Lỗi kết hợp thuốc và thực phẩm có thể gây chết người
Chanh và thuốc ho, sữa và thuốc kháng sinh, chocolate và thuốc trị tâm thần… là những sự kết hợp gây nguy hiểm cho người sử dụng, thậm chí có thể chết người.
Dưới đây là những sự kết hợp nguy hiểm giữa thuốc và thực phẩm nên tránh:
Chanh và thuốc ho: Chanh, bưởi và cam có thể phá vỡ một loại enzyme phân hủy statin và một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc ho dextromethorphan. Thuốc sau đó sẽ tích tụ trong máu bệnh nhân nên nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ tăng lên, Mary Ellen Gullickson – dược sĩ ở Phòng khám Marshfield, tiểu bang Wisconsin, Mỹ – cho biết. Với dextromethorphan, tác dụng phụ sẽ là ảo giác và buồn ngủ còn với nhóm statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng.
Cẩn thận khi dùng thức ăn trong thời gian uống thuốc.
Các sản phẩm sữa và thuốc kháng sinh: Một số kháng sinh, bao gồm Cipro tác dụng với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong các thực phẩm làm từ sữa. “Điều này ngăn cản sự hấp thu của kháng sinh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng”, Tiến sĩ Gullickson nói. Vì vậy, bệnh nhân tránh dùng sữa, pho mát, sữa chua 2 giờ trước và sau khi uống thuốc. Ngoài ra, sữa cũng có những tác dụng không mong muốn tương tự đối với vitamin và khoáng chất.
Không nên dùng chanh khi uống thuốc ho
Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm: Hãy kiểm tra kỹ nhãn hiệu loại thuốc chống trầm cảm của bạn trước khi dùng. Nếu thuốc bạn đang dùng thuộc loại thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs ) – dưới các nhãn hiệu Marplan, Nardil, Emsam hoặc Parnate…, khi kết hợp với những thực phẩm giàu axit amin tyramine có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, đe dọa tính mạng. Danh sách này không chỉ có thịt xông khói mà còn xúc xích, rượu vang, dưa cải, pho mát để lâu năm, nước tương, bia hơi….
Video đang HOT
Chocolate và Ritalin: Bên cạnh caffeine, chocolate cũng chứa một chất kích thích gọi là theobromine, Tom Wheeler – chuyên gia về thuốc lại Trung tâm Y tế Chicago (Mỹ) – cho biết. Vì vậy, kết hợp nhiều chất kích thích như chocolate và thuốc chống tâm thần Ritalin vào cơ thể người có thể dẫn đến những hành vi bất thường, co giật.
Không nên cho người đang sử dụng thuốc chống tâm thần ăn chocolate.
Nước ép táo và thuốc chống dị ứng: Hãy tránh nước ép táo, cam, bưởi trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc Allegra (fexofenadine) khi sốt mùa hè, chuyên gia Gullickson khuyên. Các loại nước này chứa một axit amin vận chuyển thuốc từ ruột vào máu. Kết quả, việc hấp thụ Allegra giảm tới 70%, giảm tác dụng chảy mũi và ngăn hắt hơi, Tiến sĩ Tom Wheeler nói.
Quế và thuốc chống đông máu warfarin: Quế chứa hàm lượng cao chất có tên coumarin có thể khiến máu loãng, nếu dùng nhiều có khả năng gây tổn thương gan, bác sĩ Eric Newman từ Trung tâm Y tế TP Mercy ở TP Baltimore (Mỹ), nói. Vì vậy, không nên dùng quế trong thời gian dùng thuốc chống đông máu.
Không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.
Rượu và acetaminophen (Paracetamol): Rượu sẽ làm tăng tác dụng của các men chuyển chất thuốc thành chất chuyển hóa Acetylbenzoguinoneimin, gây độc hại cho gan, thận. Nói chung, không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.
Người lao động
6 bệnh nguy hiểm nguy cơ trở lại
Lao, thương hàn, lậu... là những bệnh lây nhiễm mà chúng ta cứ nghĩ rằng không còn tồn tại, hoặc không phải lo lắng vì đã có thể điều trị dễ dàng.
Nhưng không phải vậy, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây về tình trạng kháng thuốc ở cấp độ toàn cầu cho biết, một số bệnh đang phát triển trở lại, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Bệnh lao
Bệnh lao (tên khoa học là Tuberculosis, thường gọi tắt là TB) có thể điều trị khỏi trong vòng 6 tháng khi người bệnh được chỉ định dùng loại thuốc kháng sinh mạnh isoniazid và rifampicin. Nhưng hiện nay, hiện tượng kháng thuốc không chỉ xảy ra với các loại thuốc này mà còn ở phạm vi rộng. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện của các chủng lao đa kháng thuốc, bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc điều trị nhưng lại thất bại với phác đồ điều trị. Theo WHO, bệnh lao đa kháng thuốc hiện đã đạt đến quy mô toàn cầu với báo cáo có bệnh nhân ở 92 quốc gia.
Bệnh lậu
Bệnh lây truyền qua đường tình dục này nhiều người không muốn đề cập đến hoặc miễn cưỡng thừa nhận là mang bệnh. Tuy nhiên, nó từ lâu đã được coi là có thể dễ dàng điều trị và không có gì phải e ngại. Trước kia, vi khuẩn lậu có thể bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh penicillin hay tetracycline, nhưng gần đây, nó đã kháng thuốc ở mức độ cao nên thậm chí loại kháng sinh duy nhất có thể trị được lậu hiện tại là ceftriaxone đang dần trở nên ít hiệu quả. Đến khi loại thuốc đặc trị cuối cùng này mà mất tác dụng thì căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) có thể lây lan thành đại dịch.
Klebsiella
Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về loại vi khuẩn này nhưng nó lại là nguyên nhân phổ biến của các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và tiêu chảy. Đây là mầm bệnh thường trực với con người, lại có ở khắp nơi trong tự nhiên và được các chuyên gia y tế xếp vào những nhóm vi khuẩn kháng thuốc hàng đầu. Báo cáo của WHO nhấn mạnh, thường xuyên khám hoặc điều trị tại viện có thể khiến cho loại trực khuẩn này gây nên hậu quả chết người.
Thương hàn
Dù vaccine thương hàn đã phổ biến nhưng theo thống kê, căn bệnh này mỗi năm vẫn ảnh hưởng đến 21,5 triệu người tại các nước đang phát triển. Quá trình toàn cầu hóa khiến cho các nguồn lây nhiễm tiềm năng có cơ hội phát triển, cụ thể là hơn 5.000 người Mỹ bị nhiễm thương hàn hàng năm từ nguồn thực phẩm và thức uống bị ô nhiễm. Sốt thương hàn - do vi khuẩn salmonella typhi gây ra, được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng khả năng kháng thuốc ngày càng tăng nên việc điều trị ngày càng phức tạp, nhất là khu vực Nam Á. Vì thế, cách đề phòng tốt nhất là tiêm chủng nếu quyết định đi du lịch nước ngoài.
Bạch hầu và giang mai
Mặc dù khả năng kháng thuốc với 2 căn bệnh truyền nhiễm này chưa xuất hiện nhưng nhiều nơi vẫn còn khá chủ quan. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc bệnh giang mai tại Anh mặc dù ở mức thấp nhưng có xu hướng gia tăng từ năm 1997 đến nay. Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục này hiện được điều trị bằng một liều tiêm penicillin duy nhất. Trong khi đó, bệnh bạch hầu chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển và mặc dù đã có thuốc chủng ngừa nhưng nếu chủ quan, ai cũng có thể mắc phải.
An ninh thủ đô
Thời tiết chuyển mùa, mẹ lo "sốt vó" phòng bệnh hen cho trẻ Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần đến thời điểm giao mùa là chị Lê Mai (Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) lại lo ngay ngáy vì không biết khi nào cơn hen của con lại tái phát. Bé Bon nhà chị Mai năm nay lên 5 tuổi, rất ngoan ngoãn và thông minh, chỉ có điều bé hay ốm vặt và gặp...