Ai bảo uống trà gây khó ngủ? Có một loại trà không những giúp bạn đánh một giấc êm ru, mà còn hỗ trợ hoạt động bài tiết gan, khiến da đẹp lên trông thấy
Ăn được, ngủ được là tiên. Đúng giờ đủ giấc, da sẽ đẹp liền!
Nếu chiếc điện thoại mà bạn đang dùng biết nói, tôi tin chắc rằng đây là điều mà nó muốn hét vào mặt bạn bấy lâu nay: “ Đêm rồi, làm ơn cho tôi yên thân sạc pin đi! Cô đã hành tôi cả ngày rồi! “
Đúng vậy đấy! Trên đời này có những cô gái có thể thiếu ăn, thiếu ngủ nhưng không thể không lướt đến cạn bảng tin Facebook, Instagram. Nửa đêm canh ba, người ta chăn ấm đệm êm, thì các cô vẫn trằn trọc không yên.
Mà nào có phải do thất tình hay đau khổ, buồn chán gì. Không ngủ được chỉ là không ngủ được mà thôi.
Nếu bạn cũng đang trong tình thế không yên lúc nửa đêm như thế hoặc có đang thao thức vì tình mà mất ngủ thật, vậy thì hãy thử pha ngay loại trà mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
Bạn có hết thất tình không, chúng tôi không dám đảm bảo. Nhưng chắc chắn, ngủ ngon và da đẹp thì khỏi phải bàn!
Trà hoa cúc – táo đỏ – kỷ tử
Công dụng
Có thể bạn chưa biết: Ở các nước châu Á, hoa cúc là loại hoa phổ biến nhất được dùng để pha trà với mục đích hỗ trợ giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng.
Hoa cúc có chứa lacton sesquiterpene – một chất hỗ trợ quá trình giải độc gan, giúp cơ thể thư giãn. Trà hoa cúc giúp làm dịu tâm trí và loại bỏ những cơn đau đầu gây ra do việc hoạt động trí não thường xuyên, với cường độ cao.
Táo đỏ
Nó cũng được biết đến với khả năng giảm sưng, chống viêm. Trà hoa cúc khá trung tính nên bạn yên tâm là có thể uống hàng ngày mà không lo về nguy cơ quá liều.
Trong khi đó, táo đỏ chứa một lượng lớn hoạt chất Saponin – Chất giúp an thần, cải thiện trí nhớ, giảm lo âu và bảo đảm hoạt động của các tế bào não.
Không chỉ vậy, táo đỏ còn có tác dụng giúp cơ thể chống viêm, chống nhiễm trùng và hỗ trợ hoạt động của gan nhờ một loạt các dưỡng chất tốt cho cơ thể như phenolic, flavonoid, axit triterpenic , vitamin C và polysaccharide.
Nguyên liệu cuối cùng trong loại trà này là kỷ tử. Loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C , beta-carotene và axit amin. Đây đều là những chất giúp cải thiện sắc tố da, làm da sáng hồng và mịn màng.
Vì thế, trà hoa cúc – táo đỏ – kỷ tử chính là cứu cánh cho giấc ngủ và làn da của các chị em thuộc hội “cú đêm”.
Bạn có thể tìm mua hoa cúc khô, táo đỏ và kỷ tử ở các hiệu thuốc bắc hoặc đặt hàng trê các sàn thương mại điện tử. Thế kỷ 21 rồi, mọi thứ đều có thể đặt mua online mà chẳng cần tốn sức tìm kiếm. Đương nhiên, chị em cũng đừng quên kiểm tra nơi bán hàng thật kỹ nếu mua hàng online nhé!
Cách làm trà hoa cúc – táo đỏ – kỷ tử
Để pha một tách trà “ngủ ngon” với dung tích khoảng 350ml, bạn cần:
8-10 bông hoa cúc khô
5 quả táo đỏ
1 thìa cà phê kỷ tử
1 thìa cà phê mật ong
Nước sôi
- Bước 1: Táo đỏ bổ làm đôi. Cho vào bình trà cùng hoa cúc và kỷ tử. Rót nước sôi vào đầy bình và lắc đều trong khoảng 30 giây.
- Bước 2: Đổ phần nước đầu đi và thêm 300ml nước sôi vào. Đợi khoảng 15 phút để các chất dinh dưỡng “tan” vào nước. Thêm mật ong, vậy là bạn đã hoàn thành xong món trà hoa cúc – táo đỏ – kỷ tử này rồi.
Nếu bạn dùng bình có màng lọc để hãm trà, khi đổ trà ra cốc đừng quên vớt lấy cả táo đỏ và kỷ tử nhé. Hoa cúc không ăn được nên bạn có thể bỏ bã hoa, nhưng đừng bỏ táo đỏ và kỷ tử vì chúng hoàn toàn có thể ăn được.
Với gợi ý này, chúng tôi hy vọng chị em sẽ có thêm một cách để diệt tận gốc “con cú đêm”, đồng thời sở hữu làn da sáng mịn.
"Con mắt thứ 3" và "bí mật" đánh bay mọi cơn đau đầu, mệt mỏi chỉ với động tác day bấm đơn giản
Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán theo cách này.
"Con mắt thứ ba" - Bí mật giúp giảm đau hiệu quả, người nhẹ nhõm hơn trong tích tắc
Trong cuộc sống hàng ngày, không thiếu những lúc bỗng dưng đầu óc bạn bị quay cuồng, nhức đầu hành hạ hai bên thái dương. Khi ấy bạn sẽ làm gì? Thông thường, chúng ta sẽ đưa 2 tay lên day hai thái dương cho bớt đau nhức. Hành động này mang tính bản năng thường thấy. Nặng hơn, bạn sẽ nhanh chóng tìm đến những viên thuốc giảm đau.
Nhưng thực ra, đây đều là những việc làm chưa đúng. Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán hay còn gọi là "con mắt thứ ba".
Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán hay còn gọi là "con mắt thứ ba".
Y học cổ truyền Trung Quốc, y học cổ truyền Ấn Độ đều công nhận, day bấm huyệt vị giữa trán đúng cách sẽ giúp giảm đau nhức đầu cực tốt. Không những thế, việc day bấm vào đúng huyệt vị này còn giúp làm dịu tâm trí, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi mãn tính, đau đầu, mỏi mắt và mất ngủ. Nó cũng giúp giảm đau xoang và nghẹt mũi, đồng thời rất có lợi cho sự mất cân bằng về tinh thần và tình cảm.
Để day bấm huyệt vị "con mắt thứ ba" này rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhắm mắt lại, xác định vị trí của điểm giữa hai lông mày. Sau đó sử dụng ngón tay giữa từ từ nhấn lên điểm đó một vài giây đến 1 phút, sau đó thư giãn buông ra. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên vừa giữ điểm bấm huyệt vừa hít thở chậm và sâu.
Chuyên gia Đông y nhận định biết day bấm huyệt "con mắt thứ ba", sức khỏe cải thiện trông thấy
Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền) khẳng định, huyệt ở trán là huyệt quan trọng, nếu biết day bấm đúng cách sẽ có tác dụng không ngờ cho sức khỏe.
Theo đó, khi chạm vào bề mặt da trên trán, chúng ta sẽ kích hoạt trung tâm năng lượng dưới da. Dùng lực nhẹ ấn vào sẽ nhanh chóng kích hoạt dòng chảy năng lượng trước đó bị chặn lại, là nguyên nhân gây ra cơn đau nhức đầu, mệt mỏi. Từ đó, đau nhức vùng đầu mắt nhanh chóng được xua tan, căng thẳng, mệt mỏi nhanh chóng được giải tỏa.
Điều này được lý giải rất rõ trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dòng chảy năng lượng rất cần thiết cho việc lưu thông, đảm bảo các chức năng của cơ thể. Khi dòng chảy được lưu thông, cơ thể tự khắc tràn đầy năng lượng. Điều đó có nghĩa là, khi day bấm đúng huyệt này trên trán sẽ sinh ra nguồn năng lượng bắt đầu ở đầu và chạy xuống phần còn lại của cơ thể.
Khi chạm vào bề mặt da trên trán, chúng ta sẽ kích hoạt trung tâm năng lượng dưới da.
"Nếu bạn bị bệnh vùng đầu, mắt, trán thì có thể day bấm huyệt vị ở giữa trán, đồng thời có thể day bấm cả huyệt ở sống lưng sẽ có công dụng giảm đau cực tốt, cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Kết hợp một số huyệt khác ở vùng đầu như huyệt thái dương, nhân trung, đỉnh đầu sẽ giúp bạn khỏe nhanh hơn" , lương y Vũ Quốc Trung nói.
Vị lương y này cho biết thêm, huyệt sau sống lưng đặc biệt quan trọng, có quan hệ mật thiết với 12 huyệt trên cơ thể. Ví dụ, nếu bạn bị thận thì day bấm huyệt thận du, nếu bị bệnh tim thì day bấm huyệt tâm du, bị đại tràng thì day bấm huyệt đại trường du... Bạn có thể nhiều huyệt vị khác có liên quan để hỗ trợ khỏi bệnh nhanh hơn.
Điều quan trọng nhất là bạn cần biết cách day bấm, vì trong cơ thể mỗi người có hàng nghìn huyệt khác nhau. Bạn cần:
Tìm đúng vị trí của huyệt.
Xác định rõ huyệt đó chữa bệnh gì.
Day hoặc bấm ấn sâu vào huyệt.
Lương y Vũ Quốc Trung lưu ý, muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải kết hợp day bấm các huyệt vị khác nhau với thời gian thích hợp tùy thuộc cơ thể yếu hay khỏe, không day bấm quá lâu một chỗ và nên dùng ngón cái để day bấm.
"Tuy nhiên, người bị bệnh ngoài da, huyết áp cao, đang bị ốm không nên dùng cách bấm huyệt chữa bệnh" , lương y Trung cảnh báo. Không chỉ là day bấm huyệt "con mắt thứ ba", bất cứ ai mắc những bệnh lý trên muốn dùng cách day bấm huyệt vị chữa bệnh nói chung cũng không được tùy tiện. Do đó, nếu có vấn đề sức khỏe nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa? Bí kíp cho trẻ ăn váng sữa đúng cách Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mới lần đầu chăm con. Ngay từ khi bước qua độ tuổi sơ sinh, váng sữa đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều mẹ. Liệu có nên cho bé ăn váng sữa hàng ngày? Ăn váng sữa lúc nào trong ngày và bao nhiêu tháng thì...