‘Lật mặt’ thủ phạm gây phù chân
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là nguyên nhân gây phù chân khá phổ biến, nhưng hầu hết mọi người khi có biểu hiện của bệnh này thường lầm tưởng mình bị thấp khớp hay tại ăn thiếu iốt!
Chính sự chậm trễ và điều trị không đúng đã làm người bệnh dễ gặp biến chứng nặng, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. Giai đoạn cuối có thể dẫn đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, đưa đến tử vong!
Ai dễ mắc bệnh?
Các tĩnh mạch của chi dưới được chia làm ba hệ thống: hệ tĩnh mạch sâu, hệ tĩnh mạch nông, hệ tĩnh mạch xuyên. Bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính thường xảy ra ở hệ thống tĩnh mạch nông. Cho đến nay chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.
Trên thực tế chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là có thể bị bệnh này, trong đó, di truyền là mẫu số chung cho các bệnh nhân. Người có yếu tố di truyền dễ bị mắc bệnh hơn, do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Ngoài ra, nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, do thai nghén, dùng thuốc ngừa thai, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, hoặc dùng giày không thích hợp. Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ.
Video đang HOT
Người có yếu tố di truyền dễ bị mắc bệnh phu chân (nguôn anh internet)
Phẫu thuật cũng có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương… tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt. Những bệnh nhân ăn kiêng theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.
Nhận diện các triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm cảm giác nặng chân, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao khi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần, xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng…
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu. Sờ để chẩn đoán độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên.
Ngoài ra có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da. Các thầy thuốc chuyên khoa có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe. Cuối cùng là bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, cho phép xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để có biện pháp điều trị đúng đắn.
Phong ngưa bênh băng cach ăn nhiêu chât xơ đê tranh beo phi, tranh tao bon (nguôn anh internet)
Điều trị tuỳ mức độ tổn thương
Có năm phương pháp điều trị chính nhằm kiểm soát hay chặn đứng sự trào ngược, loại bỏ trào ngược từ các tĩnh mạch nhánh và từ các mạch nối, cuối cùng là ngăn ngừa sự tràn ngập mô kẽ do dịch thấm ra từ các vi quản.
Phòng ngừa: nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tập hít thở sâu, tránh béo phì, ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón…
Băng ép: có tác dụng phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức.
Điều trị nội khoa: dùng các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hoá lòng mạch máu.
Phẫu thuật: hai phương pháp chính là Stripping (lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch như chúng ta làm lòng gà), và phương pháp Chivas (lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để, có tỷ lệ tái phát thấp nhất). Người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với nitơ lỏng âm 900C để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ tái phát khá cao: đến 30% các trường hợp.
(Theo Sai Gon Tiêp thi)
Vì sao chân nổi gân xanh?
Tôi năm nay 50 tuổi, chân bị nổi gân xanh, có chen lẫn những sợi chỉ màu đỏ, tôi bị như vậy năm ngoài 20 tuổi, nhưng bây giờ thì nổi rõ rệt hơn.
Tôi không bị nhức hay đau đớn gì. Bác sĩ tư vấn giúp tình trạng trên là như thế nào, việc tập thể dục có ảnh hưởng gì không? Vì tôi có thói quen tập thể dục buổi sáng và buổi tối khoảng 1 giờ. Tôi không mập cũng không ốm, chỉ vừa người... (Trần Thị Minh Cung, TP.HCM)
Tra lơi
Hệ thống tĩnh mạch ngoại vi của mỗi người bao gồm tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông, nối hai hệ thống lại với nhau có tĩnh mạch xuyên. Ngoài ra còn có các mao mạch nhỏ li ti dưới da cũng có nhiệm vụ đưa máu đi nuôi cơ thể và đưa máu đã hết chất dinh dưỡng cũng như oxygene trở về tim.
Chân bi gân xanh la do cơ đia hoăc yêu tô di truyên (nguôn anh internet)
Một số người do cơ địa hoặc yếu tố di truyền, các mao mạch này giãn nở thành từng chùm xanh dưới da như mạng nhện. Một số khác đi kèm với bệnh suy giãn tĩnh mạch ngoại vi. Thật ra bệnh giãn mao mạch nguyên phát hay thứ phát do kết hợp với bệnh suy tĩnh mạch cũng không gây ra vấn đề gì nguy hiểm cả. Nó chỉ làm giảm đi chất lượng cuộc sống, nhất là vấn đề thẩm mỹ đối với các phụ nữ trẻ.
Tuy nhiên, việc điều trị cũng khá khó khăn vì không có loại thuốc uống hay thuốc bôi nào giúp hết bệnh. Chỉ có sử dụng laser chiếu vào vùng da có mao mạch giãn trong một thời gian dài mới có thể làm hết các triệu chứng trên mà thôi.
(Theo Thanh niên)
Đẹp rạng ngời với mặt nạ dễ làm Khi dấu ấn của cuộc sống từng ngày in hằn trên khuôn mặt, đắp mặt nạ là giải pháp hiệu quả nhất để giải tỏa. Chỉ cần bỏ ra 10 phút, bạn có thể tự chế cho mình thứ mặt nạ bằng sinh tố vô cùng hiệu quả mà không hề tốn kém... Chỉ với những thứ thực phẩm sẵn có trong bếp...