bánh phải đổ trên bếp than. Có như vậy, mới đảm bảo mặt ngoài giòn tan, mặt trong thì dai mềm.
Nhân bánh xèo:
Nhân bánh gồm: thịt bò ướp gia vị, tôm sông bóc vỏ hấp chín tới, giá làm sạch để sống… Khi đổ bánh, nguyên liệu làm nhân sẽ được rãi đầy, đều lên bề mặt bánh.
Nước chấm ăn kèm bánh xèo Bà Dưỡng:
Nước chấm, được pha chế công phu từ gan, đậu phụng, mè, gia vị. Đây là thành phần quan trọng quyết định đến “độ” ngon khi thực khách ăn. Nước chấm ngon khi pha chế xong phải sền sệt và có màu nâu đậm.
Nước chấm ăn kèm bánh xèo Bà Dưỡng
Những món ăn khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam
Tạp chí Rough Guides chuyên về du lịch của Anh đã đưa ra danh sách những món ăn nên thử khi có dịp đến Việt Nam.
Theo Rough Guides, các món ăn Việt Nam mang đến hương vị riêng biệt, khó quên. Chúng hội tụ đủ hương vị từ mặn, ngọt, chua, cay... và còn đặc biệt hơn nhờ có nước mắm. Các món ăn sử dụng nhiều loại thảo mộc tươi và không quá cay do phần sốt ớt thường được phục vụ riêng.
Trang Rough Guides cũng gợi ý một số món ăn mà khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam.
Cơm tấm
Món ăn đường phố "độc quyền" ở TP.Hồ Chí Minh được các thực khách phương xa yêu thích. Hiện nay, món này xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Ban đầu, cơm tấm được cho là món ăn của những nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vào những năm mùa màng thất thu, người dân không có gạo ngon để bán. Do đó, họ dùng gạo vỡ (gạo tấm) để nấu ăn vì có sẵn trong gia đình. Loại gạo này cũng giúp người ăn no lâu. Tới đầu thế kỷ 20, món này trở nên phổ biến ở các tỉnh thành Nam Bộ, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
Bánh xèo
Bánh xèo là tên gọi xuất phát từ tiếng xèo xèo khi đổ bột vào chảo nóng. Những chiếc bánh dẹt chiên giòn đầy ắp nhân tôm, thịt, giá đỗ, trứng... cuộn cùng bánh tráng và chấm mắm chua ngọt là món ăn chơi được rất nhiều người Việt và cả du khách nước ngoài ưa thích. Có nguồn gốc ở miền Trung và miền Nam nhưng hiện nay bánh xèo đã phổ biến khắp nơi và không khó để tìm ra hàng bánh ở cả ba miền.
Bánh xèo là món ăn không thể bỏ qua khi đến thăm Việt Nam. Ảnh: LĐO
Cao lầu
Khu vực miền Trung, đặc biệt Hội An (Quảng Nam), là lựa chọn tốt nhất để thưởng thức cao lầu. Tương truyền, một bát cao lầu chính hiệu phải được nấu bằng thứ nước riêng. Điều đó khiến Hội An trở thành nơi tuyệt vời để du khách phương xa thưởng thức món cao lầu chuẩn nhất.
Cao Lầu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Ảnh: LĐO
Bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng nhất Việt Nam. Từ loại bánh mì dài (baguette) của Pháp du nhập vào Việt Nam thế kỷ 19, người Việt đã sáng tạo thêm các loại nhân ăn kèm tạo thành món ăn dân dã nhưng vô cùng ngon miệng, chinh phục thực khách không chỉ trong nước mà còn đông đảo thực khách nước ngoài.
Bánh mì Việt Nam là món ăn nổi tiếng với những du khách nước ngoài. Ảnh: LĐO
Phở
Nhắc đến ẩm thực Việt không thể không nhắc tới phở, món ăn "quốc hồn quốc túy" của dân tộc. Phở có thể ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng được ưa chuộng nhất cho bữa sáng. Một bát phở thường bao gồm sợi phở, nước dùng, thịt bò (tái, chín, gầu...) hoặc gà đi kèm các gia vị tươi như chanh ớt và một số loại rau sống. Có nguồn gốc từ miền Bắc nhưng phở hiện là món ăn phổ biến khắp cả nước.
Bát phở sáng của người Hà Nội. Ảnh: Phương Chi
Chả cá
Món này được cho là có nguồn gốc từ Hà Nội. Đây là món chả có nguyên liệu chính từ cá (thường là cá lăng). Đầu bếp thái miếng cá, đem tẩm ướp rồi rán trong chảo mỡ cùng hành thì là. Ngoài Hà Nội, tạp chí này cũng gợi ý du khách thưởng thức chả cá ở Đà Nẵng. Nhờ vị trí thuận lợi, nguồn hải sản ở đây đặc biệt tươi ngon
Bản đồ ẩm thực: Say lòng thực khách gần xa với hương vị bún mắm nêm Đà Nẵng Bên cạnh những đặc sản hấp dẫn khác của Đà Nẵng như mì Quảng, bún chả cá, bánh xèo... bún mắm nêm nghiễm nhiên có vị trí hết sức nổi bật nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà. So với món bún mắm nêm ở Gia lai có hương vị nhạt hơn được dùng chung với chả và nem chua, thì nét phong...