“Lắng nghe” cơ thể mình
Người xưa nói: “Hữu ư trung tất hình ư ngoại” (cái có ở bên trong ắt biểu hiện ra bên ngoài). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong dự báo bệnh tật để chủ động phòng ngừa và điều trị. Do vậy, bạn nên biết lắng nghe cơ thể mình.
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng hoặc biểu hiện khác thường chứng tỏ các chức năng, tạng phủ hoặc một bộ phận nào đó trong cơ thể có bệnh.
Dưới đây là một số triệu chứng, biểu hiện cần chú ý:
Đau: Đau là một triệu chứng của nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, “thông bất thống, thống bất thông” (nếu thông suốt thì không đau và đau là do không thông suốt, tắc nghẽn). Tùy theo vị trí, trạng thái đau có thể biết bệnh ở đâu, bệnh gì. Khi xuất hiện đau không nên chủ quan, coi thường.
Sốt: Sốt là phản ứng của cơ thể trước nhiều bệnh tật, thường là do đấu tranh giữa tà khí (bệnh tật) và chính khí (sức đề kháng) của cơ thể. Tùy theo mức độ và cách thức sốt có thể dự đoán được bệnh.
Viêm: Viêm là một bộ phận của cơ thể sưng tấy lên, thông thường viêm kèm theo nóng (sốt). Thông thường, viêm phần lớn do vi khuẩn và virus gây ra.
Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng: Mắt bị tối sầm với những đốm tối, sáng và những đường lằng nhằng gây mệt mỏi. Hoa mắt có thể là hậu quả của sự thiếu máu hoặc do huyết áp…
Đau dữ dội ở bụng: Đau có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm tụy hoặc viêm túi mật. Khi các bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ gây nguy hại đến tính mạng. Nên đi khám ngay để phát hiện và chữa trị.
Cẳng chân sưng to và đau: Có thể do bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Chỉ cần ngồi một chỗ liên tục từ 6 giờ trở lên là máu sẽ tụ ở cẳng chân và tạo thành cục máu đông. Huyết khối kích thước đủ lớn sẽ làm nghẽn tĩnh mạch ở chân và gây sưng đau.
Viêm ngón chân cái: Đó có thể là bệnh gút (thống phong), viêm khớp và thường gặp hơn ở nam giới. Bệnh gút được gây ra bởi các tinh thể axít uric tích tụ gây sưng và đau. Bệnh có thể gây sưng ngón chân cái hoặc các khớp khác nhưng chủ yếu là xung quanh các ngón chân, bàn chân, đầu gối, ngón tay, bàn tay và khuỷu tay.
Video đang HOT
Khi thấy các triệu chứng này, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thịt, hải sản và tránh đường, đồ ngọt, nước giải khát, bia (nước có gaz) và rượu mạnh.
Nốt ruồi: Nốt ruồi là các nốt đặc biệt mang sắc tố màu đen hoặc đỏ. Chúng có thể mọc ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nốt ruồi là dấu hiệu ung thư rất nguy hiểm.
Nốt ruồi phát triển nhanh, tự do, thay đổi về màu sắc, có đường kính lớn hơn 6 mm, không cố định… là dấu hiệu ung thư di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não… cần sớm được điều trị.
Vàng mắt: Mắt bị vàng là biểu hiện rõ ràng của bệnh gan. Màu sắc này do chức năng gan suy giảm, sắc tố mật không thể xử lý kịp thời gây nên tích tụ và dư thừa bilirubin, ứ đọng trong máu và truyền đi khắp cơ thể gây hiện tượng vàng da và niêm mạc, rõ nhất ở niêm mạc mắt.
Rụng tóc: Nếu tóc rụng do nhuộm hoặc là uốn bằng hóa chất thì bạn nên dùng các loại mặt nạ đặc biệt, dầu thơm và dưỡng chất để phục hồi tóc. Bên cạnh đó, hiện tượng rụng tóc có thể là tín hiệu của sự thiếu hụt các nhóm vitamin B, kết quả của sự suy giảm hoạt động dạ dày hoặc ruột, sự rối loạn nội tiết tố, vấn đề về hormone tuyến giáp.
Khô môi: Nguyên nhân có thể do thiếu máu hoặc đang có dấu hiệu bị đái tháo đường.
Các vết nứt hay loét ở góc miệng được xem là căn bệnh thiếu máu, nguyên nhân do thiếu sắt. Việc sản xuất tế bào hồng cầu (cần thiết cho da khỏe mạnh) bị chậm lại – nghĩa là các vết đó chậm được phục hồi.
Quá nhiều glucose trong máu, bạn cảm thấy khát nước, đi vệ sinh nhiều hơn và cực kỳ mệt mỏi là một số triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường.
Môi khô, nứt nẻ trong thời gian dài, không được chú ý và phục hồi có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.
Móng tay bị giòn, đổi màu…: Móng tay bị giòn, bắt đầu dễ gãy, biến đổi màu, trở nên mỏng, trên bề mặt xuất hiện các dấu hiệu lạ… tất cả đều nói lên sự suy giảm của cơ thể. Nếu móng tay có những vệt trắng, chứng tỏ cơ thể không đủ chất sắt và kẽm. Khi bề mặt móng trở nên dày và có sắc vàng, nên lưu ý các căn bệnh về nấm. Móng tay bị giòn thường liên quan đến hoạt động kém của tuyến giáp, bởi tuyến này có chức năng cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể. Móng tay trở nên dễ gãy thì có thể trong cơ thể bị thiếu hụt các vitamin A và D hoặc thiếu các vi chất (silic, selen).
Quầng thâm dưới mắt: Có nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do thiếu ngủ, có thể do căng thẳng hoặc trầm cảm. Nếu quầng thâm kéo dài nên đi khám bác sĩ để bảo đảm rằng không có điều gì nguy hiểm đang diễn ra trong cơ thể.
Rụng lông mi: Nếu thấy lông mi rụng nhiều có thể gặp vấn đề về tuyến giáp, cần đi khám để điều trị kịp thời.
Chảy máu nướu răng: Có thể đó là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh nướu răng. Tuy nhiên, nếu nướu răng bị chảy máu dai dẳng thì nên đi khám bác sĩ, vì đó rất có thể liên quan đến bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu và rối loạn tiểu cầu máu.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung
Người lao động
Giảm các triệu chứng ốm nghén bằng thực phẩm
Lúc mang thai, nhất là trong quý đầu của thai kỳ, thường xảy ra hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau mỏi cơ bắp, khó chịu với một số mùi vị... Tuy nhiên, ở mỗi người sẽ có những biểu hiện rất khác nhau. Làm thế nào để giảm bớt những triệu chứng này?
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài loại thực phẩm có thể giúp các mẹ giảm nghén.
Bánh quy, nước trái cây
Khi mang thai, các chức năng sinh lý của cơ thể người mẹ bị thay đổi khoảng 15% vì ảnh hưởng của chứng nôn oẹ. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng các mẹ nên ăn một ít thức ăn có lượng đường cao như bánh quy, bánh mỳ nướng, đường, trái cây... Ngoài ra, bà bầu có thể ăn thêm dứa, mứt trái cây để bổ sung lượng axít đang thiếu hụt trong dạ dày.
- Ổi : Bỏ hạt, ép lấy nước pha với sữa, uống vào buổi sáng sẽ giúp dạ dày bạn ổn định và chống nôn.
- Cam: Cam ép lấy nước, với 3 - 4g hạt tiêu và cho thêm một ít muối, uống vào buổi sáng. Loại nước này giúp ngăn mệt mỏi trong người.
- Lựu: Ép lấy nước, trộn đều với mật ong, uống vào buổi sáng hoặc uống một lần/ngày. Pha nước lựu nên để vị chua, vì như thế sẽ tốt hơn là uống nước lựu có vị ngọt.
Khoai lang - một loại thực phẩm rất hữu dụng khi bị táo bón
Khoai lang, mật ong, gừng
Táo bón là một trong những triệu chứng của ốm nghén. Điều này gây nên sự khó chịu cho người mẹ. Sự phát triển theo thời gian của thai nhi sẽ gây nên sự chèn ép, khiến bạn bị táo bón. Nếu gặp phải hiện trạng này, các mẹ hãy thêm khoai lang và mật ong vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp các mẹ giảm chứng nôn oẹ và chán ghét dầu mỡ. Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Những chất này rất tốt cho mẹ và bé.
Mật ong là loại thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng an thần nên trước khi đi ngủ, bà bầu nên uống một cốc sẽ giúp thai phụ ngủ ngon và ít mộng mị hơn. Vào mỗi buổi sáng, bà bầu cũng đừng quên pha chút mật ong vào nước uống, như vậy sẽ giúp giảm táo bón, trĩ.
Nhấm nhát một chút gừng hoặc cho gừng vào các loại thức ăn hàng ngày cũng có thể giúp bà bầu đỡ buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thai phụ nên uống thêm trà gừng, nước gừng.
Quả me
Quả me chứa vitamin C, B giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Đây là vị thuốc chữa nôn, chán ăn rất hiệu quả cho bà bầu.
Cách làm: quả me cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu kỹ, chắt lấy nước bỏ bã và cho thêm đường vào quấy đều. Chia làm 3 lần/ngày, uống đều trong vài ngày liên tiếp.
Ngoài ra, bà bầu còn có thể ngậm, ăn me ngào, mứt me, ô mai me hoặc có nấu các món canh chua như: canh cá, nước rau muống luộc dầm me...
Để giảm nghén có hiệu quả, bà bầu còn nên tránh xa với những loại thức ăn có chứa nhiều mỡ như: đồ rán hoặc đồ nhiều gia vị bởi chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Và để đảm bảo dinh dưỡn đủ cho mẹ và bé, tôt nhất bà bầu nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói, vì bụng càng đói càng làm gia tăng con buồn nôn.
Theo SKDS
Triệu chứng nhiễm giun móc Mỗi con giun móc có thể hút 0,1 - 0,4 ml máu/ngày. Lúc này, các triệu chứng của thiếu máu sẽ xuất hiện như da xanh, hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực. Ảnh minh họa Không như các bệnh giun tròn đường ruột khác, ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể bằng cách xuyên qua da. Vì thế, ở thời...