Lợi ích sức khỏe của hạt sen đối với người cao tuổi
Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magie, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp.
Ảnh minh họa. Nguồn: pixabay.com
Cây sen có mặt ở gần như hầu hết các tỉnh, thành của nước ta, một trong những điều đặc biệt khiến cây sen được nhiều người quan tâm bởi công dụng đa dạng trong bồi bổ và nâng cao sức khỏe con người của tất cả các bộ phận của cây sen. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập tới lợi ích từ hạt sen tới sức khỏe người cao tuổi.
Công dụng của hạt sen
Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magie, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28g) cung cấp khoảng 5g protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Hạt sen còn gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo Đông y, hạt sen không chỉ là món ăn ngon, bổ, mà còn là vị thuốc quý, có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước… đặc biệt những nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen còn có tác dụng rất lớn trong việc chống lão hóa và tăng cường sức khỏe người cao tuổi.
Nếu bạn bị mất ngủ thì hạt sen là một trong những phương thuốc hiệu quả. Hạt sen có chứa thành phần glicozit và các thành phần mùi hương có tác dụng an thần, sau khi ăn hạt sen cơ thể sẽ tăng bài tiết insulin từ đó tăng cường cung cấp lượng 5-hydroxytryptamine giúp dễ ngủ. Hằng ngày nấu chè hạt sen ăn vào buổi chiều hoặc tối, có hạt sen tươi càng tốt. Bên cạnh đó, tim sen (tâm sen) được biết đến với tác dụng chữa mất ngủ rất tự nhiên mà không có hại cho sức khỏe. Do đó, uống trà tim sen sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, đồng thời sở hữu làn da trắng hồng, khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên uống trà tim sen lâu dài, vì chúng sẽ phản tác dụng, khiến bạn ngày càng mệt mỏi và dẫn tới suy giảm trí nhớ.
Thần kinh suy nhược là một loại bệnh thuộc phạm vi rối loạn chức năng thần kinh, có các triệu chứng chính là nhức đầu, mất ngủ, khi ngủ hay mơ mộng, váng đầu, hoa mắt, trí nhớ giảm sút, đau lưng và các triệu chứng thứ yếu như hồi hộp, tim đập mạnh, hoảng hốt, kém ăn, tinh thần mỏi mệt. Bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi.
Hạt sen có chứa chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tác động có hại của các gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn và một số bệnh phụ nữ. Tiến sĩ Dake Tian ở Viện Kushi Institute – Mỹ cho biết, hạt sen và củ sen có chứa một loại enzyme đặc biệt có tên là L-isoaspartyl methyltran sfercese có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người bị tổn thương và cuối cùng làm cho làm da luôn trẻ trung. Chính vì lợi thế này, các hãng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm hiện đang tìm kiếm, chiết xuất enzyme nói trên để đưa vào các sản phẩm chống lão hóa. Bên cạnh đó, hạt sen còn giàu hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên rất hữu ích, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là tác dụng chống viêm các mô lợi, nhất là ở nhóm người cao tuổi.
Bệnh lẫn ở người già hay còn gọi là bệnh sa sút suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi. Trong Đông y, bệnh lẫn ở người già là chứng bệnh làm cho người già cảm thấy “đờ đẫn, choáng váng, mất ngủ, chóng quên…”. Bệnh lú lẫn ở người già khá nguy hiểm, bệnh tiến triển làm họ không xác định được không gian và thời gian, mất khả năng nhận biết, không còn nhớ gì về người thân, mất phương hướng và không còn khả năng suy nghĩ ra quyết định. Các món ăn từ sen giúp dưỡng tâm khí cho người cao tuổi, chữa bệnh lẫn rất hiệu quả.
Một số món ăn – bài thuốc có hạt sen thường dùng
Chữa mất ngủ: Các món ăn chế biến từ hạt sen tốt cho người bị mất ngủ, gồm có:
- Nước sen – dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.
- Chè hạt sen – long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát, nấu chè ăn.
- Hạt sen 40g, táo nhân 40g ( sao đen), thảo quyết minh 40g: Đem tất cả các vị tán nhỏ, luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.
Video đang HOT
Chữa thần kinh suy nhược:
- Hạt sen 16g, sâm bố chính 12g, hoài sơn 12g, tán bột, trộn với mật ong làm viên, uống mỗi ngày 20-30g.
- Hạt sen, củ mài với long nhãn, nấu chè ăn.
Chữa bệnh lẫn ở người già: Cháo hạt sen: 20g hạt sen, 100g gạo tẻ loại ngon. Nấu nhừ thành cháo. Ăn 3 bữa/ngày, có thể cho thêm đường vào ăn cùng.
Chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá vông non 40g, thục địa 40g: Đem các vị sao chín, đồ lên rồi giã nhuyễn, cho ít đường vào, luyện thành viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ vào lọ dùng dần. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.
Chữa tiêu chảy phân sống: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Cách làm: Giã nhỏ hồng xiêm cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài đều sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun nhỏ lửa thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường phèn, chia làm 3 lần ăn lúc đói trong 3 ngày liền.
Chữa thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả (cá lóc) 300g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ đều xay nhỏ. Xương cá giã lọc lấy nước ngọt, cho thêm 300ml nước vào nấu với bột gạo, để nhỏ lửa, quấy đều. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, thêm gia vị múc ra ăn; mỗi ngày ăn một lần vào lúc đói trong 10 ngày.
Chữa tiểu đêm nhiều: Hạt sen 30g, củ súng 30g, đường liều thích hợp. Nấu chè cho ăn vào bữa điểm tâm buổi sáng.
Chữa suy nhược cơ thể: Hạt sen 30g, gạo tẻ 150g. Nấu cháo, thêm đường hoặc muối.
Kiêng kỵ: Hạt sen tính bình không độc, không có cấm kỵ đặc biệt nhưng các trường hợp đầy bụng, không tiêu, táo bón nên hạn chế.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Theo tuoitre.vn
5 món cháo không chỉ ngon mà còn có thể chữa mồ hôi trộm mẹ nên cho bé ăn
Mồ hôi trộm là vấn đề sức khỏe ở nhiều trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ cần biết cách điều trị mồ hôi trộm để con khỏe mạnh hơn. Dưới đây là công thức của 5 món cháo bổ dưỡng các mẹ nên cho trẻ ăn để chữa mồ hôi trộm hiệu quả.
Mồ hôi trộm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ nhỏ. Khi bé ra mồ hôi trộm trong đêm, khiến bé khó chịu, dẫn đến việc bé quấy khóc, khó ngủ. Nếu tình trạng kéo dài lâu ngày không dứt sẽ khiến bé mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, kém phát triển. Chính vì vậy, các mẹ cần có cách điều trị kịp thời để trị dứt điểm tình trạng mồ hôi trộm ở bé để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển. Dưới đây là 5 công thức các món cháo giúp các mẹ chữa mồ hôi trộm ở bé hiệu quả
Cháo với gốc hẹ
Nguyên liệu: 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 35g gốc hẹ (chọn phần thân sát củ cho tăng hiệu quả), 50g thịt lợn nạc và ít dầu oliu.
Cách làm:
- Gốc hẹ xay nhuyễn lấy nước đặc. Sau đó bắc nồi cháo và băm thịt.
- Khi cháo nở hạt, cho thịt băm vào nấu cùng.
- Cuối cùng, khi cháo đặc lại, thêm nước gốc hẹ vào và khuấy đều. Khi ăn, chan thêm 1 muỗng cà phê dầu oliu vào tô cháo cho bé.
Cháo đậu đen và hạt sen
Nguyên liệu: 50g đậu đen, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 6 quả táo đỏ, 20g hạt sen và 1 viên đường phèn nhỏ.
Cách nấu:
- Cho đậu đen vào nấu với gạo đến khi mềm nhừ, sau đó thêm hạt sen và táo đỏ vào hầm.
- Nếu lúc nấu, cháo đặc có thể thêm nước. Sau đó, thêm đường phèn vào để cháo dễ ăn hơn.
Cháo nếp cẩm, đường phèn
Nguyên liệu:
1 nắm nếp cẩm nguyên cám, 1 nắm gạo tẻ, 30g hạt sen, 1 viên đường phèn nhỏ
Cách làm:
- Ngâm nếp qua đêm, sau đó vo lại và nấu nếp cẩm cùng với gạo thường thành cháo.
- Khi gạo nở hạt, em cho thêm hạt sen vào nấu cùng đến khi nhừ.
- Để cho cháo có vị ngọt dễ ăn mà không có hại cho con, em thâm 1 viên nhỏ đường phèn vào cháo và cho con ăn vào buổi sáng.
Cháo cá lóc
Nguyên liệu:
1 con cá lóc, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 củ cà rốt thái hạt lựu nhuyễn.
Cách nấu:
- Sau khi làm sạch cá, đem cá hấp, lấy thịt giống như cách làm cá chạch đồng.
- Lấy xương cá, giã nhỏ và chắt lấy nước để thêm vào trong cháo.
- Sau đó, bắc nồi cháo. Trong lúc đợi cháo nở, em tao cá với cà rốt để khử tanh. Khi cháo nở đến thì cho cá vào và nấu đến nhừ.
Cháo mộc nhĩ, táo đỏ
Nguyên liệu:
30g thịt bằm, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 2 tai mộc nhĩ (ngâm nước nở và băm nhỏ), 6 trái táo đỏ và ít dầu oliu.
Cách nấu:
- Xào thịt bằm với mộc nhĩ. Sau đó bắc nồi cháo.
- Đợi cháo chín, cho thịt bằm với mộc nhĩ và táo đỏ vào nấu cùng đến khi cháo nhừ.
Theo www.phunutoday.vn
Người già khi ngã dễ bị gãy xương Trượt chân ngã, cụ bà 93 tuổi ở Phú Thọ bị gãy liên mấu chuyển xương đùi trái. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) với tình trạng chân và hông bên trái rất đau đớn, không thể cử động được. Chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị gãy liên mấu chuyển...