Loại hạt bán đầy đường, dùng làm sữa hạt vừa thơm vừa bổ, uống thay bữa sáng rất tốt
Sữa hạt thì nhiều chị em không còn xa lạ gì, nhưng bạn đã bao giờ dùng hạt dẻ để làm sữa hạt chưa? Thử nhé, đảm bảo bạn thích mê luôn!
Nguyên liệu:
8 hạt dẻ
Một nắm đậu tương
Một nắm yến mạch.
Hạt dẻ là loại thực phẩm cũng là một loại thuốc đông y tốt cho sức khỏe. Hạt dẻ giàu chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da và các cơ quan nội tạng. Kali và natri trong hạt dẻ giúp giữ nước cho cơ thể. Các khoáng chất khác có trong hạt dẻ giúp ngăn chặn thiếu máu, giúp xương chắc khỏe, làm giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch…
Cách làm:
Video đang HOT
Đậu nành và yến mạch rửa sạch. Ngâm đậu nành trong nước cho nở mềm.
Hạt dẻ rửa sạch, dùng dao chặt nứt vỏ hạt dẻ. Luộc chín hạt dẻ sau đó bóc bỏ vỏ. Táo tàu loại bỏ hạt.
Cho đậu nành, hạt dẻ, yến mạch, táo đỏ vào máy làm sữa đậu nành, thêm lượng nước thích hợp vào rồi chọn chức năng làm sữa hạt là xong. (Nếu không có máy làm sữa đậu nành thì xay nhuyễn nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu chín là được).
Thành phẩm:
Vào mùa thu thời tiết khô hanh, cơ thể rất dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, dễ bị cảm lạnh. Món sữa hạt trên đây rất giàu protein, vitamin và khoáng chất, khi dùng cho bữa sáng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Khi chọn mua hạt dẻ nên chọn những hạt còn nguyên vỏ, vỏ màu nâu, tím, bóng. Không nên chọn những hạt có vỏ đổi màu, hay màu xỉn. Nếu vỏ hạt mềm thì chứng tỏ hạt dẻ đã để lâu và bị khô rồi, không còn ngon nữa.
Chúc bạn ngon miệng!
Thực phẩm nấm mốc: Chớ nên "tiếc của"
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn, đặc biệt là thực phẩm đã bị nấm mốc, quá hạn sẽ là nguồn gây bệnh nếu người nội trợ tận dụng vì "tiếc của".
Thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin.
Chứa nhiều độc tố
Khi nói đến thực phẩm "bẩn", nhiều người nghĩ ngay tới những loại chứa hóa chất, nhiễm độc mà quên rằng thói quen sử dụng thực phẩm chưa khoa học cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm lớn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Bởi tâm lý "tiếc của", nhiều người cố gắng loại bỏ nấm mốc khỏi thực phẩm bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, đem phơi nắng... Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thói quen đó có thể gây hại khôn lường.
Hiện có hàng nghìn loại nấm mốc sinh trưởng ở môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc bảo quản không tốt các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm khô, ngũ cốc chứa hàm lượng tinh dầu cao sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng tình trạng nấm mốc. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở các loại ngũ cốc (thường là lạc, ngô, gạo, lúa mì, các loại hạt họ đậu...) lên đến 25%.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thông tin: Nếu không được bảo quản đúng cách, ngũ cốc có thể sản sinh độc tố aflatoxin. Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngô, kê, lúa, miến, gạo, lúa mì, hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa...
Đáng chú ý, độc tố aflatoxin rất khó bị phân giải bởi nhiệt độ cao hay hóa chất; không những thế, nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500oC, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy, nếu ăn thì vẫn nguy hiểm. "Các báo cáo cho biết, aflatoxin gây ra 30% số trường hợp ung thư gan trên thế giới", bác sĩ Minh Hương (Bệnh viện Thu Cúc) cho biết.
Hiện có gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ăn phải những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Nhưng nếu độc tố tích lũy dần trong cơ thể thì có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, suy thận, ung thư buồng trứng... Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420 nghìn người tử vong do ăn thực phẩm không an toàn. Thực phẩm "bẩn" là nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh khác nhau.
Để tránh "rước bệnh vào người"
Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng, hoặc nghi ngờ thực phẩm bị nấm mốc thì không nên vì tiếc mà sử dụng; việc tiêu hủy thực phẩm ít tốn kém hơn khi phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do nó gây nên. Điều quan trọng, ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng làm khô thực phẩm chứ không triệt tiêu được nấm mốc. Do vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là bỏ đi.
Đối với các loại thực phẩm tươi sống, người dùng khi mua về cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cần hạn chế việc tích trữ quá nhiều đồ ăn, rau củ quả trong tủ lạnh. Các loại thực phẩm khô cần được để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng trong vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý như đựng trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nilon kín treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc rước bệnh vào người do bảo quản thực phẩm sai cách, các chuyên gia khuyến cáo: Người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc "ăn chín, uống sôi". Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh, vàng nâu hoặc đen thì ngay lập tức phải loại bỏ ngay. Bên cạnh đó, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống cũng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau bát đũa. Cần nấu chín kỹ thịt, cá và ăn ngay sau khi nấu; thức ăn nấu chín nếu để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm thì nhất thiết phải được đun chín lại. Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản, không dùng chung thớt để thái đồ chín và đồ sống...
Khối sỏi thận xù xì như san hô Cụ bà, 70 tuổi, tiền sử sỏi thận nhiều năm song chỉ uống thuốc Đông y với hy vọng sỏi tiêu đi. Trước khi vào viện một tuần, người bệnh đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Bà được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khám. Kết quả siêu...