Loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe
Không phải bất kỳ loại thực phẩm nào nảy mầm cũng đều có hại, dưới đây là một số loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe.
Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Yan Yuanying, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Probel, Đài Loan (Trung Quốc) trên trang TVBS, rau có khả năng chống oxy hóa cao nhất ở giai đoạn nảy mầm, có thể làm giảm quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh, khuyến nghị mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm để chống lại các gốc tự do.
Ở giai đoạn nảy mầm, rau có khả năng chống oxy hóa cao nhất, chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, polyphenol, sulforaphane và khoáng chất cũng đậm đặc hơn rau trưởng thành.
Vì vậy mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm, chẳng hạn như giá đỗ, mầm súp lơ, mầm đậu tương thường xuyên, giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Dưới đây là một số loại rau củ mọc mầm tốt cho sức khỏe
Giá đỗ là loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe.
Giá đỗ
Giá đỗ là một trong những loại dễ trồng cũng như rất phổ biến nhất. Có 3 loại được biến đến nhiều là giá đậu nành, giá đỗ xanh và giá đỗ đen. Mỗi loại đều có những tác dụng riêng cho sức khỏe.
Giá đậu nành giàu protein và vitamin C, có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch của con người, tăng cường lưu thông máu. Không chỉ có tác dụng phục hồi chức năng gan mà nó còn giàu kali, có thể hạ cholesterol, ngăn ngừa huyết áp cao.
Giá đỗ xanh rất giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người táo bón, tác dụng phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hút ẩm, hữu hiệu trong việc hóa giải vết loét miệng.
Giá đỗ đen là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, có thể tăng bài tiết cholesterol và giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ đen còn giúp thông huyết, lợi tiểu, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, mùa hè nóng bức muốn giải nhiệt có thể dùng một đĩa giá đỗ đen.
Mầm đậu lăng
Theo trường Y tế Công Harvard (Mỹ), mầm đậu lăng là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Khi tự trồng mầm đậu lăng, hãy để chúng ngâm nước tới 10 giờ mỗi ngày trong bốn ngày.
Bạn chỉ nên trồng đậu lăng nguyên hạt vì đậu lăng tách hạt sẽ không nảy mầm. Ngoài vitamin C, mầm đậu lăng là nguồn cung cấp thiamine, đồng và sắt và đặc biệt giàu folate và mangan.
Video đang HOT
Mầm bông cải
Rau mầm bông cải xanh rất giàu sulforaphane, gấp 7 lần so với bông cải xanh trưởng thành.
Asami Iwata, một chuyên gia dinh dưỡng y học cổ truyền của Nhật Bản, cho biết chỉ cần dùng 50 gam rau mầm bông cải xanh đã đạt được tác dụng tương tự như ăn 1kg bông cải xanh trưởng thành.
Sử dụng gạo lứt nảy mầm cực tốt cho sức khỏe
Gạo lứt
Khi gạo lứt nảy mầm, một lượng lớn enzyme được kích hoạt và sản sinh ra nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau như amylase, hemicellulase, protease, oxidoreductase bù đắp những khuyết điểm của gạo lứt như khó tiêu, nấu lâu.
Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều tocopherols và tocotrienols hơn, đồng thời có khả năng kháng tinh bột mạnh hơn.
Khi đó, gạo lứt có thể làm giảm tổn thương oxy hóa da, duy trì mức VE bình thường trong tế bào da, chống xơ cứng mạch máu và có tác dụng hiệp đồng nhất định trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.
Đậu Hà Lan
Hầu hết các loại trái cây và rau củ mà mọi người thường ăn đều có hàm lượng caroten dưới 100g/100g. Hàm lượng caroten trong mầm đậu xanh có thể đạt tới 2.700g trên 100g.
Do chu kỳ sinh trưởng của rau mầm ngắn nên nói chung có thể đảm bảo chất lượng và sản lượng mà không cần bón phân, phun thuốc, về cơ bản là loại rau không gây ô nhiễm, độ an toàn tương đối cao, nên ăn.
Củ lạc loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe.
Củ lạc
Đọt lạc được mệnh danh là “lộc trường sinh” và chứa nhiều dưỡng chất phong phú, đặc biệt là chất resveratrol gấp nhiều lần so với lạc, cao gấp hàng chục lần hàm lượng resveratrol trong rượu vang, tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Resveratrol là chất polyphenol tự nhiên có đặc tính sinh học mạnh, tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hóa, chống khối u và phòng ngừa bệnh tim mạch ở mức độ nhất định.
Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm của lạc, protein bị thủy phân thành các axit amin để dễ hấp thụ hơn, hàm lượng dầu giảm đi, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ và sử dụng các nguyên tố vi lượng.
Lưu ý, mặc dù lạc nảy mầm tốt nhưng cần phân biệt giữa lạc nảy mầm và lạc mốc. Lạc nảy mầm tự nhiên do ẩm, hoặc có đốm mốc vàng trên bề mặt, có mùi hắc… thì tốt nhất bạn nên vứt đi.
Tỏi
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ năm sau khi nảy mầm, vì vậy có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa tốt hơn.
Ngoài ra, mầm tỏi còn vượt trội về chất xơ, vitamin A, vitamin C và carotene. Sau khi tỏi mọc mầm, chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc bị mốc là có thể ăn được.
Trên đây là những loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình nhé.
Bắp cải rất "độc" với những người này, thèm mấy cũng nên cân nhắc
Một loại rau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Việt chính là bắp cải.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo những người sau nên hạn chế loại rau này.
Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông. Thế nhưng, đây lại là loại rau bổ dưỡng, vừa dùng để ăn, chữa bệnh, vừa dùng để làm đẹp...
Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn.
Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.
Đặc biệt bắp cải còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Cụ thể, theo kết quả của một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Cancer Biomarkers & Prevention của Mỹ, bắp cải chứa hàm lượng glucosinolates tương đối cao có đặc tính chống ung thư.
Glucosinolates được cơ thể hấp thụ chuyển thành hợp chất isothiocyanate giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.
Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate (Ảnh minh họa)
Một số công trình nghiên cứu của viện đại học New York cũng cho thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn 1 tuần 1 lần bắp cải giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu 2 tuần 1 lần sẽ giảm được 40%.
Tuy có nhiều lợi ích nhưng không phải ai ăn bắp cải cũng tốt nhất là nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bắp cải: Bắp cải giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Ngoài ra ăn bắp cải sống trong các món salad, dưa muối xổi, ... dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng, đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Vì thế nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên thận trọng khi ăn bắp cải và tuyệt đối không nên ăn sống, nếu ăn thì phải nấu chín.
Người bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ: Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Tuy nhiên trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.
Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó bắp cải cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có thể gây bướu cổ. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
Nếu muốn nên ăn bắp cải với lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa cẩn thận rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Người bị bệnh thận: Axit oxalic có trong bắp cải có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali...) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận. Do đó người có tiền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận nên hạn chế ăn bắp cải.
Để giảm lượng acid oxalic hấp thu, mọi người nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic chung với thực phẩm hoặc thuốc có nhiều canxi, magiê, kali... hoặc sử dụng một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong bắp cải bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ hoặc nấu kỹ.
Người tạng hàn: Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người, lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho thêm một nhánh gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải.
Loại rau mọc um tùm như cỏ dại nhưng 'bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc' Ngon, bổ, rẻ và có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, loại rau dân dã này ở Việt Nam được các thầy thuốc khuyến khích sử dụng vì "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt Nam là xứ sở của nhiều loại rau quý không chỉ ngon mà còn chứa nhiều hoạt chất cực...