Loạt món ăn “nhạy cảm” khiến thực khách “đỏ mặt” thưởng thức
Ngẩu pín bò, nầm lợn, cà dê,… là những món ăn được chế biến từ các bộ phận “nhạy cảm” của động vật khá phổ biến ở Việt Nam và được nhiều thực khách ưa chuộng.
Ngẩu pín
Ngẩu pín là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con bò đực. Đây là loại thực phẩm dân dã được biết tới với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bổ thận, tráng dương.
Không chỉ hấp dẫn nam giới mà ngẩu pín còn là món ăn được nhiều chị em ưa chuộng.
Ngẩu pín được sử dụng làm nguyên liệu cho các món nướng, lẩu,… rất hấp dẫn. Ảnh: Toàn Vũ
Với món nướng, ngẩu pín được thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị và chút mật ong, kẹp vào vỉ hoặc xiên que rồi nướng trên than hoa đến chín vàng. Vị thơm nức mũi và độ giòn, sần sật của ngẩu pín khiến thực khách ăn một lần là “nghiện”. Ảnh: @me.ssll
Trong y học cổ truyền, ngẩu pín vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, cường dương mạnh cốt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: liệt dương, di tinh, suy giảm ham muốn, muộn con… Ảnh: Toàn Vũ
Nầm lợn là món ăn được chế biến từ bẹ sữa (thuộc phần vú của động vật) – nơi tiết sữa để lợn cái nuôi con. Nầm nướng là món ăn phổ biến nhất, được thực khách ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh.
Từ những quán vỉa hè cho đến nhà hàng thì nầm nướng vẫn là món “đỉnh” được nhiều thực khách ưa chuộng.
Video đang HOT
Những miếng nầm được thái mỏng, ướp gia vị rồi nướng vàng ươm. Nầm thường được nướng trên giấy bạc, quét một lớp bơ thay dầu ăn. Nghe tiếng nầm nướng bắt lửa kêu xèo xèo rất vui tai. Độ giòn giòn, sần sật của nầm hòa quyện với hương thơm từ gia vị tẩm ướp kèm nước chấm (thường dùng nhất là chao hoặc tương ớt, nước me) khiến thực khách xúyt xoa. Ảnh: Hà Lê
Ngoài nầm lợn, nầm bò và nầm dê cũng là những món đặc trưng bán chạy nhất tại các nhà hàng, quán nướng. Nầm cũng là nguyên liệu cho các món lẩu nhưng theo thực khách, nầm nướng có vị thơm ngon và “đưa miệng” hơn. Ảnh: @endlessloveisfood
Cà dê hấp (hay còn gọi là ngọc dương) là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con dê. Cà dê có chứa nhiều chất đạm, chất khoáng và vitamin, có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện, tăng cường khả năng sinh lý ở nam và nữ giới.
Để món ăn trở nên hấp dẫn và có công dụng bồi bổ tốt hơn, người xưa thường hầm ngọc dương và thịt dê với thang thuốc Bắc. Đây là món ăn rất bổ dưỡng, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn tỳ dưỡng vị kích thích tiêu hóa, ôn bổ thận dương giúp cải thiện khả năng sinh lý, hỗ trợ điều trị hiếm muộn… thường được dùng cho người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, nam giới yếu sinh lý… Ảnh: @si.nguyen_
Hiện nay, cà dê đã trở thành món ăn khoái khẩu của cánh mày râu, nổi nhất là cà dê hấp, có thể thái mỏng hoặc để nguyên cả bộ ngọc dương rồi tẩm ướp chung với hành tỏi, ngũ vị hương. Sau đó được đặt lên đĩa rồi đổ rượu vào đốt. Hơi nóng từ rượu sẽ làm chín cà dê và các nguyên liệu phụ kèm. Ảnh: Trọng Trinh
Ngoài ra, người ta còn dùng cà dê để chế biến thành món lẩu. Nước dùng lẩu được chế từ củ sen, hạt sen và củ súng rồi nhúng phần ngọc dương vào. Cần phải nhúng cà dê thật chín rồi mới thưởng thức để không làm giảm tác dụng của món ăn.
Kê gà
Kê gà là tinh hoàn của con gà trống, là một trong những bộ phận nội tạng gà được nhiều thực khách yêu thích.
Theo các tài liệu nghiên cứu, kê gà chứa rất nhiều chất béo và rất mềm, khi ăn khá giống với đậu phụ. Kê gà từ lâu đã được xem như một món ăn có tác dụng rất tốt trong việc bổ thận, tráng dương và làm đẹp. Ảnh: Thu Ủn
Phương pháp chế biến kê gà cơ bản nhất là nấu canh, nấu cháo hoặc luộc, hấp. Ngoài ra, đây còn được xem là loại nguyên liệu đặc biệt làm nên hàng loạt món ngon như súp kê gà, lẩu kê gà trứng mọc, bún kê gà, kê gà cháy tỏi,… Độ mềm cùng hương vị béo thơm của món ăn này khiến nhiều người từ cảm giác “ngượng đỏ mặt” khi thưởng thức đến ăn là mê. Ảnh: @phuong.hoadoan
Độc nhất Hà Thành: "Bún ốc nguội vừa ăn vừa khóc", 30 năm chỉ bán vỉa hè
Đã là "bún ốc" mà lại còn "nguội" thì mùi vị sẽ ra sao? Tuy nhiên, đây lại là đặc sản trứ danh ở Hà Nội. Đặc biệt, ăn bún ốc nguội ngon thì phải "vừa ăn vừa khóc" (vì cay) mới chuẩn vị.
Chỉ với đôi quang gánh, một bên đựng bát đĩa, một bên đựng ốc và nước dùng, 30 năm qua gánh hàng của cô Báu đã chứa đựng một hương vị đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Cô Báu cho biết, ngày xưa gánh hàng này do mẹ cô mở bán lấy kế sinh nhai. Khi trẻ cô cũng làm đủ thứ nghề, sau đã nhiều tuổi cô thay mẹ tiếp quản gánh hàng ốc này.
Bàn tay cô Báu thoăn thoắt khêu ốc phục vụ khách đến ăn
"Nhiều người nghĩ, đã "bún ốc" mà lại còn "nguội" thì mùi vị nó sẽ ra sao. Ấy thế mà nhiều khách thập phương ghé qua ăn thử có một lần mà mấy năm sau quay lại vẫn về quán tôi.
Không tự nhiên mà bún ốc nguội trở thành đặc sản Hà Nội, hàng mấy chục năm qua tôi và gia đình luôn phải giữ gìn công thức và cẩn thận trong từng bước làm mới cho ra món bún ốc nguội thơm ngon đậm đà", cô Báu chia sẻ.
Nước dùng được cô Báu ủ trong chum đất để giữ độ ấm, xung quanh bày thêm vỏ ốc trông đẹp mắt.
Cô Báu cho biết nước dùng món này là quan trọng nhất. Để có nước dùng ngọt thanh đượm vị phải là nước luộc từ ốc vặn nêm chút muối cho đậm đà. Dùng ốc mít to sẽ dễ dàng lấy thịt hơn nhưng nước dùng sẽ không ngọt bằng.
Bát nước dùng của có màu cam nhẹ, hơi ấm và có mùi dấm bỗng thơm lừng. Tùy vào khẩu vị mỗi người thưởng thức có thể cho thêm ớt chưng, cô Báu hóm hỉnh nói: "Ăn bún ốc nguội phải vừa ăn vừa khóc (vì cay) thì mới chuẩn"
Nước dùng và ớt chưng là điểm khiến món ốc nguội cô Báu trở nên khác biệt
Ốc to, ốc nhỏ luộc sẵn, ai tới ăn cô Báu mới bắt đầu gẩy vẩy nên ốc rất thơm ngon không có mùi tanh. Ốc tươi giòn, được chế biến sạch sẽ không có chút đất cát. Để có được con ốc ngon như vậy cô phải ngâm trong nước cả ngày, khi luộc ốc phải đợi nước thật sôi, cho chút muối vào rồi mới thả ốc, làm như vậy con ốc mới có được độ giòn, chắc.
Ai tới ăn cô Báu mới khêu ốc để giữ độ tươi ngon
Nhiều người ghé qua ăn thấy ngon muốn xin cô công thức để làm nhưng cô Báu đều từ chối. Cô nói, truyền lại công thức thì dễ thôi, ai cũng có thể học được nhưng liệu rằng người ta có đủ tâm huyết để giữ gìn cho hương vị và hồn cốt của món đặc sản này lại chẳng được mấy người.
" Rất nhiều người đã từng ăn bún ốc nguội một lần và không bao giờ đụng đũa ăn lại lần hai. Người ta bảo nhạt như nước ốc đúng chẳng sai. Tôi nghĩ là bởi vì họ chưa tìm được quán bún ốc nguội "đúng chuẩn" để thưởng thức.
Mình bán món đặc sản của Thủ đô mà chỉ nghĩ đến kiếm lời rồi không đầu tư chỉn chu hương vị thì không được bền lâu", cô Báu tâm sự.
Chị Hà Cẩm Vân là khách quen thường xuyên ghé lại quán bún ốc nguội.
Chị Hà Cẩm Vân (Hà Nội) lần nào ghé quán cô Báu cũng gọi liền hai bát. Phải đi một quãng đường khá xa mới tới được quán nên chị nói phải "ăn cho thỏa".
"Bởi tính chất công việc nên mình không có nhiều thời gian ghé qua đây, nếu mình không quá bận bịu chắc ngày nào cũng ăn bún ốc nguội được.
Quán cô Báu làm ngon, sạch sẽ, ốc béo giòn ăn rất đã miệng. Bao năm nay cô vẫn giữ một giá bán mỗi bát là 35.000 đồng. Để mà tìm được một quán bún ốc nguội ngon thì khó lắm, mình rất hợp khẩu vị ở đây nên "nghiện" món nay luôn".
Món bún ốc nguội là lựa chọn tuyệt vời cho du khách tới thăm Hà Nội.
Hà Nội trở lạnh, đủng đỉnh dắt xe ra ngoài cùng người thân, bạn bè đến quán bún ốc nguội cô Báu xì xụp nước dùng chua cay và thưởng thức bún ốc béo giòn đượm vị đúng là không còn gì tuyệt vời hơn.
Cách làm bánh cốm ngon dẻo thơm đậm chất Thu Hà Nội Bánh cốm là một đặc sản mùa Thu Hà Nội. Cốm đầu mùa thơm thơm được làm từ những bông nếp non thơm thơm, màu xanh dịu mát. Bánh cốm được làm cùng với đậu xanh, ngọt và thơm. Bánh cốm là một đặc sản mùa thu Hà Nội. Cốm đầu mùa thơm thơm được làm từ những bông nếp non thơm thơm,...