Lựa chọn thực phẩm theo thuyết âm dương
Nguyên tắc âm dương bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Hoa. Âm và dương đều mang tính tương đối, không cái nào tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn mà quan trọng là phải có sự cân bằng.
Tùy theo cơ địa từng người (người khỏe, người yếu, người hàn, người nhiệt) mà xử lý cho thích hợp. Do đặc điểm sinh lý, khí huyết thịnh suy theo tuổi, nên căn cứ đặc trưng của tuổi mà phối hợp chế biến. Bữa ăn hằng ngày có được sự cân bằng âm dương sẽ khiến cơ thể hấp thụ dễ dàng chất dinh dưỡng, khỏe mạnh và dẻo dai.
Trẻ em: Trẻ em âm dương chưa đầy đủ, sinh trưởng và phát triển nhanh, cần chú ý cung ứng đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng do tỳ vị thường hư nhược, không tiếp thu được nhiều chất bổ, dễ thương thực và dẫn đến thực tích, hay bị giun sán; ăn uống nên chú ý chất lượng hơn khối lượng, nên bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ tỳ vị.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em gồm: sữa bò, mật ong, tôm, cá tươi, các loại rau; thực phẩm kiện tỳ tiêu thực: sơn tra, thần khúc, kê nội kim, dùng cháo củ mài, mứt quả sơn tra. Lưu ý: nên cẩn thận với đồ ăn thức uống nhiệt và bổ dưỡng mạnh.
Cá hồi, tôm, rau quả tươi và các loại hạt giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Người cao tuổi: Trong cơ thể con người, tỷ lệ cơ nhục và mỡ thay đổi theo tuổi, từ 25 – 75 tuổi, tổ chức cơ nhục giảm dần từ 47- 36% và tổ chức mỡ lại tăng từ 20- 36%, nên người già dễ bị béo phì. Người già cơ chế sinh lý suy giảm, khí huyết bất túc, âm dương dần suy, vị giác dần giảm sút dẫn đến ăn không ngon miệng, răng rụng nên khó nhai nuốt, rối loạn đường ruột kéo theo vấn đề tiêu hóa…
Lựa chọn đồ ăn thức uống cần ăn đủ protein, chất béo, đường bột, vitamin, muối khoáng và chất xơ; nên âm hư bổ âm, dương hư bổ dương, khí hư bổ khí, huyết hư bổ huyết, đồng thời chống não suy và phòng bệnh Alzheimer.
Một số thực phẩm chống não suy: sữa ong chúa, phấn hoa, hắc đại đâu, nấm hương, ngân nhĩ, cá, hồ đào nhục, trứng chim cút, óc lợn… Chúng cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não, làm chậm sự thoái hóa công năng của đại não.
Người cao tuổi còn bị tăng huyết áp, mỡ máu và cholesterol trong máu cao, nên cần chọn đồ ăn thức uống dự phòng và điều trị các bệnh đó. Do cơ chế sinh lý giảm dần nên tiêu hóa kém, cần nhai kỹ khi ăn, chú ý chọn dùng cháo, canh, miến, ẩm, thang cho dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, chọn lọc thực phẩm phối hợp: sơn tra, hoài sơn, kê nội kim, thần khúc để trợ giúp tiêu hóa.
Tuy nói âm dương, khí huyết hư nhược; nhưng thông thường là âm tâm bất túc, hư hỏa nội sinh nên người thường bứt rứt, bực dọc, dễ sinh cáu gắt, miệng khô, lưng đau, đại tiện táo bón; dùng đồ ăn thức uống bổ thận dưỡng âm: đỗ đen, rau má, bách hợp, ngó sen, hoa cúc, mã thầy, cua bể, củ cải…
Trên cơ sở đó, nên dùng đồ ăn thức uống bổ mà dễ tiêu hóa (quỳnh ngọc cao, dương tạng cao). Lưu ý: cẩn thận khi dùng thức ăn khó tiêu và có tính mát lạnh.
Hồ đào bổ khí huyết, chống lão suy, rất tốt cho người cao tuổi.
Phụ nữ: Phụ nữ có sinh lý đặc biệt về kinh nguyệt, đới hạ, thai sản cũng là nguyên nhân khiến huyết dịch dễ bị suy tổn, cơ thể dễ hư nhược bất túc.
Lựa chọn đồ ăn thức uống cho phụ nữ cần chú ý đến bổ ích âm huyết: gạo nếp, cẩm, lạc, vừng, long nhãn, táo đỏ, gan lợn, cá diếc…; kết hợp với đặc điểm thể chất và triệu chứng bệnh mà chọn thực phẩm và các đồ ăn thức uống phù hợp.
Phụ nữ cho con bú nên dùng đồ ăn thức uống có tác dụng thông sữa, tăng sữa: móng chân lợn (trư đề), hải sâm, mẫu lệ, sữa bò. Phụ nữ có lượng đới hạ ra nhiều nên chọn ý dĩ nhân, phục linh, hoài sơn làm đồ ăn thức uống chủ yếu trong các phương pháp điều trị.
Phụ nữ mang thai không dùng các liệu pháp có tác dụng lợi niệu mạnh và phá khí để tránh tổn thương thai nhi, có thể dẫn đến sẩy thai
Video đang HOT
Thanh niên: Thanh niên cơ thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào, trong mọi tình huống chỉ cần ăn uống hợp lý là đạt mục đích làm mạnh thân thể.
Theo cơ chế sinh lý Đông y: “Thiếu niên trách kỳ hữu hỏa, lão niên trách kỳ vô hỏa” nên đối với thanh niên, ăn uống cần điều hòa âm dương, không để hỏa hữu dư phát sinh bệnh. Còn cơ chế sinh lý ở người cao tuổi là hỏa bất túc nên khi phát sinh bệnh cũng do hỏa bất túc gây ra.
Như vậy, với thanh niên chỉ cần thực hiện cân bằng âm dương, chỉ dùng đồ ăn thức uống và thuốc khi hao tổn tinh thần do công việc. Người lao động trí óc nên bồi bổ can thận, ích tinh khí; người lao động chân tay nên dùng đồ ăn thức uống mạnh gân xương, bổ thận.
5 thực phẩm không nên ăn với tôm, cứ tùy tiện kết hợp có ngày gặp nguy
Không phải thực phẩm nào cũng có thể tùy tiện để ăn hoặc nấu cùng tôm.
Tôm là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích. Thịt tôm tươi không chỉ ngon ngọt mà còn bổ dưỡng. Tôm thường được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như luộc, xào, hấp, nướng, nấu canh, súp, cháo, xào... Tuy tôm có thể là thành phần của nhiều món ăn nhưng không phải với thực phẩm/nguyên liệu nào nó cũng kết hợp được cùng với nhau. Do đó, chúng ta hãy tham khảo các thông tin dưới đây để tránh cho gia đình mình.
1. Tôm không nên nấu cùng thịt gà
Tôm và thịt gà thường là 2 thực phẩm không hay nấu cùng nhau tuy nhiên sở thích của mỗi người mỗi khác, có thể khi hầm cháo, nấu súp nhiều người cho lẫn 2 thứ này chung. Bạn cũng không nên để hai món ăn này trên cùng một bữa ăn.
Trong Đông y, thịt gà và tôm kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong, tức gây ngứa ngáy khắp người.
2. Tôm hạn chế ăn cùng thịt lợn
Điều này thật bất ngờ vì theo thói quen nấu ăn của nhiều người, thường cho thịt lợn rang cùng tôm. Đây là món ăn khá phổ biến lại rất ngon miệng. Tuy nhiên theo các y văn cho rặng, không nên ăn thịt lợn cùng với tôm vì chúng tương kỵ theo ngũ hành.
Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ... Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với tôm dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
3. Tôm tránh ăn cùng táo đỏ
Táo đỏ rất bổ dưỡng, giàu vitamin nên được nhiều người sử dụng để ăn trực tiếp hoặc nấu cháo. Tuy nhiên không nên nấu cháo tôm cùng táo đỏ hoặc sau khi ăn tôm không nên ă táo đỏ ngày vì khi kết hợp 2 loại này với nhau, tôm sẽ làm cho vitamin có chứa trong táo đỏ kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm hoặc vỏ tôm tạo thành chất triôxít asen (thạch tín) gây ngộ độc.
4. Tôm không ăn cùng bí đỏ
Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tôm không nên ăn cùng bí đỏ thế nhưng theo Đông y, bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, còn tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn... nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ, có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người, bạn nên lưu ý nhé.
5. Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu trứng khác.
Ngoài ra, có một số loại nước cũng không nên dùng cùng với tôm như nước trà, bia, các loại nước ép hoa quả tươi, cụ thể:
- Không nên uống trà khi ăn tôm: Tôm là thực phẩm giàu canxi, do đó, uống trà trước, trong khi và sau khi ăn tôm sẽ tạo ra phản ứng với axit tanic có trong trà, tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
- Các loại nước ép hoa quả tươi: Trong các loại nước ép hoa quả (nhất là nước cam, nước lê...) rất giàu vitamin C, vì vậy nếu uống nhiều khi ăn cùng tôm có thể dẫn tới hiện tượng bị ngộ độc vitamin C.
- Không uống bia khi ăn tôm: Thói quen của người Việt là uống bia trong khi ăn nhưng không phải thực phẩm nào cũng nên ăn khi uống bia, trong đó có tôm. Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
THAM KHẢO THÊM CÁCH NẤU CÁC MÓN TÔM
1. TÔM HẤP NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
- Tôm 500g (mua loại 100g được 4-5 con)
- 1 trái dừa xiêm nhỏ
- Xà lách, dưa leo, cà chua, hành lá để trang trí
Cách làm:
- Tôm cắt bớt râu, rửa sạch, để ráo.
- Đầu tiên các bạn gọt vỏ dừa, tỉa khoanh tròn, chắt lấy nước. Nhớ là gọt sao cho đẹp để còn xếp tôm cho bắt mắt nhé các bạn.
- Tiếp theo đổ nước dừa cho vào chảo sâu lòng. Đập dập củ hành tím, bằm nhỏ, nấu nước dừa cho sôi rồi nêm muối bột nêm cho nước vừa ăn, cho tôm sú đã rửa sạch vào, đảo đều.
- Sau khi thấy vỏ tôm đỏ ta tắt bếp rồi vớt.
Xếp tôm quanh miệng quả dừa. Đun lại nước dừa đã lấy nước khi này đổ vào trái dừa đã xếp tôm là xong nhé.
2. TÔM RANG MẶN NGỌT
Nguyên liệu
- 400gr tôm tươi
- 1 muỗng rưỡi cà phê đường
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 1 củ tỏi; 2 củ hành khô
- 1 chút bột nêm; 1 muỗng muối; 1 chút tiêu
- Dầu ăn
Cách làm:
- Tôm mua về rửa sạch sau đó cắt bỏ râu và phần đầu nhọn của tôm, hành tỏi đem băm nhỏ.
- Cho tôm vào 1 cái tô, thêm chút muối, nước mắm, tiêu, bột nêm và trộn đều, ướp tôm 15-20 phút cho tôm ngấm gia vị.
- Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng dầu sau đó cho tỏi vào phi thơm lên, tiếp theo bạn cho tôm vào đảo đều.
- Rang tôm thêm vài phút sau đó thêm đường và đảo đều cho tôm ngấm gia vị, nếm lại cho tôm có vị đậm đà vị mặn ngọt vừa miệng là tắt bếp, xúc tôm rang mặn ngọt ra đĩa để ăn cùng cơm nóng rất đưa cơm.
- Món tôm rang mặn ngọt tuy dân giã nhưng luôn được lòng người thưởng thức bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, đậm đà mà tôm còn là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Chị em hãy bổ sung thực đơn món tôm rang mặn ngọt này cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
Ai bảo uống trà gây khó ngủ? Có một loại trà không những giúp bạn đánh một giấc êm ru, mà còn hỗ trợ hoạt động bài tiết gan, khiến da đẹp lên trông thấy Ăn được, ngủ được là tiên. Đúng giờ đủ giấc, da sẽ đẹp liền! Nếu chiếc điện thoại mà bạn đang dùng biết nói, tôi tin chắc rằng đây là điều mà nó muốn hét vào mặt bạn bấy lâu nay: " Đêm rồi, làm ơn cho tôi yên thân sạc pin đi! Cô đã hành tôi cả ngày rồi!" Đúng vậy đấy!...