Mỗi sáng ăn thêm 1 quả trứng gà, bạn sẽ cực kỳ ngạc nhiên vì điều “kỳ diệu”!
Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, mỗi ngày ăn một quả trứng gà vào buổi sáng có thể mang tới cho bạn sức khỏe “từ đầu đến chân”.
Trứng gà được xem là thực phẩm dinh dưỡng toàn phần (Ảnh minh họa)
Thêm một quả trứng vào bữa sáng, bạn sẽ có được những lợi ích không hề nhỏ
Từ xưa đến nay, trứng gà dường như là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên liệu chúng ta có hiểu biết hết về những tác dụng tuyệt vời của trứng gà đem lại?
Ăn trứng gà vào buổi sáng mang lại những lợi ích gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định, trứng gà là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là “thực phẩm dinh dưỡng toàn phần”.
Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, mỗi ngày ăn một quả trứng gà có thể mang tới cho bạn sức khỏe “từ đầu đến chân”.
10 lý do nên ăn trứng gà vào buổi sáng
1. Bổ sung dinh dưỡng
Trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon lành tự nhiên nhất, giá thành rẻ, nhưng lượng protein cao gấp hai lần hải sâm.
2. Giảm mỡ máu
Trong trứng gà có chứa chất lecithin vô cùng quý hiếm, chất này có tác dụng giúp tuần hoàn thanh lọc các chất mỡ có trong cơ thể, hỗ trợ giảm mỡ máu.
Phó giáo sư Phạm Chí Hồng, Học viện Thực phẩm Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, thành phần chủ yếu trong lòng đỏ trứng gà là chất béo không bão hòa đơn và axit béo.
Trong đó hơn một nửa là axit oleic (omega 9) – thành phần chính của dầu oliu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim.
4. Thanh nhiệt, bổ máu
Theo y học, trứng gà còn là thực phẩm có khả năng “cân bằng” độc đáo. Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cũng chỉ rõ, lòng trắng trứng gà tính hàn có tác dụng thanh nhiệt.
Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà tính ôn, giúp bổ huyết, các tác dụng đó ngang với chất gelatin.
5. Bảo vệ thị lực
Trứng gà có đến 10 lợi ích với sức khỏe (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hai chất lutein và zeaxanthin có trong lòng đỏ trứng gà là hai chất chống oxi hóa cực kỳ hữu hiệu, bảo vệ thị lực tránh khỏi các tác nhân gây hại của tia cực tím.
6. Bảo vệ gan
Chất protein trong trứng gà có tác dụng hồi phục tổn thương của tế bào gan. Chất lecithin trong lòng đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, nâng cao khả năng chuyển hoá và miễn dịch của cơ thể.
7. Phòng và điều trị xơ vữa động mạch
Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm về phòng và điều trị xơ vữa động mạch từ trứng gà.
Họ trích xuất chất lecithin có trong trứng gà, quả óc chó, mỗi ngày cho người mắc bệnh tim mạch ăn 4 -6 thìa canh. Khoảng ba tháng sau, lượng cholesterol trong máu của người bệnh giảm đáng kể.
8. Phòng ngừa ung thư
Trong trứng gà rất giàu vitamin B2 và nhiều khoáng chất như nguyên tố vi lượng selen. Những chất này đều có tác dụng chống ung thư.
9. Làm chậm quá trình lão hóa
Trứng gà có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần. Vì thế theo kinh nghiệm dân gian, để kéo dài tuổi thọ chúng ta nên ăn một quả trứng gà mỗi ngày.
10. Ngăn chặn bệnh mất trí ở người già
Chất lecithin và sắc tố vàng trong lòng đỏ trứng gà rất có lợi đối với sự phát triển của hệ thống thần kinh và cơ thể. Nó có tác dụng tăng cường chức năng lão, cải thiện trí nhớ và ngăn chặn chứng mất trí ở tuổi già.
Nên ăn trứng gà bao nhiêu là đủ?
Người bình thường chỉ nên ăn mỗi ngày 1-2 quả trứng là đủ (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho biết, do cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mỗi người khác nhau nên số lượng trứng gà mỗi người có thể ăn trong một ngày cũng khác nhau.
Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người vận động nhiều, do nhu cầu protein cao hơn so với người thường nên mỗi ngày có thể ăn từ 1- 2 quả trứng gà.
Người lớn bình thường, người cao tuổi, mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng gà.
Nên ăn trứng gà thế nào để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất?
Đối với trứng gà thì các cách nấu cũng rất đơn giản, như luộc, xào, rán, kho đều được.
Trứng luộc và canh trứng là dễ tiêu hóa nhất, rất thích hợp cho trẻ em, người già và người bệnh.
Đối với món trứng xào thì cần chú ý đến nguyên liệu kèm theo. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà vốn thiếu vitamin C. Vì thế muốn món ăn đủ dinh dưỡng chúng ta xào trứng với cà chua, ớt xanh để bổ sung loại vitamin này .
Trứng luộc cũng là một lựa chọn hoàn hảo, nếu như cảm thấy món ăn đơn điệu thì có thể dùng trứng đã luộc chín cắt miếng cho vào salat.
Không nên ăn nhiều món trứng rán ở nhiệt độ cao, bởi cách chế biến này không tốt cho sức khỏe.
Theo phunugiadinh/Boldsky
NHỮNG MÓN CANH THANH LỌC CƠ THỂ RẤT TỐT MÀ BẠN NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN
Thời tiết vào hè nắng nóng khiến chúng ta khó chịu và ngột ngạt. Ngoài những thức uống giải nhiệt thì bên cạnh đó còn có những món canh làm "dịu' cơ thể mà bạn nên ăn thường xuyên hơn.
Lưu ngay những món canh sau đây để thêm vào mỗi bữa ăn hàng ngày, sẽ giúp bạn loại bỏ những độc tố và thanh lọc cơ thể tốt nhất.
Canh củ cải
Đây là một món canh giải nhiệt đơn giản nhưng mang đến những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Củ cải có công dụng tuyệt vời với hệ hô hấp như lưu thông khí huyết, giảm ho, làm đẹp da cũng như giảm cân hiệu quả. Với sự kết hợp hoàn hảo những nguyên liệu như thịt bò, củ cải, cà rốt, bạn sẽ nấu được những món ăn vô cùng bỗ dưỡng, giúp giảm nhiệt, thanh lọc cơ thể trong những ngày hè oi bức.
Canh củ cải giải nhiệt cơ thể rất tốt.
Canh rong biển
Rong biển có nhiều chức năng sinh học như giảm mỡ máu, giảm đường trong máu, điều tiết hệ miễn dịch, chống đông máu, chống u bướu, giải độc chì và chống oxi hoá. Thường xuyên ăn rong biển có thể tăng hấp thụ i-ốt, phòng ngừa và điều trị bệnh bướu cổ lưu hành. Ngoài ra, rong biển chứa lượng lớn axit béo không bão hoà và chất xơ, có thể thanh trừ các cholesterol bám trên thành mạch máu, điều thuận tiêu hoá, thúc đẩy bài tiết cholesterol.
Rong biển có tác dụng giảm mỡ trong máu.
Canh bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho xương, mắt, làn da và giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nấu bí đỏ với sườn, nó có tác dụng bổ não, là "dược phẩm" cho những ai sắp bước vào các kỳ thi quan trọng. Vị ngọt béo thanh tao kết hợp tinh tế với vị ngọt lành của xương hầm, món ăn này trở thành lựa chọn hàng đầu bởi sự đơn giản nhưng tinh túy của nó.
Bí đỏ ngoài nấu canh bạn cũng có thể chế biến những món súp lạ miệng.
Canh rau dền
Được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, món canh giải nhiệt này đảm bảo cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tùy theo sở thích của mình, bạn có thể nấu chung với tôm hay thịt bầm đều ngon. Vị ngọt từ rau giúp bạn ăn ngon miệng hơn, bổ dưỡng và thanh lọc cơ thể rất tốt. Đây được xem là món ăn gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam xưa và nay, vì giá trị dinh dưỡng của nó mang lại.
Rau dền kết hợp với những loại rau khác để món canh có vị ngọt đậm đà hơn.
Canh bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Bí đao là một trong những loại rau củ quả thường dùng trong các bữa ăn gia đình. Có thể dùng bí đao luộc hoặc nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn. Ăn bí đao còn giúp thông tiểu, tiêu phù, giải khát, mát tim. Nếu cảm thấy "nóng trong người" thì bạn nên dùng loại canh này thường xuyên hơn nhé !
Canh bí đao dễ nấu và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Ngoài những món canh được kể trên còn có nhiều thực phẩm giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt như:
Củ cải đỏ
Loại củ cải đường này chứa sắt, canxi và một loại chất chống oxy hoá gọi là betaine, tạo nên màu đỏ đặc biệt. Betaine giúp cải thiện cấu trúc tế bào, đặc biệt là hồi phục các tế bào trong gan. Bạn có thể hấp hoặc đun sôi cả củ để giữ các chất dinh dưỡng quan trọng. Nướng cũng là một lựa chọn ngon miệng cho một món ăn phụ. Sử dụng củ cải đường sống cho một món salad hoặc bạn có thể ép lấy nước uống mỗi ngày.
Củ cải đường là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng.
Nước chanh
Chanh rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn bởi chúng chứa nhiều vitamin C và giàu chất chống oxy hoá. Hợp chất mạnh mẽ này giúp hoạt hóa các enzyme trong gan để chuyển các chất độc thành dạng hòa tan trong nước. Điều này có nghĩa là tất cả các chất ô nhiễm có thể dễ dàng được đào thải ra khỏi cơ thể của bạn.
Nước chanh rất tốt cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể.
Mộc nhĩ đen (nấm mèo)
Trong mộc nhĩ đen có chứa lượng keo thực vật phong phú, loại chất này có thể thúc đẩy nhu động ruột, đồng thời hấp thu các "độc tố" tồn đọng trong đường ruột trong thời gian ngắn, và bài tiết chúng ra ngoài cơ thể. Hơn nữa mộc nhĩ còn có chức năng hoá giải nhất định đối với các dị vật nội sinh như sỏi mật, sỏi thận.
Mộc nhĩ đen hay còn gọi là nấm mèo, thực phẩm quen thuộc với mọi người.
Gạo nâu (gạo lứt)
Gạo lứt có 3 thành phần chính là lớp cám gạo, phôi và nội nhũ. Lớp cám gạo rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chất xơ có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có ích trong đường ruột, đẩy nhanh nhu động ruột, làm mềm phân, phòng chống táo bón và ung thư đại tràng. Ngoài ra, phần cám và phần phôi trong gạo lứt giàu vitamin B và vitamin E, có thể nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu. Gạo lứt còn có thể bài tiết các chất ô nhiễm, chất độc và kim loại nặng có hại cho sức khoẻ ra ngoài cơ thể sau khi đã trung hoà chúng.
Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất và chất xơ.
Ngày nay, những thực phẩm từ thiên nhiên luôn được mọi người ưa chuộng, không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Có thể bạn quá bận rộn với cuộc sống và thức ăn nhanh là lựa chọn của bạn, đó cũng là một trong những thực phẩm khiến cơ thể trở nên "mệt mỏi" hơn. Vì thế, hãy dành ít thời gian thanh lọc cơ thể với các món ăn từ thiên nhiên, để bạn được khỏe mạnh hơn nhé !
Theo bestie.vn
Ăn mướp kiểu này còn tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu...