Mật ong có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Tiêu thụ mật ong ở mức vừa phải có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, nó có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng.
Theo Verywell Health , bệnh tiểu đường là một căn bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu quá cao. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường phải theo dõi và quản lý lượng carbohydrate của họ để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đường là một loại carbohydrate mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường được cho là “vượt quá giới hạn” đối với họ. Tuy nhiên, có nhiều loại đường khác nhau và những người mắc bệnh tiểu đường thường thắc mắc rằng, liệu mật ong có tốt hơn cho họ so với đường trắng?
Mật ong là chất ngọt tự nhiên, nó được cấu tạo chủ yếu từ nước và hai loại đường fructose và glucose, chứa khoảng 30% đến 35% glucose và 40% fructose.
Các thành phần còn lại là các loại đường khác và một lượng nhỏ (khoảng 0,5%) vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Mỗi thìa mật ong chứa khoảng 17 gram carbohydrate và 60 calo.
Còn đối với đường trắng truyền thống hoặc đường sucrose, nó được tạo thành từ khoảng 50% glucose và 50% fructose. Một muỗng đường trắng chứa 13 gram carbohydrate, không có vitamin và khoáng chất.
Video đang HOT
Mật ong có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng. Ảnh: Rapeepong Puttakumwong / Getty
Mật ong ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?
Mật ong là một loại carbohydrate, được cho là sẽ tác động đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Tuy nhiên, khi so sánh với các loại đường khác, nó có thể ít ảnh hưởng hơn.
Một nghiên cứu đã quan sát tác động đường huyết của mật ong so với đường glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Họ tiến hành đo lượng đường trong máu của những người tham gia vào một và hai giờ sau khi uống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng với mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó là sự sụt giảm. Hai giờ sau khi uống mật ong, lượng đường trong máu thấp hơn so với giờ đầu tiên.
Mặt khác, lượng đường trong máu khi tiêu thụ glucose cao hơn so với uống mật ong trong giờ đầu tiên và tiếp tục tăng ngay cả trong giờ thứ hai.
Vì mật ong thể hiện mức đường huyết đỉnh điểm ngắn hơn, nên mật ong có tác dụng hạ đường huyết thấp hơn so với đường glucose. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm là cần thiết để xác minh tuyên bố này.
Mật ong có nguy cơ đối với người bị bệnh tiểu đường?
Giống như bất kỳ chất tạo ngọt nào khác, mật ong cần được tiêu thụ điều độ, do khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ mật ong.
Vì mật ong ngọt hơn đường trắng nên bạn không cần dùng nhiều để có được độ ngọt như ý. Khi mua mật ong, hãy đảm bảo rằng mật ong là thành phần duy nhất được liệt kê trong sản phẩm, không có thêm đường.
Trong khi mật ong có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi khác như vitamin và khoáng chất, bạn cần phải tiêu thụ nhiều hơn mức khuyến cáo để đáp ứng yêu cầu hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ một lượng lớn mật ong chỉ để bổ sung đủ vitamin và các loại khoáng chất này.
Cách thưởng thức mật ong an toàn với bệnh tiểu đường
Mật ong vẫn được coi là một loại đường bổ sung trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có thể thưởng thức nó một cách an toàn khi tiêu thụ điều độ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.
Một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Hãy ghi nhớ hàm lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn khi thêm ăn mật ong vào để không lạm dụng quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết. Đảm bảo cân bằng bất kỳ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ nào có chứa mật ong với các thực phẩm bổ dưỡng khác có hàm lượng carbohydrate thấp hơn.
Mật ong ở mức vừa phải có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình.
Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, tốt nhất bạn nên hạn chế mật ong và các loại đường bổ sung khác trong chế độ ăn uống của bạn, theo Verywell Health.
Nghệ có thể giúp giảm đường máu
Nghệ có thể giúp giảm lượng đường trong máu, do đó giúp giảm các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Điều này là do nghệ có chứa curcumin, đây chính là hoạt chất mang lại lợi ích này. Do đó, một trong những phương pháp dùng nghệ là thêm nghệ vào thức ăn làm gia vị. Việc bổ sung nghệ vào thức ăn và đồ uống sẽ giúp giảm viêm và stress oxy hóa (đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2).
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các lợi ích của việc thêm nghệ vào thực phẩm. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng chất curcumin có thể có tác động tích cực đến lượng đường trong máu cao và cải thiện độ nhạy insulin.
Theo thông tin được công bố bởi Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, curcumin có một loạt các đặc tính sinh lý và dược lý: Chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, bảo vệ thần kinh.
Có thể trộn một chút bột quế với sữa và nghệ, và thức uống này nên được uống vào buổi sáng. Sự kết hợp của các loại gia vị mạnh này có thể làm giảm mức insulin và chất béo trung tính được kích hoạt bởi thực phẩm giàu chất béo, có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường Đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi phổ biến này. Loại bỏ căng thẳng là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, và nếu bạn...