Mì Quảng – Món ăn giao thoa giữa văn hóa người Việt và người Hoa
Mì Quảng là món ăn đặc sản của tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam. Món này được làm chủ yếu từ bột gạo xay mịn tạo thành sợi và ăn với nước dùng cùng một số nguyên liệu như trứng, thịt gà, thịt lợn…
Không giống các món đặc sản khác là đại diện cho một tỉnh thành nào đó, mì Quảng là biểu tượng ẩm thực của cả 2 tỉnh là Đà Nẵng và Quảng Nam. Nguyên nhân là từ năm 1997, Đà Nẵng chính thức được tách khỏi tỉnh Quảng Nam. Trước đó, vì là một địa phận thuộc tỉnh này nên nguồn gốc của mì Quảng cũng xuất phát từ những câu chuyện diễn ra trên đất Quảng.
Vào khoảng thế kỷ 16, Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam là một thương cảng quốc tế với nhiều hoạt động giao thương nhộn nhịp. Rất nhiều người nước ngoài đến Hội An sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, vùng đất này là nơi giao thoa văn hóa cũng như ẩm thực từ nhiều nơi.
Khi đến Hội An sinh sống, người Hoa mang theo nền ẩm thực của họ, trong đó có các món “mì” – một sản phẩm làm từ bột mì sáng được tạo bởi người Trung Quốc. Người dân Hội An bấy giờ chịu ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa nên họ cũng sáng tạo ra món ăn có hơi hướng giống các món mì của nước bạn. Thế nhưng, điểm khác biệt ở chỗ dù gọi là “mì” nhưng sợi của nó lại làm từ bột gạo chứ không hề sử dụng bột mì. Có thể người ta mượn tên gọi là “mì” vì hình dạng của nó cũng đều là dạng sợi như nhau. Cũng bởi món mì này được làm trên đất Quảng nên người ta đã đặt cho nó một cái tên rất bình dị đó là “mì Quảng”. Đây là một món ăn sáng tạo riêng của người Quảng Nam với cách chế biến phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Mì Quảng rất dễ nấu và hầu như người dân Đà Nẵng, Quảng Nam nào cũng biết nấu món này. Đây là món ăn bình dân, không cầu kỳ, không khắt khe về cách chế biến. Có lẽ vì vậy mà món mì này có sức sống mạnh mẽ với hơn 500 năm tuổi.
Để làm sợi mì, người ta chọn những loại gạo ngon, làm sạch, ngâm trong nước khoảng 4 giờ rồi mang đi xay thành bột (trước đây khi chưa có máy xay, người ta phải giã bằng cối thủ công rất vất vả). Bột gạo này phải hòa đều với nước theo một tỷ lệ nhất định để làm sao khi tráng tạo lá mì không quá ướt cũng không quá khô. Có thể cho thêm một chút nghệ để tạo màu vàng bắt mắt cho sợi mì.
Tiếp đến, người ta sẽ đun một nồi nước nóng, căng một tấm vải phủ lên miệng nồi rồi múc từng vá bột hơi dày đổ lên, dùng vá tráng theo hình tròn. Sau đó, đậy nắp hấp bột khoảng 5-7 phút cho bột chín rồi dùng một chiếc que dẹp lấy mì ra khỏi tấm vải. Lá mì sẽ được đặt trên mặt phẳng và thoa một chút dầu phộng lên (loại dầu chiết từ hạt đậu phộng được dùng để làm món ăn thơm hơn).
Người Đà Nẵng và Quảng Nam có thói quen khi thưởng thức mì Quảng sẽ ăn kèm với rất nhiều rau sống để tăng thêm hương thơm và không bị ngán. Trong tô mì Quảng, ở lớp dưới cùng là hỗn hợp các loại rau sống; lớp tiếp theo là những sợi mì vàng xen lẫn sợi mì trắng; trên cùng là phần nhân với các nguyên liệu tùy chọn như tôm, gà, ếch, trứng… Tiếp đến, người ta rắc thêm ít hành, ít lạc rang lên trên.
Sau khi bày biện đẹp mắt, người bán sẽ chan một ít nước dùng (nước có được từ quá trình hầm thịt heo, cá, gà…) lên tô mì. Điểm đặc biệt của món mì này so với các món mì thông thường là nước dùng chỉ tưới xăm xắp vừa chạm sợi mì chứ không đổ ngập. Khi ăn, thực khách sẽ thêm miếng bánh tráng nướng giòn, ớt, vắt thêm ít chanh để món ăn thêm đậm đà.
Ăn gì khi đi chơi Đà Nẵng dịp lễ 30/4 và 1/5
Dịp lễ 30/4 và 1/5, bạn hay đưa gia đình du lịch Đà Nẵng và thưởng thức ẩm thực miền Trung nơi đây.
Video đang HOT
Đó là tô mì Quảng thơm ngon với sợi mì dai giòn, là gỏi cá Nam Ô đậm đà dễ ăn trong cái thời tiết nóng bức, hay khi lửng dạ buổi ban chiều là chút bánh tráng thịt heo ngọt vị thịt, bùi vị bánh tráng...
Tất cả đã làm nên một hành trình ẩm thực rất riêng mà chỉ xứ Đà Thành mới có. Dịp lễ 30/4 và 1/5, bạn hay đưa gia đình du lịch Đà Nẵng và thưởng thức ẩm thực miền Trung nơi đây.
Mì Quảng
Tô mì Quảng "truyền thống" mang hương vị Đà Thành.
Nhắc tới mì Quảng là nhắc tới Đà Nẵng, tới đây bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn bát Mì Quảng thơm ngon với những cọng mì dày mình, to thô, nhưng lại giòn, dai, trộn đều với tôm, gà, trứng, thịt, rồi rắc chút đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn, thêm chút nước lèo ngọt thanh được ninh từ xương heo và tôm làm thêm phần đậm vị.
Để bát mì mát thanh, người dân địa phương thường ăn kèm với rau cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí và chút bắp non chuối sắt mỏng. Thế là ta đã có một tô Mì Quảng "truyền thống" mang hương vị Đà Thành.
Trải qua thời gian, cùng với sự hoà trộn văn hoá của những vùng miền khác, Mì Quảng nay đã có sự đa dạng để du khách có thêm nhiều lựa chọn như mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua...
Đến Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, bạn nên ghé qua những con phố như Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ để thưởng cho mình một bát mì Quảng mang hương vị Đà Nẵng.
Gỏi cá Nam Ô
Gỏi cá Nam Ô - Món ngon chỉ có ở Đà Nẵng.
Bên cạnh mì Quảng, gỏi cá Nam Ô cũng là món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đặt chân tới Đà Nẵng.
Chính vị ngọt từ thịt cá tươi cùng nước chấm đậm vị, bùi bùi, thêm chút riềng, ớt cay nồng quyện cùng các loại lá mang hương rừng Trường Sơn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Để có một đĩa gỏi cá ngon, người dân nơi đây phải dậy từ sớm để chọn mua cá mòi, cá tớp, cá cơm hay cá trích ở những khu chợ hải sản lớn.
Những con cá chỉ hơn ngón tay được mua về làm sạch, cắt đầu, bỏ đuôi, tách lấy thân xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi và thính gạo đã rang thơm.
Chưa dừng ở đó, điểm làm nên hương vị riêng cho món gỏi cá Nam Ô chính là ở nước chấm đặc trưng mà chỉ nơi đây mới có.
Thứ nước chấm gây "lưu luyến" ấy được làm từ chính nước cốt cá đun sôi, hoà thêm nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng và thêm chút bột ngọt vừa đủ thơm, đủ cay để kích thích vị giác của thực khác.
Các loại rau ăn kèm gỏi cá Nam Ô cũng phần nào thể hiện sự dân dã của nó, đó là đọt non của cóc rừng, lành ngạch vốn chỉ mọc trên đèo Hải Vân, ngoài ra còn có thêm dưa chuột, xoài, chuối để món ăn thêm phần hấp dẫn với thực khách gần xa.
Để thưởng thức món gỏi cá Nam Ô "chuẩn vị" trong dịp nghỉ lễ này, bạn nên ghé qua khu vực Nam Ô, bởi sẽ chẳng nơi đâu có thể ngon hơn, đúng điệu hơn địa danh này.
Bánh tráng thịt heo
Bánh tráng thịt heo - Món ăn dân dã của xứ Đà Thành.
"Một chút mát lành với vị thịt heo ngọt cùng vị tươi mát của nhiều loại rau thơm gói gọn trong bánh tráng dai dai, bùi bùi và thấm đẫm vị mắm nêm nồng nàn" là những điều mà người dân Đà Thành kể về món Bánh tráng thịt heo.
Được làm từ thịt heo ngon, thường là phần mông hoặc vai đem hấp hơi để giữ vị ngọt, cùng với rất nhiều loại rau ăn kèm như xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá đỗ, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát và bánh tráng ngon của Đà Nẵng.
Tuy nhiên, điều làm cho món ăn thêm phần tròn vị chính là nước chấm mắm nêm, thứ nước chấm khiến thực khách mê mẩn món ăn dân dã này ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Chỉ khoảng 50.000 đồng là bạn có thể có được một suất báng tráng đầy đặn trên phố Châu Thị Vĩnh Tế, hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn.
Bánh xèo
Bánh xèo mang hương vị riêng của Đà Nẵng.
Bánh xèo, món ăn tưởng chừng quen thuộc nhưng đến với Đà Nẵng nó lại mang một hương vị rất khác, một hương vị đặc trưng của nơi đây.
Được làm từ bột gạo xay, thêm lòng đỏ trứng cùng bột nghệ nên vỏ bánh xứ Đà Thành thường bùi, thơm, ngậy và giòn hơn các vùng miền khác.
Nhân bánh ngọt vị tôm, thơm vị thịt, mát vị giá đỗ nên rất vừa miệng cho bữa chiều lửng dạ.
Đặc biệt, để bánh xèo thêm phần ngon miệng không thể bỏ qua rau sống, xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải non và thứ nước chấm chua ngọt "gia truyền" được làm từ gan heo và đậu phộng xay đã làm nên thương hiệu riêng cho bánh xèo Đà Nẵng.
Để có một bữa bánh xèo ngon cho kỳ du lịch Đà Nẵng 30/4, bạn hãy tới con phố Hoàng Diệu, Hải Phòng. Ở đó có rất nhiều quán bánh xèo, hãy chọn cho mình một quán và nếm thử vị ngon của bánh xèo nơi đây.
Cao lầu
Món bánh xèo tôm nhảy hấp dẫn khó cưỡng.
Xuôi về phía Nam, đặt chân tới Hội An cổ kính thì Cao lầu sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Để có bát cao lầu ngon cho thực khách, các bà, các mẹ phải cất công dậy từ sớm để lấy nước giếng Ba Lễ xay gạo lứt đã ngâm tro nấu từ Cù Lao Chàm, có vậy thì sợi mì mới vàng, có độ giòn, dẻo khiến bạn ăn một lần là chỉ muốn ăn mãi.
Điểm đặc biệt tạo nên hương vị riêng của Cao Lầu chính là những miếng thịt xíu mỏng vừa ăn hoà vào nước xíu thơm ngon đậm vị và chút tép mỡ được làm từ da heo chiên giòn.
Tất cả hoà quyện tạo nên hương vị đặc biệt, dễ ăn, nhất là trong những ngày hè oi bức của Phố Hội.
Nếu có cơ hội ghé thăm phố cổ Hội An thì 26 Thái Phiên sẽ là địa chỉ Cao lầu mà bạn cần nhớ. Chỉ từ 20.000 - 25.000 đồng, bạn đã có một bát cao lầu ngon tuyệt rồi.
Đà Nẵng là miền đất có nền ẩm thực tinh tế, pha trộn nhiều nền văn hoá khác nhau. Thế nên hãy ghé tới Đà Nẵng trong kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 để biết nhiều hơn về những món ngon nơi đây, những món ăn đậm đà mà chỉ Đà Nẵng mới có
Để có chuyến hành trình ẩm thực tới Đà Nẵng, bạn nên chọn máy bay làm phương tiện di chuyển tới Đà Nẵng để tiết kiệm thời gian, nhất là trong kỳ nghỉ lễ 30/4.
Bamboo Airways hiện có nhiều loại vé phù hợp với các phân khúc khách hàng khác nhau chỉ từ 550.000 VND cho hành trình Hà Nội - Đà Nẵng.
Để chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ cao điểm, Bamboo Airways cho biết đã lên kế hoạch tăng cường nhân lực tại các cảng hàng không cũng như đội bay để đảm bảo an toàn, đúng lịch trình bay trên 17 đường bay nội địa mà hãng đang khai thác./.
Ẩm thực tử tế Ở Đà Nẵng, nếu lười, bước chân ra khỏi cửa khách sạn, là bạn có thể gặp cơ man lựa chọn ẩm thực để qua bữa. Nhưng mà bạn nên bớt lười đi một chút. Bớt lười một chút, đi bộ vào những phố nhỏ, nơi dân cư sống, bạn sẽ có những trải nghiệm ẩm thực tử tế, có tinh thần ẩm...