Lý do người đàn ông có chiếc kim trong não suốt 20 năm mà không hay biết
Người đàn ông sống ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) tưởng mình bị phình động mạch nhưng bác sĩ phát hiện ông có kim trong não suốt thời gian dài.
Kết quả chiếu chụp cho thấy chiếc kim dài 1,3cm màu vàng và hơi nhọn nằm trong động mạch não phía sau mắt phải của người đàn ông 74 tuổi. Dị vật gây chảy máu trong khiến bệnh nhân gặp vấn đề về trí nhớ, phải đi khám.
Gia đình cho biết chiếc kim này có khả năng đã tồn tại trong não bệnh nhân suốt hai thập kỷ. Người bệnh từng châm cứu vào đầu những năm 2000 vì chứng đau nửa đầu dai dẳng. Chiếc kim có thể đã bị gãy trong quá trình châm cứu và sau đó di chuyển vào động mạch phía sau mắt.
Dị vật trong não bệnh nhân Trung Quốc. Ảnh: Daily Mail
Theo Daily Mail, các bác sĩ phẫu thuật mở hộp sọ của người đàn ông để lấy chiếc kim ra. Họ phải cắt xuyên qua màng cứng bên ngoài não và sử dụng kính vi phẫu để tiến hành ca mổ, tránh ảnh hưởng các động mạch và cấu trúc quan trọng.
Hậu phẫu, người đàn ông hồi phục tốt và được rút máy thở sau 10 ngày điều trị.
Nhưng rồi bệnh nhân nhiễm trùng phổi khi đang nằm viện và qua đời ba tuần sau đó. Các bác sĩ cho biết tình trạng nhiễm trùng có thể liên quan đến việc bệnh nhân mất ý thức trong ca mổ. Điều này vô hiệu hóa khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng phổi như phản xạ ho hoặc nôn trớ.
Các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông mắc chứng giả phình mạch nội sọ – máu rò rỉ khỏi mạch máu trong não nhưng được các mô xung quanh giữ lại. Trong khi đó, chứng phình mạch thực sự xảy ra khi thành mạch yếu và phồng lên do tích tụ máu.
Video đang HOT
Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong y văn về chứng giả phình mạch do kim châm cứu gây ra. Các ca trước đây thường do nhiễm trùng làm tổn thương động mạch trong não cũng như chấn thương hoặc va chạm mạnh vào đầu.
Ca bệnh được chia sẻ trên tạp chí Medical Case Reports. Tiến sĩ Qiang Li, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Bệnh viện Đại học Y Tây Nam (Trung Quốc), đánh giá: “Các ca giả phình mạch nội sọ do dị vật đầy thách thức và hiếm gặp, cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Những trường hợp như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nghi ngờ, đặc biệt trong những ca liên quan đến chấn thương”.
Châm cứu là phương pháp thực hành y học cổ truyền của châu Á khi thầy thuốc châm các mũi kim nhỏ vào một số điểm trên cơ thể để kích thích năng lượng. Theo các chuyên gia, cách làm này có thể giảm đau, giảm căng thẳng, thậm chí hỗ trợ phục hồi khớp khi kích thích dây thần kinh và máu lưu thông.
Điều nguy hiểm khi mắc thủy đậu ít ai biết
Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt đỏ rất lâu khỏi và dẫn đến nhiều biến chứng.
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện. Ảnh: Labbompastor.
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em do virus varicella-zoster gây ra.
Trẻ thường dễ mắc bệnh thủy đậu vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5. Khi thanh thiếu niên và người lớn mắc bệnh này, họ có thể bị bệnh nặng.
Nguồn lây duy nhất là người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang khi nói, ho, hắt hơi.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi và họng, theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...), gây nên những nốt phỏng ở đó.
Biến chứng nguy hiểm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thủy đậu gây phát ban đỏ, ngứa, biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng. Sau đó, chúng đóng vảy, cuối cùng bong ra.
Một số trẻ chỉ xuất hiện một vài đốm, nhưng ở nhiều trẻ khác, đốm có thể bao phủ toàn bộ cơ thể. Những vết này thường xuất hiện trên mặt, tai và da đầu, dưới cánh tay, trên ngực và bụng, trên cánh tay và chân. Thường mất khoảng một tuần để tất cả mụn nước đóng vảy.
Các triệu chứng điển hình khác có thể bắt đầu xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban bao gồm: Sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, đau đầu.
Các biến chứng do thủy đậu có thể xảy ra, nhưng không phổ biến ở những người khỏe mạnh mắc bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu bao gồm:
Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm nhiễm trùng liên cầu nhóm A.
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi).
Nhiễm trùng hoặc sưng não (viêm não, mất điều hòa tiểu não).
Các vấn đề về chảy máu (biến chứng xuất huyết).
Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).
Mất nước.
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Mặc dù hầu hết người bệnh mắc thủy đậu đều nhẹ và tự khỏi, một số trường hợp có thể dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng gọi là viêm cân hoại tử (hay "bệnh ăn thịt").
Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng?
CDC cho hay bất cứ ai chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine thủy đậu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em thường phải nghỉ học từ 5 đến 6 ngày do bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Những người có thể mắc bệnh thủy đậu nghiêm trọng và có nguy cơ cao bị biến chứng bao gồm:
Trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai.
Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật hoặc thuốc men (bị HIV/AIDS hoặc ung thư; bệnh nhân được cấy ghép; đang hóa trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc sử dụng steroid lâu dài).
Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể truyền sang con trước và sau khi sinh. Em bé bị lây từ mẹ trước khi sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, các vấn đề về mắt, tổn thương não hoặc tay và chân không được hình thành đầy đủ.
Trẻ sau khi sinh mắc thủy đậu có thể rất nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng trong tháng đầu đời.
Các trường hợp tử vong do thủy đậu rất hiếm do tiêm phòng vaccine có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, một số trường hợp tử vong do thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, chưa được tiêm phòng.
Làm gì khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp? Con trai của tôi hơn 2 tuổi và có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Bé được chẩn đoán nhiễm RSV. Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào? Tôi có con trai hơn 2 tuổi. Gần đây, bé có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Đến bệnh viện kiểm tra thì bé được chẩn đoán mắc nhiễm virus hợp...