Lý do tuổi thọ người Mỹ thấp nhất gần 30 năm qua
Tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 76,4 năm, đứng nhóm cuối trong danh sách 48 nước được khảo sát.
Dữ liệu gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, tuổi thọ của người Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất gần 30 năm qua. Với mức sống thọ trung bình 76,4 năm, Mỹ đã bị hầu hết các quốc gia phát triển khác làm cho lu mờ.
Theo Ngân hàng Thế giới, Mỹ ghi nhận mức tuổi thọ thấp hơn như vậy vào năm 1996, cách đây 27 năm.
Trong số 48 nước được khảo sát, Mỹ đứng ở vị trí thứ 34. Năm 2003, Mỹ xếp hạng 10. Sự thay đổi đó khiến quốc gia này nằm trong top 6 nước có mức giảm tuổi thọ lớn nhất.
Số lượng dân sống thọ, khỏe mạnh ở Mỹ không cao so với các nước phát triển. Ảnh minh họa: 1thcm
Tuổi thọ trung bình ở các nước trong khối OECD và đối tác là 80,3 tuổi. Trong đó, Thụy Sĩ đứng đầu (83,9 tuổi) và Latvia thấp nhất (73,1 tuổi). Tính trung bình, phụ nữ sống lâu hơn nam giới. Khoảng cách giới tính là 5,4 năm: phụ nữ (83 tuổi) so với nam giới (77,6 tuổi).
Mức tuổi thọ của người dân trong các nước trên đã giảm 0,7 năm do tác động của đại dịch Covid-19. Con số này bắt đầu tăng trở lại vào năm 2022. Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận mức tăng bắt đầu chậm ngay cả trước đại dịch, đặc biệt đối với phụ nữ.
Theo NY Post, bệnh tim (nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người Mỹ), đột quỵ, béo phì và tiểu đường (số ca dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050) là những căn bệnh chính ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Ô nhiễm không khí, hút thuốc và uống rượu được coi là những yếu tố nguy cơ hàng đầu cản trở việc tăng tuổi thọ.
Dữ liệu cho thấy Mỹ có tỷ lệ người hút thuốc hằng ngày thấp hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân đầu người và tỷ lệ tử vong do ô nhiễm ở Mỹ cao hơn mức trung bình so với các quốc gia phát triển khác.
Không chỉ vậy, Mỹ còn phải vật lộn với đại dịch béo phì khi tỷ lệ người dân thừa cân của nước này tệ hơn mức trung bình.
Tiến sĩ Steven Woolf đánh giá: “Mỹ có thể là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới và chắc chắn chi tiêu nhiều hơn mọi quốc gia cho việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, người Mỹ ốm yếu hơn và chết sớm hơn người dân ở hàng chục quốc gia”. Đánh giá này tương tự báo cáo của OECD.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Woolf được công bố trên tạp chí Y tế Công cộng Mỹ, ngay cả những người Mỹ có lối sống lành mạnh như không béo phì hoặc không hút thuốc dường như vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm cùng lứa tuổi ở các quốc gia khác.
“Phân tích mới cho thấy tình trạng tử vong sớm ở người Mỹ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn hơn và kéo dài hơn nhiều so với những gì được nhận định trước đây”, Tiến sĩ Woolf nói thêm.
Mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi này có thể rút ngắn tuổi thọ 14 năm
Nghiên cứu mới, được công bố tạp chí y khoa The Lancet Diabetes & Endocrinology, đã phát hiện thời điểm phát bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Theo đó, phát bệnh tiểu đường ở độ tuổi càng trẻ thì càng rút ngắn tuổi thọ. Thậm chí nếu phát bệnh ở tuổi 30, người bệnh sẽ giảm thọ tới 14 năm, theo tờ Express.
Các ước tính trước đây cho thấy trung bình người lớn mắc bệnh tiểu đường giảm hơn 6 năm tuổi thọ so với không mắc. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa biết rõ mức độ giảm tuổi thọ thay đổi thế nào theo độ tuổi phát bệnh.
Để giải đáp câu hỏi này, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm mới.
Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?
Phát bệnh tiểu đường ở độ tuổi càng trẻ càng rút ngắn tuổi thọ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu quốc tế lớn do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge và Đại học Glasgow (Anh) dẫn đầu, đã kiểm tra dữ liệu của 1,5 triệu người từ 19 quốc gia.
Kết quả đã phát hiện trung bình, cứ mỗi thập niên phát bệnh tiểu đường sớm hơn thì tuổi thọ giảm khoảng 4 năm.
Cụ thể: Phát bệnh tiểu đường ở tuổi 30 làm giảm tuổi thọ 14 năm, ở tuổi 40 sẽ giảm 10 năm, và tuổi 50 sẽ giảm 6 năm tuổi thọ, theo Express.
Mức độ giảm tuổi thọ ở phụ nữ nhiều hơn một chút so với nam giới.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng phần lớn việc giảm tuổi thọ liên quan đến bệnh tiểu đường là do các biến chứng như đau tim, đột quỵ và chứng phình động mạch, hoặc ung thư.
Tiến sĩ Stephen Kaptoge, chuyên gia cao cấp tại Đơn vị Dịch tễ học Tim mạch (CEU), Đại học Cambridge, cho biết những phát hiện này nêu bật nhu cầu cấp thiết phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ đang gia tăng trên toàn cầu.
Phần lớn việc giảm tuổi thọ liên quan đến bệnh tiểu đường là do các biến chứng như đau tim, đột quỵ và chứng phình động mạch, hoặc ung thư. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mức độ béo phì ngày càng tăng, chế độ ăn uống kém và thói quen ít vận động đang làm tăng nhanh số ca mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới.
Riêng năm 2021, ước tính có 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới và số người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng.
Giáo sư Naveed Sattar từ Viện Khoa học Tim mạch và Y tế, Đại học Glasgow, cho biết thêm: Phát hiện của chúng tôi cho thấy sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, sau đó kiểm soát tốt mức đường huyết có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của tình trạng này, theo Express.
Ai vẫn duy trì 7 thói quen này chẳng khác nào đang 'tự đầu độc' và tự rút ngắn tuổi thọ của mình, ai không có xin chúc mừng! Nói đến sống thọ, sống khỏe, nhiều người cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định tuổi thọ của mỗi người. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng các yếu tố như môi trường, lối sống và chế độ ăn uống... mới là chìa khóa để có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Có những thói...