Lợi ích tuyệt vời của trà hoa cúc đối với sức khỏe ít người biết
Hoa cúc không những là một loài hoa để trưng, cắm rất đẹp mà bên cạnh đó nó còn là loài thảo dược mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe
Là một thức uống ngon và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trà hoa cúc cũng có một số lợi ích sức khỏe ấn tượng, bao gồm cả khả năng bảo vệ trái tim của bạn, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện mắt, an thần, chống viêm, và điều trị các vấn đề hệ tiêu hóa…
Hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Giải tỏa căng thẳng
Hoa cúc có thể giúp bạn ngăn ngừa sự lo lắng và giúp cho cơ thể bớt căng thẳng. Những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng thể nên dùng loại thảo dược này để điều trị.
Đơn giản là hãy pha khoảng 2 thìa trà hoa cúc và thưởng thức chúng giữa các bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngăn ngừa mất ngủ
Nếu bạn bị mất ngủ thì hoa cúc sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên trong 2 tuần bạn sẽ thấy giấc ngủ của mình được cải thiện đáng kể. Theo đó chỉ cần uống một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ nửa tiếng đồng hồ là được nhé.
Cải thiện sức khoẻ tim mạch
Các nghiên đã chỉ ra chè hoa cúc có thể giảm huyết áp và giảm các bệnh động mạch vành. Đây có thể là một biện pháp phòng ngừa lâu dài cho các vấn đề tim mạch khác nhau, như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, cũng như chứng xơ vữa động mạch. Tác dụng này chủ yếu là do hàm lượng kali của trà, vì kali là chất làm giãn mạch.
Tăng cường trao đổi chất
Hoa cúc có nhiều loại vitamin B, bao gồm axit folic, cholin, niacin, và riboflavin. Những vitamin cần thiết cho sự hoạt động bình thường của cơ thể, từ sự phát triển của cơ thể tới hình thành nội tiết tố, tuần hoàn và dẫn truyền thần kinh.
Video đang HOT
Ngâm mình với tinh dầu hoa cúc để chữa vết thương ngoài da (Ảnh minh họa)
Chăm sóc da
Trà hoa cúc có chứa một số lượng đáng kể beta-carotene (vitamin A). Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng nhiều cách và do đó loại bỏ stress oxy hóa và các tế bào bị hư hại trong các cơ quan của cơ thể . Hoa cúc từ lâu đã được sử dụng ngoài da lý do này, vì nó có thể làm giảm kích ứng da, mẩn đỏ, và các bệnh mãn tính, chẳng hạn như eczema và bệnh vẩy nến. Nó cũng giúp giảm các dấu hiệu lão hóa cũng như cácnếp nhăn nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hoá của hoa.
Trị viêm lợi
Chứng viêm lợi có thể gây đau, sưng tấy khoang miệng và làm bạn khó chịu vô cùng khi không thể nhai, nuốt được như bình thường. Việc tích tụ mảng bám thức ăn trên răng và nướu là nguyên nhân gây ra chứng này.
Bạn hãy dùng nước ấm pha với 10-15 gitoj tinh dầu hoa cúc để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần ngậm chừng 2 phút để sát trùng trị viêm.
Cải thiện thị giác
Beta-carotene, (vitamin A) có nhiều trong trà hoa cúc có tác dụng tốt cho mắt. Nó còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ chống lại bệnh thần kinh võng mạc, đục thủy tinh thể, võng mạc thoái hóa và nhiều vấn đề khác liên quan đến mắt.
Ngăn ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là chứng khó nói và gây khó chịu vô cùng cho người mắc chúng. Hoa cúc cũng có tác dụng đáng kể với căn bệnh này khi giúp hạn chế viêm nhiễm và tăng cường lưu thông đường ruột.
Bạn chỉ cần sử dụng dược phẩm chiết xuất từ hoa cúc hay trà hoa cúc mỗi ngày là được nhé.
Trà hoa cúc rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Giúp ích cho hệ tiêu hóa
Chắc chắn một trong những tác dụng của hoa cúc chính là mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa. Hoa cúc có thể điều trị chứng khó tiêu, đau bụng cũng như hội chứng kích thích đường ruột và đau dạ dày.
Uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày vào sau các bữa ăn để có được tác dụng này của hoa cúc.
Hạn chế viêm nhiễm vùng kín
Vùng kín của chị em phụ nữ là một trong những khu vực dễ viêm nhiễm nhất trên cơ thể. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng bài tiết cũng như đời sống tình dục.
Để điều trị chúng một cách tự nhiên và hiệu quả bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu hoa cúc trong nước ấm và ngâm mình chừng 20 đến 30 phút là được. Ngâm mình mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và chấm dứt bạn nhé.
Ngăn ngừa hăm tã
Bệnh hăm tã thường vẫn thấy ở trẻ em vì các bé phải mặc tã suốt cả ngày. Với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, hoa cúc có thể giúp da bớt kích ứng hay mọc vảy đỏ hơn.
Bạn chỉ cần dùng trà hoa cúc thay nước rửa để làm sạch phần thân dưới của trẻ sau khi thay tã là được.
Chống lại bệnh tiểu đường
Nồng độ đường huyết tăng cao khi bạn mắc bệnh tiểu đường khiến cho thần kinh của bạn dễ bị tổn thương, chức năng tim bị suy giảm, thận cũng yếu hơn và thị lực cũng bị ảnh hưởng.
Hoa cúc có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, hạn chế các tác hại của chúng. Hãy uống một ly trà hoa cúc trong bữa ăn để giữ cho đường huyết của bạn luôn ở mức ổn định.
Như vậy, với những tác dụng tích cực trên đây của hoa cúc, hy vọng rằng bạn có thể tận dụng được những lợi ích của loại hoa này trong cuộc sống của mình.
Những nguy cơ gây bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành khá phổ biến và nguy hiểm, đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân bệnh để có thể có biện pháp phòng ngừa.
Cơ chế bệnh sinh xơ vữa động mạch
Bệnh động mạch vành thường do xơ vữa ở thành động mạch vành và chỉ một số ít do những nguyên nhân khác. Dù đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Có 3 giả thuyết đã được đưa ra về cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch, trong đó giả thuyết về tổn thương thành động mạch vành được chấp nhận nhiều nhất.
GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Trong giả thuyết này có nhiều yếu tố tham gia để gây tổn thương thành động mạch vành và ngay sau đó là tiến trình tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn các yếu tố như tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao, béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn không tốt, gen di truyền của gia đình cũng làm tổn thương thành động mạch. Tình trạng mỡ trong máu cao (đặc biệt là loại mỡ "xấu") sẽ làm cho mỡ đi vào trong thành mạch nhiều (qua những chỗ bị tổn thương) và cuối cùng là gây ra xơ vữa động mạch.
Mảng xơ vữa trong thành động mạch vành sẽ lớn dần lên theo năm tháng và dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc lòng động mạch. Nếu xơ vữa động mạch xuất hiện ở hệ thống động mạch vành sẽ gây ra bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim), xuất hiện ở hệ thống động mạch não sẽ gây bệnh động mạch não (thiếu máu não, đột quỵ), còn nếu xuất hiện ở động mạch ngoại biên sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên (thiếu máu chi, đau cách hồi, hoại tử chi).
Như vậy, chúng ta chỉ có những giả thuyết về sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, còn một tiến trình chắc chắn chưa được khẳng định. Chính vì vậy chúng ta chỉ chẩn đoán một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Khoa học đã xác nhận được nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và đã phân loại chúng thành 2 nhóm: Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được và yếu tố nguy cơ không điều chỉnh được.
Ảnh minh họa.
Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được là những yếu tố chúng ta có thể điều chỉnh, có thể tác động điều trị để làm "triệt tiêu" những yếu tố nguy cơ này. Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động thể lực, chế độ ăn không tốt. Các yếu tố nguy cơ không thể tác động được bao gồm: giới tính, tuổi, yếu tố gia đình có người bị mắc bệnh động mạch vành sớm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm và chứng minh thêm những yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.
Những người có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành trong cùng một thời điểm, như vừa có đái tháo đường, vừa có tăng huyết áp, lại có thêm rối loạn mỡ trong máu. Điều này làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và tử vong do bệnh sẽ tăng lên nhiều lần khi có "hội tụ" nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. Sự gia tăng nguy cơ này có thể theo quy luật cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng.
Điều chỉnh yếu tố nguy cơ để giảm thiểu biến cố
Mỹ là quốc gia được xếp vào nhóm có người bị bệnh động mạch vành và tử vong do bệnh cao nhất vào thập niên 1960-1970. Tuy nhiên ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do bệnh đã giảm 50% so với những thập niên trên. Kết quả khả quan này có được nhờ quốc gia này đã tác động mạnh vào việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Như vậy, việc phòng bệnh động mạch vành đã mang lại hiệu quả tốt.
Hiện nay chúng ta có nhiều loại thuốc tốt và nhiều hướng về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp để có thể đưa mức huyết áp về trị số mục tiêu. Kết quả nghiên cứu trên hơn 1,7 triệu người đã cho thấy, nếu chúng ta điều trị đưa mức huyết áp xuống được 2 mmHg đã có thể làm giảm được nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành tới 7%. Như vậy, ở người bệnh tăng huyết áp, chúng ta chỉ cần giảm huyết áp khoảng 15-20 mmHg đã có thể giảm được 50% nguy cơ bị tử vong do bệnh động mạch vành. Việc điều chỉnh rối loạn mỡ trong máu, điều chỉnh đái tháo đường bằng các loại thuốc thích hợp cũng mang lại được những hiệu quả tương tự như hiệu quả của điều trị tăng huyết áp.
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được lợi ích khi cải thiện những yếu tố nguy cơ có thể tác động được khác như hút thuốc lá, béo phì, chế độ hoạt động thể lực, chế độ ăn uống. Việc điều chỉnh những yếu tố nguy cơ này tùy thuộc nhiều vào "ý chí" của người bệnh. Vai trò người thầy thuốc rất quan trọng trong việc giải thích và thuyết phục người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng.
Dù chưa tìm ra được nguyên nhân đích thực và chưa có một cơ chế chắc chắn về sinh bệnh học của bệnh động mạch vành, nhưng chúng ta đã tìm ra và có đủ minh chứng cho những yếu tố khiến con người dễ mắc và tử vong do bệnh động mạch vành. Tích cực và quyết liệt tác động, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để giảm thiểu số người mắc bệnh và tử vong do bệnh là điều phải làm và đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
Bị bệnh tiểu đường có nên uống trà không? Một số loại trà có thể đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường và giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy với insulin - tất cả đều cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, theo Health Line. Một số loại trà có thể đặc biệt có lợi cho...