Loại thuốc bổ nhiều người hay uống được phát hiện có thể ngăn ngừa đột quỵ
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa Stroke, đã phát hiện những người có mức axit béo omega-3 trong máu cao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 17%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên toàn cầu, gây ra 6,6 triệu ca tử vong vào năm 2020. Con số đó dự kiến sẽ đạt 9,7 triệu vào năm 2050, theo báo cáo.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, có tới 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được.
Những người có mức axit béo omega-3 trong máu cao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 17%. Ảnh Pexels
Có 2 loại đột quỵ chính: Thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi có sự tắc nghẽn ngăn cản máu và oxy đến não. Đột quỵ xuất huyết được định nghĩa là chảy máu vào não khi mạch máu yếu bị vỡ.
Đa số các trường hợp đột quỵ (khoảng 87%) là do thiếu máu cục bộ.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích 29 nghiên cứu từ 15 quốc gia, bao gồm 183.291 người tham gia, ở độ tuổi trung bình là 65, nhằm xem xét nguy cơ đột quỵ do mọi nguyên nhân, cũng như đột quỵ do cục máu đông.
Thời gian theo dõi trung bình 14,3 năm, có có 10.561 người bị đột quỵ, trong đó 8.220 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và 1.142 người bị đột quỵ do xuất huyết.
Kết quả đã phát hiện người có lượng axit béo omega-3 càng cao có nguy cơ bị đột quỵ càng thấp.
Có thể tăng mức omega-3 bằng cách đơn giản là ăn nhiều cá béo hoặc uống bổ sung. Ảnh Pexels
Cụ thể, những người có mức axit béo omega-3 EPA cao nhất có nguy cơ đột quỵ tổng thể thấp hơn 17% và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 18%, so với những người có mức EPA thấp nhất.
Đồng thời, những người có mức axit béo omega-3 DHA cao nhất có nguy cơ bị đột quỵ tổng thể thấp hơn 12% và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 14%, so với những người có mức DHA thấp nhất, theo tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ AHA.
Nghiên cứu này một lần nữa xác nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy dầu cá omega-3 giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Các chuyên gia nói rằng: Những phát hiện này cực kỳ thú vị vì đột quỵ rất đáng sợ, tìm ra các phương pháp dinh dưỡng để giảm nguy cơ đột quỵ mà không cần dùng thuốc là thông tin hữu ích.
Video đang HOT
Tiến sĩ William S. Harris, khoa Nội, Trường Y Sanford, Đại học Nam Dakota (Mỹ), cho hay: Có thể tăng mức omega-3 bằng cách đơn giản là ăn nhiều cá béo hoặc bổ sung dầu cá omega-3.
Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ không?
Nhiều người cho rằng tắm đêm sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh giá như hiện nay...
Vậy điều này có đúng không?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ?
Nhiều người cho rằng tắm đêm dễ bị đột quỵ. Thực tế cho thấy tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chính vì vậy, không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h.
Lý do vì đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp có thể lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Người bị các bệnh lý tim mạch như: hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,...;
Người bị tăng huyết áp;
Người bị tiểu đường;
Người bị rối loạn lipid máu;
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy...
Người hút thuốc lá chủ động hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ máu đông;
Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng cholesterol cao;
Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn; Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới; Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Người bị tăng huyết áp dễ mắc đột quỵ nếu không kiểm soát tốt.
Có thể phân loại đột quỵ như sau:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
- Đột quỵ do huyết khối
Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
- Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây tắc mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
3 biểu hiện của đột quỵ cần biết
- Biểu hiện khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì nếu có biểu hiện thì dễ nhận ra tình trạng méo mặt, lệch mặt.
- Biểu hiện ở tay, chân: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê tay một bên, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,...
- Biểu hiện ở lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị "á khẩu" hay nói đớ.
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
Thị lực giảm sút, hoa mắt;
Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
Đau đầu;
Buồn nôn, nôn ói,...
Tóm lại: Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học. Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ;.
- Cần tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe
- Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,... Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,...;
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
- Không sử dụng các chất kích thích;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...
- Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.
Dấu hiệu không thể bỏ qua về đột quỵ ở người trẻ Theo UCHealth (15/11/2023), tỉ lệ người từ 18 đến 45 tuổi bị đột quỵ đang tăng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Tỉ lệ người từ 18 đến 45 tuổi bị đột quỵ đang tăng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. (Ảnh: ITN) Tính riêng khu vực Bắc Colorado (Hoa Kỳ), số thanh...