Menu toàn món bổ dưỡng cho ngày cuối năm
Chỉ cần chú ý một chút với phần nguyên liệu là bạn đã có ngay một menu giàu dinh dưỡng cho ngày lạnh rồi!
MÓN MẶN:
Gan heo là nguyên liệu thân thuộc và ít tốn kém, lại có tác dụng bổ huyết rất tốt. Gan cũng dễ được chế biến thành nhiều món ngon, nếu không thích vị cay, bạn có thể xào gan với dứa cũng rất đưa cơm đấy!
Cách làm món gan xào cay:
- Rửa gan với nước muối cho hết mùi, sau đó ướp cùng rượu và bột năng trong vòng 15-20 phút.
- Băm nhỏ gừng, tỏi, cắt hành lá thành khúc.
- Chuẩn bị sốt cay gồm xì dầu, giấm, đường, muối, ớt xay.
- Làm nóng chảo, cho tỏi vào phi thơm. Tiếp tục thêm gan, gừng, hành lá, đảo nhanh tay trên lửa to.
Video đang HOT
- Cho nước sốt vào xào chung, đến khi gan săn lại là đã chín, bắc ra dùng nóng.
MÓN CANH:
Đi cùng món gan đậm đà là bát canh củ cải thịt bò thanh nhẹ, ngọt mát. Hai nguyên liệu chính giàu chất sắt là thịt bò và củ cải sẽ cung cấp năng lượng dồi dào cho những ngày đông giá rét.
Cách làm món canh cải trắng thịt bò:
- Rửa sạch thịt bò, thái hạt lựu vừa ăn, ướp với nước tương, dầu mè, tỏi băm và tiêu trong khoảng 20 phút
- Gọt vỏ củ cải trắng, thái lát, rửa sạch rồi để ráo.
- Xào sơ thịt bò cho đến khi thịt ngả nâu, chế thêm 700ml nước dùng. Bật lửa to đến khi canh sôi thì hớt bọt, vặn lửa nhỏ, đun thêm mười phút thì cho củ cải vào. Đun tiếp 15 phút đến khi màu cải hóa trong là được.
- Nêm nếm với muối, xì dầu. Rắc hành lá lên mặt, dùng nóng.
MÓN RAU:
Một đĩa cải thìa đơn giản sẽ cung cấp thêm chất xơ và góp phần nâng cao hàm lượng sắt cho bữa ăn ngày đông. Các loại cải như cải xoăn, cảnh xanh cũng phù hợp không kém, với cách làm giản tiện như luộc hay xào sơ là đã đủ thơm ngon, bổ dưỡng.
Cách làm món cải thìa xào tỏi:
- Rửa sạch rau cải, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Băm nhỏ gừng và tỏi ra.
- Làm nóng chảo, phi thơm tỏi, gừng rồi cho cải vào đảo nhanh tay.
- Xào với lửa lớn từ 1-2 phút là là được, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Theo PNO
Bánh lá gai của ngày cuối năm
Những ngày cuối năm, dù công việc gia đình có bận rộn đến mấy nhưng năm nào mẹ cũng tranh thủ thời gian để gói một nồi bánh ít lá gai.
Với mẹ, đây không chỉ là việc làm thường niên mà còn là một niềm vui lớn, vừa duy trì được truyền thống gia đình mấy mươi năm, vừa làm cho mâm cơm cúng ông bà trong ngày đầu xuân thêm đủ đầy.
Để có nồi bánh ngon, mẹ đã chuẩn bị loại nếp gặt ở ruộng nhà phơi khô thơm dẻo từ giữa năm trước. Rồi trước tết chừng hai mươi ngày, mẹ cũng đã dọn lại mấy lùm lá gai bên bờ rào để nó kịp cho lá non vào đúng dịp cuối năm. Cận ngày, mẹ đi ra vườn, chọn rọc những tàu lá chuối xanh non về phơi nắng cho lá héo dẻo, rồi tước lá ra thành từng mảnh, dùng kéo cắt cho lá có hình tròn sao cho vừa gói đủ một cái bánh.
Cùng với bao nhiêu món ngon khác, những chiếc bánh lá gai thường có trong mâm hoa quả, bánh trái dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày giỗ, đặc biệt là ba ngày tết cổ truyền - Ảnh: Tuy An
Lá gai gói bánh hái về phải non, tước bỏ hết cọng, đem luộc, để nguội, vắt cho khô nước rồi xắt nhỏ trộn giã hoặc xay với bột nếp, đường cho thật nhuyễn. Công đoạn này đòi hỏi tỉ mỉ, đúng cách thì bánh mới xanh và có hương vị thơm ngon. Nhân bánh cũng là một khâu quan trọng góp phần làm chiếc bánh thêm hấp dẫn. Thông thường, bánh lá gai trong ngày xuân được làm bằng nhân cơm dừa nạo thành sợi trộn với đậu phụng rang có pha đường và nước gừng tươi.
Khi chuẩn bị lá, làm bột, trộn nhân xong thì cả nhà ngồi quây quần bên nhau để cùng gói bánh. Bột được ngắt thành từng viên đều nhau to cỡ bằng trái chanh, sau đó dát mỏng, bỏ nhân vào giữa rồi túm lại vo tròn. Người gói chấm một ít dầu ăn thoa đều trên tấm lá trước khi gói viên bột để khi bánh chín khỏi dính vào lá.
Bánh lá gai ngày tết thường gói có hình chóp nón vuông góc thẳng cạnh thật đẹp. Khi gói xong bánh, mẹ xếp bánh cẩn thận trên chiếc vỉ đặt trong nồi nước để hấp. Lúc bánh chín, mẹ lại vớt ra xếp trên chiếc nia đợi nguội rồi mới xếp cẩn thận từng phần gửi cho ông bà, người thân, biếu tặng và phần để dành ngày tết trong gia đình.
Cùng với bao nhiêu món ngon khác, những chiếc bánh lá gai thường có trong mâm hoa quả, bánh trái dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày giỗ, đặc biệt là ba ngày tết cổ truyền. Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, tiện lợi hơn nhiều, song mẹ tôi và nhiều người khác vẫn không quên thói quen làm bánh lá gai mỗi độ xuân về.
Theo PNO
Menu vừa cơm vừa bánh mì lạ mà hay Bạn có thể nấu một thực đơn bò sốt vang để đãi cả nhà, sẽ hấp dẫn vô cùng đấy! MÓN KHAI VỊ: Bánh mì nướng tôm là một món khai vị khá lạ miệng, lại không tốn nhiều thời gian chế biến. Nếu không có lò nướng, bạn có thể cho bánh mì vào chảo dầu chiên vàng cũng rất ngon nhé!...