Litva sẽ tước giấy phép cư trú của 1.000 công dân Nga và Belarus
Litva ngày 4/8 tuyên bố hơn 1.000 công dân Nga và Belarus sống ở nước này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đồng thời thông báo sẽ tước giấy phép cư trú của họ.
Một góc thủ đô Litva. Ảnh: Getty Image
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ Litva yêu cầu các công dân Nga và Belarus trả lời một bảng câu hỏi trong đó có câu hỏi về quan điểm của họ đối với Crimea và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Cục Di trú Litva đã thực hiện cuộc khảo sát này và câu trả lời của các công dân Nga và Belarus đã được xem xét khi quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép cư trú.
Cục Di trú Litva tuyên bố xác định 1.164 công dân Belarus và Nga cư trú tại Litva là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, một quyết định đưa ra dựa trên đánh giá thông tin công khai và không công khai. Cục này nêu rõ 910 người trong số đó là công dân Belarus và 254 người là công dân Nga.
Những người được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia Litva chỉ là một phần nhỏ trong cộng đồng người Belarus và người Nga sống ở Litva. Hơn 58.000 công dân Belarus và 16.000 công dân Nga hiện đang cư trú tại Litva. Họ cần xin gia hạn giấy phép cư trú theo thời hạn từ 1-3 năm, tùy thuộc vào tình trạng đơn xin.
Video đang HOT
Những người bị tước giấy phép cư trú có thể kháng cáo quyết định tại tòa án. Theo Cục Di trú, những người này sẽ có tối đa một tháng để rời khỏi Litva. Hiện chính phủ Nga và Belarus chưa đưa ra phản ứng về diễn biến này.
Tại Litva cũng có dân tộc thiểu số gốc Nga, chiếm khoảng 5% dân số. Họ là công dân của Litva và không bắt buộc phải trả lời bảng câu hỏi.
Litva là một quốc gia Baltic tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô hơn 30 năm trước. Hiện Litva là một thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Liên minh châu Âu (EU).
Ba Lan, Litva cảnh báo Wagner có thể gây bất ổn cho sườn Đông NATO
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Tổng thống Litva Gitanas Nausea cảnh báo rằng sau khi di chuyển từ Nga đến Belarus, lính đánh thuê Wagner có thể tìm cách gây bất ổn ở sườn phía đông của NATO.
Binh sĩ Belarus và thành viên Wagner tham gia cuộc tập trận chung gần thành phố biên giới Brest, Belarus vào ngày 20/7 trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Ba Lan và Belarus gia tăng. Ảnh: AP
Theo kênh CNN ngày 3/8, tại một cuộc họp báo chung với ông Nauseda, ông Morawiecki phát biểu: "Nhóm Wagner cực kỳ nguy hiểm và các đơn vị của nhóm này được triển khai tới sườn phía Đông của NATO để gây bất ổn".
Trước đó, ông Morawiecki đã cảnh báo rằng trên 100 lính đánh thuê Wagner đã tiến về phía dải lãnh thổ chiến lược của Ba Lan, nằm giữa Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga.
Theo ông Nauseda, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc họp hiệu quả để thảo luận về tình hình an ninh ở biên giới của hai nước. Ông Nauseda viết trong một bài đăng trên Twitter: "Sự hiện diện của lính đánh thuê Wagner ở Belarus là một yếu tố rủi ro an ninh nữa đối với Litva và Ba Lan, cũng như các thành viên NATO. Chúng tôi luôn cảnh giác và chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra".
Ngày 3/8, theo Đài phát thanh và truyền hình Litva (LRT), ông Nauseda cho biết Litva đã thực hiện các biện pháp để củng cố an ninh ở biên giới với Belarus, trong đó có cả việc cập nhật kế hoạch triển khai quân đội. Ông Nauseda nói thêm: "Một số tay súng Wagner ở gần biên giới của chúng ta, đã chiếm các vị trí ở vùng Grodno, điều đó có nghĩa là tình huống này rất thuận lợi cho các hành động khiêu khích ở cả biên giới Ba Lan - Belarus và Litva - Belarus".
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan cảnh báo nước này cùng với Litva và Latvia có thể cùng quyết định đóng cửa biên giới với Belarus, nếu xảy ra các sự cố nghiêm trọng liên quan đến Wagner.
Trước đó, các tay súng Wagner đã bắt đầu hoạt động huấn luyện cho quân đội quốc gia Belarus, khiến Ba Lan phải điều trên 1.000 quân tới gần biên giới. Hôm 1/8, Ba Lan cũng cáo buộc trực thăng quân sự Belarus đã vi phạm không phận Ba Lan.
Trong khi đó, theo hãng thông tấn TASS, ngày 1/8, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông có kế hoạch xúc tiến việc thành lập một đội quân hợp đồng, trong đó, các tay súng Wagner đóng tại Belarus sẽ trở thành xương sống của lực lượng này.
"Đó là sáng kiến của tôi. Tôi muốn họ ở lại trong lực lượng vũ trang của đất nước chúng tôi. Và dựa vào họ, thực hiện các bước tích cực hơn để thành lập một đội quân hợp đồng", hãng tin BelTA dẫn lời ông Lukashenko phát biểu.
Đồng thời, ông Lukashenko nhấn mạnh rằng Belarus sẽ không gây chiến. Ông nói: "Chúng tôi không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh nào và tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ ổn thôi. Nếu đối phương thấy rằng chúng tôi có thể trả đũa và họ sẽ phải chịu những tổn thất không thể phục hồi thì họ sẽ không bao giờ tấn công".
Theo các báo cáo trước đó, Bộ Quốc phòng Belarus và Wagner đã xây dựng một kế hoạch hợp tác trong tương lai gần. Các đào tạo viên và tay súng Wagner đã tham gia vào các nhiệm vụ huấn luyện. Phía Belarus không tiết lộ có bao nhiêu thành viên Wagner đang hiện diện trên lãnh thổ của họ.
Sau vụ nổi loạn bất thành chống lại quân đội Nga vào cuối tháng 6, thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin cùng các thành viên Wagner đã được Nga cho phép sang Belarus. Thỏa thuận trên do Tổng thống Belarus đứng ra làm trung gian. Theo đó, Nga sẽ bỏ các cáo buộc hình sự nhằm vào ông Prigozhin.
Cuộc chuyển quân của Wagner gieo rắc bất an cho phương Tây Việc Wagner rút khỏi chiến trường Ukraine và chuyển đến Belarus sau vụ nổi loạn bất thành ở Nga khiến nhiều nước phương Tây càng thêm bất an. Vào cuối tháng 6 khi chiến sự Nga - Ukraine đang ở giai đoạn khốc liệt, vụ nổi loạn của lực lượng quân sự tư nhân Wagner ở Nga khiến dư luận rúng động. Hơn...