Loại rau nhất định phải chần trước khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể
Các loại rau bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp con người khỏe mạnh nhưng có không ít trường hợp bị tổn thương thận cấp tính, suy thận do ăn nhầm rau.
Các loại rau củ là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn của chúng ta. Tác dụng của các loại rau củ thì ai cũng biết, chúng bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng, cải thiện sức khỏe cơ thể, thậm chí còn ngăn ngừa một số bệnh.
Theo Inf.news, một số loại rau có độc tố nhất định, nếu không ăn đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Không ít trường hợp bị tổn thương thận cấp tính, suy thận do ăn nhầm rau.
Các loại rau củ là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn của chúng ta.
Loại rau nào có thể gây tổn thương thận?
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại rau giàu axit oxalic trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như rau dền, rau chân vịt, rau muống… thực sự sẽ hình thành các tinh thể axit oxalic.
Các tinh thể axit oxalic làm tắc nghẽn ống thận, các chất độc chuyển hóa trong cơ thể không thể đào thải kịp thời, tích tụ dần trong cơ thể, dễ gây tổn thương thận cấp tính.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, không hiếm trường hợp ống thận bị tắc nghẽn do tinh thể axit oxalic gây ra chức năng thận bất thường.
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại rau giàu axit oxalic trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như rau dền, rau chân vịt, rau muống… thực sự sẽ hình thành các tinh thể axit oxalic. Ảnh minh họa Pixbay
Để thay đổi điều này không khó. Khi ăn các loại rau có chứa axit oxalic như rau dền, rau muống, rau chân vịt, mướp đắng… cần chần qua nước sôi là có thể giải quyết được vấn đề.
Nước sôi có thể loại bỏ phần lớn axit oxalic, tránh gây tổn thương thận từ gốc.
Những loại rau nhất định phải chần trước khi ăn
Rau dền
Sở dĩ rau chân vịt và rau dền có vị chát là vì chúng chứa nhiều axit oxalic. Chần qua nước sôi khoảng 1 phút trước khi ăn, có thể loại bỏ hầu hết axit oxalic.
Sau đó, bạn có thể tùy ý nấu canh hay trộn nộm, hương vị và dinh dưỡng của các loại rau này đã được cải thiện.
Video đang HOT
Tương tự, nhiều loại rau khác chứa axit oxalic như măng tây, súp lơ phải chần qua trước khi ăn.
Cải bẹ
Loại rau này có mùi hăng, có thể gây kích ứng đường mũi, đồng thời khiến mắt bị kích ứng và khiến nước mắt chảy ra.
Trong quá trình nấu, loại rau này có thể được loại bỏ một cách khéo léo bằng cách chần cải xanh với nước sôi.
Nước phải ngập hoàn toàn cải bẹ. Ở trạng thái sôi, nhanh chóng đun qua có thể giảm vị cay của loại cải này ở một mức độ nhất định.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ nhất định phải ngâm với nước sôi trước khi chế biến món ăn. Điều này có thể làm tăng chất xơ và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Mặt khác, cách làm này còn có tác dụng khử mùi đất trong mộc nhĩ.
Hơn nữa, mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin. Bạn có thể làm giảm hàm lượng độc tố bằng cách ngâm trong nước vài giờ hoặc chần qua nước nóng trước khi ăn.
Mộc nhĩ là loại rau – nấm nhất định phải chần qua trước khi ăn. Ảnh Inf.new
Cây mướp gai hay còn gọi là ráy gai, chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae) là một loại rau dại được ưa thích.
Người dân thường lấy củ làm thuốc, lấy cọng xào tỏi hoặc xào với thịt bò. Những món ăn này rất có ích cho hoạt động của gan.
Loại rau này rất bổ dưỡng, nhưng hàm lượng nitrit cao hơn nhiều so với các loại rau thông thường. Nitrite là tiền chất để tổng hợp nitrosamine gây ung thư.
Tuy nhiên, nitrit có khả năng hòa tan trong nước, do vậy, phần lớn nitrit có thể được loại bỏ bằng cách chần qua nước sôi. Như vậy, bạn sẽ thưởng thức loại rau này an toàn hơn.
Mướp đắng
Các loại rau có vị đắng như mướp đắng, rau diếp xoăn rất có ích cho sức khỏe. Nếu một số người cảm thấy có vị đắng thì có thể trụng trong nước khoảng 1 phút để giảm bớt phần nào vị đắng.
Các loại rau họ đậu
Sở dĩ ăn các loại đậu sống như đậu lăng, đậu tây có thể gây ngộ độc chủ yếu là do chúng chứa độc tố saponin và độc tố phytohemagglutinin.
Sau khi cơ thể con người ăn phải, màng nhầy của đường tiêu hóa bị kích thích, gây ngộ độc đậu. Trong trường hợp nhẹ, có thể gây buồn nôn, nôn nhưng nếu nặng có thể gây chóng mặt, nhức đầu, bỏng dạ dày.
Tuy nhiên, hai loại độc tố này đều hòa tan trong nước và không chịu được nhiệt độ cao. Bạn chỉ cần chần qua đậu nước trước khi ăn, hoặc đun nóng hoàn toàn khi nấu, xào đều và nấu chín kỹ để giảm độc tố.
Nên Cho rau vào sau khi nước đã sôi hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả chần không bị ảnh hưởng, hãy rút ngắn thời gian chần. Ảnh minh họa inf.news
Cách chế biến các loại rau để đảm bảo dinh dưỡng
Chần rau sẽ làm mất đi một lượng vitamin. Do đó, cần nhớ 3 phương pháp này để giảm thiểu tổn thất:
- Cố gắng không cắt nhỏ rau trước khi chần: Việc bảo quản nguyên cây rau sẽ giảm bề mặt tiếp xúc giữa rau và nước. Phương pháp này có thể tối đa hóa việc lưu giữ các chất dinh dưỡng thực phẩm và tránh thất thoát chất dinh dưỡng khi chần.
- Cho rau vào sau khi nước đã sôi hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả chần không bị ảnh hưởng, hãy rút ngắn thời gian chần.
- Ngay sau khi chần, hãy thả ngay vào nước lạnh để làm nguội thật nhanh. Nhiệt độ của rau sau khi chần tương đối cao, sau khi ra khỏi nước dễ xảy ra phản ứng oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, do đó, ngâm ngay vào nước lạnh để làm nguội nhanh sẽ giúp “khóa” chất dinh dưỡng trong rau lại.
Vitamin nào có thể giúp giảm béo?
Nhiều người thừa cân, béo phì phải dùng đến các phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt để giảm cân, dần dần có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, gây bất lợi cho sức khỏe.
Trên thực tế, việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân. Vậy loại vitamin nào có thể giảm béo?
1. Vitamin B có thể hỗ trợ giảm béo
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân, lượng thức ăn ăn vào bị giảm đi, việc hấp thụ các loại vitamin cũng giảm, dễ gây ra các triệu chứng thiếu hụt các loại vitamin và gây ra di chứng sau giảm cân. Bản thân vitamin không có calo, một số còn có thể giúp cho quá trình chuyển hóa. Ví dụ, B1, B2, B6 và B12 trong phức hợp vitamin B có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, protein, đường... có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, tránh tích tụ mỡ.
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày và vitamin B cũng không ngoại lệ. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm gan động vật, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt...
Đối với những người thường tiêu thụ ít các loại thực phẩm này hoặc có chế độ ăn uống không cân bằng, có thể cân nhắc sử dụng vitamin B dưới dạng thực phẩm chức năng. Đối với người có bệnh lý tiềm ẩn hoặc thuộc nhóm đặc biệt nên sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân.
2. Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho cơ thể sản xuất leptin - là một loại hormone kiểm soát sự thèm ăn. Nếu hàm lượng leptin giảm, cảm giác thèm ăn sẽ ngày càng lớn hơn, dễ dẫn đến béo phì. Ngoài ra, theo các nghiên cứu liên quan, vitamin D không chỉ có thể kiểm soát lượng calo mà còn giúp giảm cân.
Cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra thực phẩm giàu vitmin D nên ăn là cá biển, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu gan cá tuyết.
3. Vitamin C
Vitamin C giúp tổng hợp carnitine, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và đẩy nhanh quá trình phân hủy, đốt cháy chất béo. Trong quá trình trao đổi chất, nếu hàm lượng carnitine không đủ sẽ gây tích tụ mỡ và hình thành mô mỡ. Nếu thiếu vitamin C lâu ngày sẽ ngày càng béo hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người bổ sung đủ vitamin C sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn 30% khi tập thể dục so với những người không bổ sung đủ vitamin C. Vì vậy, nên chú ý bổ sung đủ vitamin C để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân do thiếu vitamin C.
Thực phẩm giàu vitamin C là súp lơ, cà chua, mướp đắng, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, cần tây, tỏi tây...
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày.
4. Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa có thể trì hoãn lão hóa da và giúp da đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, vitamin E có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa độc tố tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm mỡ.
Khi cơ thể thiếu vitamin E, có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản. Người lớn cần bổ sung 15 mg vitamin E mỗi ngày. Thực phẩm nên dùng là các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó và yến mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nên bổ sung vitamin qua thực phẩm. Chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều. Dùng quá liều vitamin trong thời gian dài có thể gây ngộ độc tích lũy. Ví dụ, dùng liều lượng lớn vitamin E có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin A và K, suy giảm thị lực, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tình dục, rong kinh hoặc vô kinh. Dùng quá nhiều vitamin C có thể làm giảm khả năng sinh sản...
Ngoài ra, vitamin không phải là dưỡng chất duy nhất mà cơ thể chúng ta cần. Có 3 chất dinh dưỡng chính được tiêu thụ trong chế độ ăn bình thường: Protein, đường và chất béo. Vì vậy, để kiểm soát cân nặng bạn cần phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng cách.
Đi bộ 8.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tim mạch Việc đi bộ 8.000 bước mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm lượng chất béo trung tính, cũng như nồng độ cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc trong máu và nguy cơ xơ cứng động mạch - vốn là nguyên nhân gây đột quy và bệnh tim. Đây là kết luận do Đại học Y Saitama ở Nhật Bản đưa ra sau khi...