Mẹ có biết: Trẻ ngủ muộn CHẬM PHÁT TRIỂN cả thể lực và trí tuệ?
Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngủ ngày cày đêm. Trẻ ngủ muộn dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Nhưng nhiều cha mẹ dường như “bất lực” khi không thể cho con đi ngủ sớm hơn.
Sau khoảng thời gian suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, đến khi ra đời, bé phải đối mặt với nhiều sự thay đổi. Lúc này, bé cũng chưa phân biệt được ngày và đêm. Do đó, bé thường ngủ li bì vào ban ngày, thức khuya vào ban đêm. Cha mẹ cũng vì con mà mất ngủ theo.
Với những trẻ ngủ muộn, hay thức đêm, cha mẹ mệt mỏi vì phải thức theo con, phải dậy vào ban đêm để chăm sóc bé, thậm chí phải căng thẳng vì bé không chỉ thức mà còn quấy khóc và chỉ chịu ngủ khi đã mệt lả. Việc đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé.
Trẻ em từ 1 đến 2 tháng tuổi thường sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm. Nhiều bé sau 4 tháng tuổi mới có thể phân biệt ngày và đêm. Nếu trẻ đi ngủ muộn, ngủ ít vào ban đêm, bé sẽ còi cọc chậm lớn, do hormone tăng trưởng chỉ tiết ra vào ban đêm và trong lúc bé ngủ.
Để nhanh phát triển, tăng cân, cao lớn, bé cần đi ngủ trước 10 giờ tối mỗi đêm. Bé cũng cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Có như vậy, hormone tăng trưởng mới có thể hoạt động tối ưu.
Những ảnh hưởng nặng nề khi bé thức khuya
1/ Ảnh hưởng đến trí não, khả năng nhận thức
Giáo sư Amanda Sarker đến từ Đại học London, Anh tiến hành nghiên cứu hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, ông nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Từ nghiên cứu này, giáo sư đưa ra kết luận trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, không có lợi cho sự phát triển trí não.
2/ Giảm sức đề kháng
Khi ngủ, thể lực và các chức năng bên trong cơ thể sẽ được phục hồi. Nếu trẻ ngủ muộn, sức đề kháng sẽ bị giảm, dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường…
3/ Ảnh hưởng đến chiều cao
Từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, và hormone này chỉ tiết ra khi bé ngủ say. Do đó, nếu trẻ ngủ muộn, thiếu ngủ, sẽ chậm phát triển chiều cao.
Video đang HOT
4/ Ảnh hưởng đến tính cách
Trẻ ngủ muộn thường xuyên rất hay cáu gắt, nóng nảy, gào khóc, thiếu kiên nhẫn…
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé ngủ muộn?
Việc bé đi ngủ muộn không chỉ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe bé, làm bé chậm lớn, thấp bé, mà còn khiến mẹ mệt mỏi. Do đó, mẹ cần khắc phục tình trạng này, đưa bé vào “quy củ” ngay.
1/ Mẹ cần hiểu được thói quen ngủ của bé
Thói quen ngủ của trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Bé sẽ ngủ đến 16 giờ mỗi ngày và thức dậy sau mỗi 3-4 giờ trong tháng đầu tiên. Khi bé sơ sinh đủ 3 tháng tuổi trở lên, con đã có thể tự ngủ vào ban đêm nếu được mẹ tập cho thói quen này cũng như dạy bé phân biệt ngày và đêm.
2/ Tại sao bé không chịu ngủ?
Có thể bé chưa phân biệt được ngày đêm, nên dù khuya bé vẫn thức chơi. Ngoài ra, có thể do bé còn đói. Bởi vậy, trước khi đặt bé xuống giường, mẹ cần đảm bảo con đã bú no. Việc bé bú không đủ no còn khiến con phải thức dậy giữa đêm đòi bú, và sau đó là bé thức luôn tới sáng mà không ngủ lại.
Nếu mẹ đã cho bé bú no trước khi đặt bé vào nôi, ru bé ngủ, mẹ không cần thiết phải đánh thức bé dậy để cho bú. Nhiều mẹ vì sợ con không tăng cân, do đó thường xuyên đánh thức con dậy giữa đêm để cho bú với ý nghĩ, bú vào lúc này sẽ giúp con tăng cân. Thực ra, khi bé đang ngủ sâu vào khoảng giữa đêm là lúc các hormone tăng trưởng phát ra và hoạt động mạnh nhất.
Nhiều khi bé thức khuya lại do nguyên nhân đến từ mẹ. Do mẹ thức khuya, nên thường cho bé đi ngủ trễ, khiến bé hình thành thói quen ngủ trễ ngay từ lúc sơ sinh. Sau này, khi bé lớn lên, sẽ rất khó để tập cho bé đi ngủ sớm.
Việc cho bé chơi các trò chơi hoạt động mạnh, kích thích bé lúc ngủ, tiếng ồn quá lớn… cũng khiến bé khó ngủ, trằn trọc, thao thức.
3/ Làm thế nào để cho bé đi ngủ sớm?
Làm thế nào để giải quyết vấn đề giấc ngủ của bé? Đây là câu hỏi rất nhiều phụ huynh đặt ra với mong muốn giải quyết rốt ráo tình trạng con thức khuya. Hãy xem đâu là cách mẹ có thể áp dụng trong số những giải pháp dưới đây nhé:
Cho bé ăn no, bú no để bé không bị đói khiến bé khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm để đòi ăn;
Cho bé ngủ trên giường nệm thơm tho sạch sẽ và thoải mái;
Cần để mắt tới bé luôn luôn để ru bé ngủ lại nếu bé thức giấc;
Phòng ngủ cần yên tĩnh sạch sẽ, không có các loại côn trùng;
Không mở máy lạnh quá lạnh hay quá nóng;
Tắt đèn trong phòng bé, để bé biết đã đến giờ đi ngủ;
Ngưng ngay những tiếng ồn có thể làm bé khó ngủ hoặc thức giấc như: tiếng máy giặt, tivi…;
Không đưa bé ra ngoài chơi sau 8 giờ tối;
Không cho bé chơi đùa, chạy nhảy, vận động mạnh trước giờ đi ngủ;
Cho bé đi ngủ đúng giờ mỗi đêm;
Có thể hát ru cho bé hoặc cho bé nghe những bản nhạc không lời êm dịu để bé có thể ngủ ngoan và bớt giật mình tỉnh giấc.
Theo Webtretho
Con nguy kịch vì bố mẹ nhờ thầy lang đắp lá ngải
Gia đình cho rằng con bị "mở khóa đầu" nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp. Khi tình trạng bệnh của bé nặng hơn, gia đình mới cho con nhập viện điều trị.
Bác sĩ Phí Xuân Thi, khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi V.M. H. (6 tháng tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) bị viêm não - màng não trong tình trạng nặng.
Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, quấy khóc, bỏ bú được gia đình cho nhập viện kiểm tra. Kết quả khám lúc vào viện cho thấy trẻ lơ mơ, sốt cao 39 độ C, thóp phồng, có dấu hiệu cổ cứng, vạch màng não.
Gia đình cho biết trước đó ở nhà bé có biểu hiện bỏ bú, sốt, ngủ li bì, sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng. Gia đình cho rằng bé bị "mở khoá đầu" nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp cho bé. Đến khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, gia đình mới cho bé nhập viện điều trị.
Bệnh nhi đang được bác sĩ thăm khám . Ảnh: BSCC.
Tại bệnh viện, qua khám sàng lọc và hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé bị Sốc nhiễm khuẩn/viêm não - màng não, tiên lượng nặng, tiến triển chậm.
Hiện tại, bệnh nhi được điều trị thở máy, kháng sinh, vận mạch, an thần, hạ sốt, tiên lượng nặng, tiến triển chậm, thời gian điều trị kéo dài.
Theo bác sĩ Thi, "mở khóa đầu" từ lâu đã được người dân dùng để chỉ một căn bệnh ở trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ mới sinh được vài ngày, bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì, phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. Mọi người thường chữa theo cách dân gian như đốt ngải, đắp thuốc vào thóp. Việc làm này rất nguy hiểm bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu điều trị không đúng cách rất dễ dẫn đến xuất huyết não, giãn thành mạch, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.
Trẻ sơ sinh có các biểu hiện trên có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn tiêu hóa. Để xác định nguyên nhân các gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị sớm; tránh việc sau khi chữa bằng kinh nghiệm dân gian không khỏi mới đưa đi bệnh viện thì đã muộn. Hơn nữa, người dân nên thay đổi cách nhìn nhận sai lầm về căn bệnh "mở khóa đầu" và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, chữa trị một cách khoa học, hiệu quả.
Theo Zing
Chuyên gia tư vấn cách cải thiện tiêu hóa giúp trẻ ngủ ngon hơn Chán ăn, khó tiêu, chướng hơi, đây bụng, thường xuyên quây khóc, thức giâc giữa đêm... là hàng loạt các vấn đề tiêu hóa kém thường gặp ở trẻ nhỏ khiên nhiêu bố mẹ đau đâu tìm cách giải quyêt. Hãy cùng theo dõi tư vấn từ chuyên gia để giúp trẻ cải thiện tiêu hóa để hấp thu tốt, ngủ ngon hơn!...