Hội chứng serotonin do thuốc
Các dấu hiệu hay gặp nhất là lú lẫn, mất định hướng, tình trạng hưng phấn, kích thích, chóng mặt, ảo giác, nặng hơn có thể co giật, hôn mê.
Serotonin là một chất trung gian hóa học quan trọng của hệ thần kinh trung ương, có tác dụng trên các cơ quan đích như thần kinh, tim mạch, máu, tiêu hóa, tiết niệu…
Với một lượng serotonin bình thường trong máu sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Nhưng khi chất này tăng cao sẽ xuất hiện hội chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này.
Biểu hiện của hội chứng serotonin
Một nam thanh niên trẻ được đưa vào khoa cấp cứu trong tình trạng kích thích, không tiếp xúc được, mạch nhanh 146 lần/phút, huyết áp 130/70 mmHg, nhiệt độ 38oC, thở nhanh nông, đồng tử giãn. Khám lâm sàng và cận lâm sàng không cho bất cứ một gợi ý chẩn đoán nào. Khai thác kỹ tiền sử cho thấy, bệnh nhân trước đó đã dùng một loại thuốc điều trị trầm cảm…
Với một lượng serotonin bình thường hằng định trong máu sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi lượng serotonin tăng cao hơn mức bình thường sẽ biểu hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức tăng của chất này. Các dấu hiệu hay gặp nhất là lú lẫn, mất định hướng, tình trạng hưng phấn, kích thích, chóng mặt, ảo giác, nặng hơn có thể co giật, hôn mê.
Các triệu chứng thần kinh – cơ như: máy cơ, giật cơ, tăng phản xạ gân xương, run, thất điều, mất hợp tác, co giật nhãn cầu, dấu hiệu Babinski hai bên kèm theo các biểu hiện của tăng cảm hệ thần kinh thực vật: sốt cao; vã mồ hôi; nhịp tim nhanh; tăng huyết áp; giãn – mất phản xạ đồng tử, giãn mạch dưới da; tiêu chảy; tăng tiết nước bọt; đau; cồn ào vùng thượng vị; nặng hơn nữa bệnh nhân có thể bị hôn mê sâu; tụt huyết áp và tử vong.
Xử trí như thế nào?
Video đang HOT
Hiện chưa có xét nghiệm đặc hiệu xác định hội chứng serotonin. Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện nhanh vài phút hoặc vài giờ sau khi dùng các thuốc có nguy cơ gây hội chứng serotonin như đã liệt kê ở trên. Bên cạnh đó cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng bệnh lý giống hội chứng serotonin như hội chứng kháng cholin cấp, tình trạng tăng thân nhiệt ác tính, cơn cường giáp cấp, hội chứng cai rượu…
Xử trí hội chứng serotonin phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu biểu hiện nhẹ, chỉ cần ngừng dùng thuốc bị nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau 24 giờ.
Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ có thể rửa dạ dày, cho than hoạt tính để loại bỏ các thuốc gây hội chứng serotonin. Phối hợp điều trị hạ sốt bằng chườm mát, cho thuốc hạ sốt, bù đủ dịch, cho các thuốc an thần như nhóm benzodiazepin, các thuốc làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp như chẹn bêta giao cảm, nitropress, cho thở ôxy hoặc đặt ống nội khí quản, thở máy nếu suy hô hấp nặng…
Có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu là cyproheptadine để làm giảm sản xuất serotonin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Hội chứng serotonin mặc dù hay xảy ra và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu cả bác sĩ và người bệnh đều chú ý đến những tác dụng phụ khi dùng thuốc thì sẽ tránh được những tác hại này.
Theo VNE
Thai phụ dễ bị... rối loạn tâm thần
Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormone estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormone tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp, hormone buồng trứng.
Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít có thể gây ra những rối loạn về cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khoẻ.
Bình thường việc tăng quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt.
Người mẹ mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống đơn thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái càng khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi.
Nếu người phụ nữ bị stress cấp thì có biểu hiện bất động, sau đó giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, có khi hoảng loạn, kích động, khó tập trung, cảm xúc bị giảm sút... Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thường có nguy cơ sinh con nhẹ ký, có nguy cơ thai ngoài tử cung cao, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.
Rối loạn trầm cảm thường liên quan đến các tai biến như sẩy thai, chảy máu trong thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Bệnh nhân mắc chứng chán ăn vô độ dễ có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần, thai nhẹ ký và nguy cơ cao về đái tháo đường.
Bị rối loạn hoảng loạn có nguy cơ cao về chuyển dạ sớm và sinh non, đa ối, thiếu máu. Nếu thai phụ mắc bệnh tâm thần phân liệt kèm các bệnh mạn tính sẽ làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ ký, hoặc khiếm khuyết về tim mạch.
Ba tháng đầu, tránh dùng các thuốc chống trầm cảm nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thai phụ cần được nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý và liệu pháp gia đình. Dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thai nhi.
Người bị bệnh tâm thần phải ngừng thuốc ít nhất 1 tháng trước thời điểm có thể thụ thai. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai.
Trong thời gian mang thai và sau sinh, nếu người phụ nữ có rối loạn nhẹ, chồng và người thân cần quan tâm, động viên để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thai phụ nên nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng. Nếu có các rối loạn tâm thần nặng cần đưa thai phụ đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần để được theo dõi, trị liệu.
Sau sinh nên chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có sự theo dõi, giúp đỡ của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần, tâm lý trị liệu.
Theo VNE
Chế độ ăn cho người viêm gan mãn tính Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình tiến triển của viêm gan mãn tính. Gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Gan tham gia vào các quá trình giải độc, chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho...