Lý do không nên uống cà phê ngay khi mới ngủ dậy
Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn.
Đối với nhiều người, một tách cà phê nóng bốc khói vào buổi sáng là phần không thể thiếu trong lịch trình hằng ngày. Nhưng một chuyên gia đã cảnh báo không nên có thói quen này bởi nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố của bạn.
Nhà trị liệu dinh dưỡng Olivia Hedlund cho biết, việc uống cà phê khi bụng đói có thể đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng cao độ.
Vị chuyên gia người Australia giải thích: “Bạn đang làm rối loạn nội tiết tố của mình. Cà phê có tính axit gây khó chịu cho dạ dày vào buổi sáng. Loại nước uống này còn khiến cơ thể rơi vào phản ứng căng thẳng, sản sinh ra cortisol – hormon chống stress, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết”.
“Đó là lý do một số người cảm thấy bồn chồn khi họ uống cà phê vào buổi sáng. Mặc dù ngon nhưng cà phê có thể tác động mạnh tới bạn, đặc biệt là phụ nữ”.
Video đang HOT
Không ít người còn cảm thấy phấn khích như có thể chinh phục cả thế giới sau khi uống cà phê. Nhớ lại những trải nghiệm của bản thân, chuyên gia Hedlund cho biết, cô từng uống nhiều cà phê khi bụng đói: “Tôi cảm thấy như mình đang ở trên đỉnh của thế giới, sau đó tôi sẽ có một loạt mụn nội tiết tố và tự hỏi tại sao. Đó là do cơ thể bạn đang căng thẳng”.
Nhưng nếu bạn vẫn cần cà phê buổi sáng cho một ngày tỉnh táo, chuyên gia Hedlund chia sẻ một giải pháp.
“Hãy ăn một chút gì đó trước khi uống cà phê. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt nếu bạn đang bị mất cân bằng hormone hoặc có các vấn đề về đường ruột”, cô nói thêm.
Theo The Sun, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện cà phê có ảnh hưởng khác nhau đến nam giới và nữ giới. Một phân tích trên 21.000 người Na Uy cho thấy một số loại cà phê có thể gây hại cho tim của bạn – và nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ khác nhau.
Theo đó, uống cà phê pha từ espresso – ví dụ như Americano và Flat White – dẫn đến sự gia tăng cholesterol ở nam giới, gần như gấp đôi mức tăng ở nữ giới. Bởi vậy, đàn ông nên chọn uống cà phê phin.
Cà phê chứa các hợp chất chủ yếu là cafestol và kahweol, làm tăng cholesterol. Cholesterol cao, chủ yếu do ăn thực phẩm béo, béo phì, hút thuốc, uống rượu, lười vận động, có thể gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ hoặc bệnh tim.
Tuy nhiên, một số phân tích khác cũng ghi nhận, uống cà phê ở mức độ vừa phải đem lại lợi ích. Cà phê chứa caffeine, polyphenol, chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Phát hiện trường hợp mắc hội chứng 'đứng ngồi không yên' do kích thích đường sinh dục
Sau khi được tiểu phẫu sa sinh dục và về nhà, nữ bệnh nhân 63 tuổi luôn nghĩ rằng khối sa sinh dục không được đặt đúng chỗ dẫn đến lo lắng, bồn chồn, mất ăn mất ngủ, đôi khi "muốn chết vì thấy quá khó chịu".
Qua thăm khám, bác sĩ nhận định bệnh nhận bị hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường sinh dục. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong điều trị tâm lý tâm thần.
Tại hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 2022, ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa, Đơn vị Tâm lý tâm thần Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã có báo cáo về việc tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bị hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường sinh dục. Đây là một ca hiếm gặp trong điều trị tâm lý tâm thần.
ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa báo cáo trường hợp hiếm gặp hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường sinh dục.
Theo ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa, Akathisia là một hội chứng tâm thần vận động. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Akathisia thường xuyên bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với tình trạng than phiền về các triệu chứng cơ thể, điều thường gặp ở nhóm đối tượng bệnh nhân có lo âu mức độ nhiều. Bên cạnh đó, nhóm triệu chứng sinh dục cũng có tần suất hiếm gặp trên lâm sàng, chủ yếu chỉ được mô tả qua một vài báo cáo lâm sàng. Chính vì những điều này, bệnh nhân mắc Akathisia thường đến khám nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi được chuyển gửi hoặc phát hiện ra bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Cụ thể, bệnh nhân nữ 63 tuổi đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vì cảm giác khó chịu ở cơ quan sinh dục. Theo mô tả, bệnh nhân cảm thấy phía trong âm đạo liên tục co bóp gây cảm giác "thốn", "không thể ngồi yên được", "phải đi tới đi lui cho đỡ". Bệnh nhân cho biết, một tháng trước, bà có cảm giác co bóp khó chịu ở vùng sinh dục nhưng vẫn ngồi yên được. Sau khi khám chuyên khoa sản - phụ khoa tại một bệnh viện, bà được chẩn đoán sa sinh dục độ 2 và được thực hiện tiểu phẫu. Tuy nhiên, sau tiểu phẫu, bà cảm thấy co bóp tăng thêm, khó chịu đến mức phải đi tới đi lui, đêm không ngủ được.
Tuy nhiên, qua thăm khám phụ khoa không ghi nhận bất thường về giải phẫu, vị trí hay vận động của vùng sinh dục tương ứng với cảm giác co bóp và bồn chồn dữ dội của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân được giới thiệu thăm khám chuyên khoa tâm thần. ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa cho biết, tại buổi thăm khám đầu tiên ở khoa Tâm thần, bệnh nhân có biểu hiện căng thẳng rõ rệt, ngồi không yên, bồn chồn, bứt rứt dữ dội, đi tới đi lui trong phòng khám. Đặc biệt, bệnh nhân liên tục than phiền và có niềm tin mạnh mẽ rằng khối sa sinh dục không được đặt đúng chỗ, thừa nhận lo lắng nhiều, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, giảm tập trung chú ý, đôi khi "muốn chết cho rồi vì thấy quá khó chịu".
ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa cho rằng, Akathisia gây nên những tác động tiêu cực, gia tăng gánh nặng của người chăm sóc và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, đến mức người bệnh có thể gia tăng ý nghĩ tự sát, xuất hiện hành vi gây hấn và bạo lực. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và tiếp cận Akathisia hiện tại vẫn là một thách thức lớn trong thực hành lâm sàng vì mức độ biểu hiện triệu chứng đa dạng, chồng lấp, dễ gây nhầm lần.
"Việc chẩn đoán và điều trị đúng giúp giảm nguy cơ làm nặng lên triệu chứng Akathisia; đồng thời giảm các nguy cơ về ý tưởng tự sát, hành vi gây hấn, kích động. Bên cạnh đó, việc phát hiện và chẩn đoán đúng còn giúp giảm gánh nặng cho người chăm sóc, giảm thời gian chịu đựng, tiết kiệm chi phí điều trị và tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh", ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa thông tin thêm.
Hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 2022 có sự tham gia của hơn 200 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, các chuyên gia đến từ các bệnh viện lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các bệnh viện trong hệ thống y khoa Hoàn Mỹ. Đây là hoạt động mang tính thường niên và được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao và phát triển chuyên môn chất lượng hơn thông qua việc trình bày các dự án nghiên cứu khoa học nổi trội của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện trong năm 2022. Hội nghị có 31 đề tài nghiên cứu ở tất cả các lĩnh vực như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh - đột quỵ, sản phụ, chấn thương chỉnh hình, chẩn đoán hình ảnh, ung bướu, dược, dinh dưỡng...
Bị bệnh gút có nên uống cà phê? Những người bị bệnh gút có nên uống cà phê không là băn khoăn của nhiều người. Bệnh gút (hay có tên gọi khác là thống phong) - một loại bệnh viêm khớp thường gặp - do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric...