Làm việc quá nhiều gây giảm tuổi thọ?
Ham việc làm giảm tuổi thọ. Làm việc quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, một trong những sát thủ hàng đầu đối với loài người.
Có thể bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi biết rằng làm việc nhiều có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế, làm việc quá sức đã dẫn đến 745.000 ca tử vong do đột quỵ và bệnh tim trong năm 2016. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét kỹ hơn về vấn đề làm việc quá sức để bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả tồi tệ.
Làm thế nào để biết liệu bạn có đang làm việc quá sức hay không?
Trong báo cáo, WHO đã định nghĩa làm việc quá sức là làm việc hơn 55 giờ một tuần. Nghiên cứu cho thấy “làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn ước tính 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với làm việc 35-40 giờ một tuần. Bạn có thể nhìn vào định nghĩa của WHO để biết rằng mình đang làm việc quá sức hay không.
Nhưng làm thế nào để phát hiện ra những ảnh hưởng sức khỏe?
Video đang HOT
Marsha Brown -Tiến sĩ,nhà tâm lý học cho biết: “Làm việc quá sức không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà nó còn xuất hiện theo nhiều cách khác nhau trên phương diện tinh thần.
Dưới đây là một số triệu chứng đáng chú ý:
Tâm lý: Cảm thấy đầu óc mơ hồ, khó giải quyết vấn đề, mắc lỗi bất cẩn, nóng nảy hoặc khả năng chịu đựng các vấn đề công việc thấp hơn.
Thể chất: Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, không thể thư giãn, buồn nôn hoặc đau bụng.
Tình cảm: Lúc nào cũng hay lo lắng, có tâm lý sợ hãi, sợ đi làm hoặc cảm thấy bơ vơ.
Hành vi: Kêu ốm nhiều hơn, phạm lỗi nhiều hơn, ngủ ít hơn, uống nhiều rượu hơn hoặc sử dụng nhiều chất kích thích.
Bạn cũng có thể gặp nhiều triệu chứng hơn tùy thuộc vào loại hình công việc đang làm. Hiện nay các y tá đang trên khắp thế giới đang phải làm việc quá sức trong điều kiện đặc biệt căng thẳng. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy 34% y tá đã trải qua tình trạng kiệt quệ về mặt cảm xúc. Hai trong số các yếu tố góp phần vào vấn đề này là thời gian làm việc trong các khu vực cách ly lâu và khối lượng công việc tăng lên từng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng chỉ ra rằng làm việc kiệt sức có tác động nhiều hơn đối với nam giới. Theo đó, 72% trường hợp tử vong liên quan đến làm việc quá sức trong nghiên cứu của WHO xảy ra ở nam giới.
Cách bảo vệ sức khỏe (nếu bạn không thể nghỉ việc)
Ngay cả khi biết mình đang làm việc quá sức, bạn có thể không có khả năng rời bỏ công việc của mình. Derek Richards – Tiến sĩ, nhà tâm lý học nghiên cứu, nhà trị liệu tâm lý và giám đốc khoa học tại SilverCloud Health, cho biết điều quan trọng là chúng ta phải biết cách đối phó với căng thẳng. Bạn có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình ngay cả trong giờ làm việc, Richards cho hay. “Hãy dành thời gian để ăn trưa, đi dạo hoặc thậm chí thiền như một phương pháp để thư giãn. Những việc tưởng như nhỏ này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn tăng năng suất làm việc về lâu dài, cuối cùng là giúp bạn cảm thấy làm việc hiệu quả hơn. Việc thiết lập ranh giới trong công việc cũng rất quan trọng. Hãy rõ ràng về lượng công việc bạn có thể đảm nhận và nói không với mọi việc khi nó trở nên quá sức. Bạn nên xây dựng thời gian vào cuối ngày để đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện một số hoạt động thể dục hay bất cứ điều gì giúp giải phóng căng thẳng. Hãy tạm ngắt kết nối với công việc và chăm sóc bản thân.
Hình ảnh: Minh họa
Thời gian làm việc kéo dài làm gia tăng tử vong do bệnh tim và đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thời gian làm việc kéo dài làm gia tăng tử vong do bệnh tim và đột quỵ...
Trong một phân tích toàn cầu đầu tiên về sức khỏe liên quan đến làm việc nhiều giờ, WHO và ILO ước tính rằng, trong năm 2016, có 398.000 người chết vì đột quỵ và 347.000 người vì bệnh tim do làm việc ít nhất 55 giờ/ tuần. Từ năm 2000 đến năm 2016, số người chết vì bệnh tim do làm việc nhiều giờ đã tăng 42% và do đột quỵ là 19%.
Gánh nặng bệnh tật liên quan đến làm việc nhiều giờ đặc biệt đáng kể ở nam giới (72% số ca tử vong xảy ra ở nam giới), những người sống ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á và người lao động trung niên trở lên. Hầu hết các trường hợp tử vong được ghi nhận là ở những người từ 60-79 tuổi, những người đã làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần trong độ tuổi từ 45 đến 74.
Làm việc nhiều giờ hiện nay được coi là nguyên nhân của khoảng một phần ba tổng gánh nặng bệnh tật liên quan đến công việc, nó được coi là yếu tố nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh nghề nghiệp lớn nhất.
Nghiên cứu kết luận rằng làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với làm việc 35-40 giờ một tuần.
Hơn nữa, số lượng người làm việc nhiều giờ ngày càng tăng, và hiện chiếm 9% tổng dân số toàn cầu. Xu hướng này thậm chí còn khiến nhiều người có nguy cơ bị tàn tật liên quan đến công việc và chết sớm.
Phân tích mới được đưa ra khi đại dịch COVID-19 đã thay đổi đáng kể cách làm việc của nhiều người. Làm việc từ xa thường làm mờ ranh giới giữa gia đình và cơ quan. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoạt động để tiết kiệm chi phí, và những người vẫn đang trong biên chế sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, làm việc 55 giờ hoặc hơn mỗi tuần là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đã đến lúc tất cả chúng ta, chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động phải nhận thức rằng, thời gian làm việc kéo dài có thể dẫn đến tử vong sớm; để có thể ban hành, triển khai và thực thi các luật, qui định, chính sách cấm làm thêm giờ bắt buộc và đảm bảo giới hạn tối đa về thời gian làm việc...
Người đàn ông 35 tuổi qua đời vì ung thư gan dù không uống rượu bia, nguyên nhân chủ yếu là do 2 thói quen xấu mà người vợ gây nên "Nằm trên giường bệnh là một người đàn ông gầy gò, vàng vọt, ánh mắt đầy hoang mang và tuyệt vọng, tại sao không uống rượu mà lại mắc ung thư gan?", tờ Sohu (Trung Quốc) dẫn mở câu chuyện của anh Hồ, người vừa qua đời vì căn bệnh quái ác này. Người đàn ông họ Hồ, năm nay 35 tuổi (Trung...