Lan tỏa yêu thương từ mô hình ‘Con nuôi vùng biên giới’
Thông qua chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” và nâng bước em tới trường, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã nhận nuôi và giúp đỡ cho 75 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nơi khu vực biên giới.
Qua đó, tạo điều kiện giúp các em vượt qua những khó khăn, mất mát trong cuộc sống, vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Đại úy Khả Kham Thiệu, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), được xem như “người cha đỡ đầu” nuôi dưỡng em Y Lỹ, con nuôi của đồn biên phòng, nên người.
Do ảnh hưởng của bão số 3 vào tháng 8/2019, bố mẹ của em Y Lỹ và Y Lẫy (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) đang đi làm rẫy, không may bị đợt lũ quét cuốn trôi và vùi lấp. Phút chốc, hai chị em bỗng lâm vào cảnh mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Nhận thấy đây là trường hợp đặc biệt khó khăn, Đồn Biên phòng Đăk Xú đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cho phép được nhận em Y Lỹ làm con nuôi trong chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động.
Khi đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đồng ý cho nhận nuôi, mục tiêu đầu tiên được Đồn Biên phòng Đăk Xú đề ra là xây dựng một căn nhà để em Y Lỹ và người chị có được được nơi ở ổn định, yên tâm học hành và bước tiếp trong cuộc sống. Do đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã hỗ trợ Đồn Biên phòng Đăk Xú phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội quyên góp tiền và huy động cán bộ, chiến sỹ đóng góp ngày công để xây dựng cho hai em nhỏ căn nhà tình nghĩa.
Sau hơn 3 tháng triển khai, ngày 15/12/2019, các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng hoàn thành việc xây dựng căn nhà rộng 70 m2 cho hai chị em Y Lỹ. Giờ đây, căn nhà nhỏ chính là nơi sinh hoạt hằng ngày và là nguồn hy vọng để hai chị em Y Lỹ tiếp tục vững bước trong cuộc sống. Để đáp lại tấm lòng mà các chiến sỹ Đồn Biên phòng Đăk Xú dành cho mình, em Y Lỹ đã chuyên tâm vào học hành, luôn hoàn thành tất cả bài tập trên lớp và rất lễ phép, thường xuyên giúp đỡ bà con trong làng.
Đại úy Khả Kham Thiệu, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), thường xuyên đến giúp đỡ em Y Lỹ, con nuôi đồn biên phòng, trong những lúc gặp khó khăn.
Video đang HOT
Ông A Tú (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) chia sẻ, em Y Lỹ tuy nhỏ tuổi nhưng rất lanh lẹ và thường xuyên giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Do đó, gia đình ông rất yêu quý và xem em như một người cháu trong nhà, sẵn sàng hỗ trợ cho em bất kỳ lúc nào.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc, Đại úy Khả Kham Thiệu, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Xú thường xuyên đến nhà để hướng dẫn chị em Y Lỹ cách dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và học bài. Hai chị em Y Lỹ luôn coi Đại úy Khả Kham Thiệu như người cha đỡ đầu của mình.
Đại úy Khả Kham Thiệu chia sẻ: “Em Y Lỹ học tập có phần yếu hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, em luôn nỗ lực học hành và có tính cầu thị nên tiếp thu được bài học rất tốt. Tôi và các anh em trong đơn vị thường xuyên nghiên cứu sách vở để có thể giảng dạy thêm cho em Y Lỹ tại nhà, giúp em hiểu hơn về những bài học trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm của Y Lỹ nhận xét, em có nhiều tiến bộ trong việc học tập, thành tích ngày càng được nâng cao, đặc biệt là hạnh kiểm của em luôn rất tốt”.
Em Y Lỹ phấn khởi cho biết, hơn một năm qua, từ khi bố mẹ em mất, các chú Bộ đội Biên phòng đã tạo điều kiện và tận tình nuôi dưỡng, chăm sóc cho em. Em sẽ cố gắng học và phấn đấu trở thành con ngoan, trò tốt, người có ích cho xã hội để xứng đáng với công nuôi dưỡng của các chú.
Các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đến thăm em Y Lỹ, con nuôi của đồn biên phòng.
Thiếu tá Nguyễn Đình Thành, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Xú cho biết, mô hình con nuôi đồn Biên phòng đã gắn chặt tình cảm quân dân nơi vùng biên giới; đồng thời, giúp các cán bộ, chiến sỹ xây dựng được hình ảnh thân thương, gần gũi với người dân nơi đây. Từ đó, đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, đảm bảo tình hình an ninh – chính trị tại địa phương.
Em Y Lỹ là một trong 75 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum nhận nuôi theo chương trình “Nâng bước em đến trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng”. Thông qua chương trình, các em đã nhận được sự yêu thương từ các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng, có cơ hội để học tập và phát triển, vươn mình trở thành người có ích cho xã hội.
Đại tá Phạm Cảnh Toàn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định việc nhận nuôi các cháu có hoàn cảnh khó khăn là để tiếp thêm động lực, giúp các cháu phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chương trình cũng là cơ hội để chúng tôi gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trên địa bàn; chung tay đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Thời gian tới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” nhằm tạo điều kiện giúp đỡ, bồi dưỡng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội. Qua đó, đưa hình ảnh người lính mang quân hàm xanh đến gần hơn với người dân trên tuyến biên giới, tăng tính đoàn kết, thắt chặt tình quân dân.
Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài cuối: Tạo sự lan tỏa trong cộng đồng
Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" xuất phát từ Đồn Biên phòng Thu Lũm đã cho thấy hiệu quả thiết thực.
Mô hình này được đông đảo cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cả nước tham gia, hưởng ứng và được nhân dân ghi nhận. Từ đây, mô hình được nhân rộng ra tại các Đồn Biên phòng ở tỉnh Lai Châu và nhiều tỉnh trong cả nước. Nhờ đó, hàng nghìn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ, nuôi dưỡng, tạo động lực, ý chí vươn lên.
Ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Trung úy Dì A De, Đội trưởng Đội Ma túy Đồn Biên phòng Thu Lũm dạy học cho cháu Mạ Đức Mạnh.
Có thể thấy, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" mang tính nhân văn sâu sắc, tạo điểm tựa vững chắc cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp bước đến trường.
Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho hay: Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của lực lượng Biên phòng đối với sự nghiệp giáo dục vùng biên. Từ mô hình này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã nhân rộng ra toàn tỉnh. Đến nay, Lai Châu có 9 cháu có hoàn cảnh khó khăn được 4 Đồn Biên phòng Thu Lũm, Ka Lăng, Pa Ủ, Sin Suối Hồ nhận nuôi tại Đồn. Trong đó, riêng huyện Mường Tè có 7 cháu được nhận nuôi tại 3/5 Đồn Biên phòng và 12 cháu được nhận đỡ đầu, hỗ trợ.
Ngoài nhận nuôi các cháu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu còn triển khai chương trình "Nâng bước em đến trường". Chương trình này hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn từ lúc nhận đỡ đầu đến khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng. Hiện toàn tỉnh Lai Châu có 59 cháu được lãnh đạo Bộ Chỉ huy, các phòng, ban, 13 Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn huấn luyện cơ động đỡ đầu, hỗ trợ.
Đặc biệt, năm 2019, nhận thấy mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phát động ra cả nước. Đến nay, mô hình được triển khai từ Bắc tới Nam tại nhiều Đồn Biên phòng ở các tỉnh như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang... Nhờ đó đã có nhiều cháu được đỡ đầu, nuôi dưỡng.
"Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tri ân của lực lượng Bộ đội Biên phòng với nhân dân khu vực biên giới. Hiệu quả của mô hình là động lực để cán bộ, chiến sỹ Biên phòng cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng tiếp tục duy trì, phát triển, nhân rộng mô hình nhằm hướng về cộng đồng. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí; tăng cường tình đoàn kết quân dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc", Đại tá Đại tá Phan Hồng Minh cho biết thêm.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Trung úy Dì A De, Đội trưởng Đội Ma túy Đồn Biên phòng Thu Lũm cắt tốc cho cháu Mạ Đức Mạnh.
Từ hiệu quả thực tế mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng", nhiều trường học, nhân dân trong cả nước đều mong muốn mô hình này ngày càng phát triển hơn nữa về số lượng, chất lượng. Thầy giáo Nguyễn Văn Duy, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm cho hay: Nếu không có mô hình này nhiều học sinh phải nghỉ học ở nhà làm nương, rẫy, khó có cơ hội được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Mặt khác, mô hình cũng tạo động lực thúc đẩy các em đi học đều hơn, giúp nhà trường nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh. Thầy Duy mong muốn, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" tiếp tục được duy trì, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu Lưu Hồng Phương cho biết: Thời gian qua, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" trên địa bàn tỉnh Lai Châu có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Khi các cháu được chiến sĩ Biên phòng nhận nuôi sẽ có điều kiện tốt hơn để đến trường, tỷ lệ chuyên cần nâng cao và yên tâm trong học tập. Thời gian tới, ngành giáo dục Lai Châu mong muốn, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" phát triển hơn nữa với nhiều cháu được nhận nuôi. Từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở những xã vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" cũng cho thấy, khi các cháu sống trong môi trường quân đội sẽ học được nhiều điều như: tính kỷ luật, sự gọn gàng, ngăn nắp...Ngoài ra, còn giúp các cháu dần tự tin giao tiếp, ăn nói lễ phép, hòa nhã với mọi người xung quanh.
Với những việc làm thiết thực trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã góp phần chia sẻ khó khăn với đồng bào biên giới, qua đó giúp học sinh nghèo có điều kiện tốt hơn để vững bước trên con đường học tập, hướng đến tương lai tươi sáng.
Thời gian tới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tiếp tục rà soát học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, đỡ đầu, tạo điều kiện cho các em đến trường. Bên cạnh đó tiếp tục phối hợp với các đơn vị nhà trường rà soát học sinh có học lực khá, giỏi để hỗ trợ các em học tiếp lên Cao đẳng, Đại học hoặc đi học nghề. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh khuyến khích các Đồn Biên phòng tiếp tục nhận nuôi, đỡ đầu các em cả về số lượng và chất lượng.
Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài 1: Nơi khởi nguồn mô hình 'Con nuôi Đồn Biên phòng' Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều học sinh không có điều kiện đến trường. Nhiều năm qua, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có...