Làm thế nào để thực hiện một chế độ ăn lành mạnh?
Ăn uống lành mạnh dường như không hề đơn giản khi bạn phải cố gắng cân bằng các bữa ăn, đối diện với nhiều lựa chọn thực phẩm và những lo lắng về việc không hấp thụ đủ các dưỡng chất mà cơ thể cần để có sức khỏe tốt nhất.
Dưới đây là cách đơn giản hóa việc lập kế hoạch ăn uống lành mạnh:
Đa dạng hóa các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Thay vì sử dụng các loại thực phẩm giống nhau hàng tuần, hãy đa dạng hóa bữa ăn để đảm bảo cơ thể bạn hấp thụ đủ lượng vitamin và dưỡng chất được khuyến nghị hàng ngày. Lựa chọn các loại hoa quả và rau củ khác nhau, thử dùng nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, ăn cá thay vì thịt gà…
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để ăn uống điều độ và duy trì cân nặng hợp lý. Chú ý lượng thức ăn và quan trọng hơn là nhận biết được các dấu hiệu đói và no của cơ thể. Khi bạn chuẩn bị thức ăn và ngồi vào bàn, hãy thưởng thức từng khẩu phần ăn nhỏ và tận hưởng bữa ăn. Dừng ăn khi bạn cảm thấy no cho dù bạn chưa ăn hết thức ăn trên đĩa.
Các bữa ăn cách nhau 3 – 4 giờ
Tránh ăn uống quá kiêng khem – điều này chỉ khiến bạn mệt mỏi và tìm đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc kiểm soát khẩu phần ăn, bạn nên lập kế hoạch chia các bữa ăn cách nhau 3 đến 4 giờ. Mỗi ngày nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa ăn nhẹ. Những bữa ăn nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái suốt cả ngày và tránh xa những các món ăn nhanh.
Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
Video đang HOT
Các bữa ăn nhanh và thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều calo, chất béo, đường, natri và các chất bảo quản khác. Hãy hạn chế các thực phẩm không lành mạnh này và xây dựng một chế độ ăn gồm các loại hoa quả, rau củ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên cám, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa.
Nấu ăn tại nhà
Ra ngoài ăn luôn được xem là một cách tiết kiệm thời gian nhưng bạn hãy thử tính toán thời gian lái xe từ nhà đến nhà hàng, thời gian gọi món và dùng bữa thì bạn sẽ nhận thấy rằng việc này cũng không tiết kiệm được mấy thời gian và chi phí. Khi bạn tự nấu ăn, bạn sẽ biết được các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Nấu ăn tại nhà cũng đồng nghĩa với việc ít phụ thuộc thực phẩm chế biến sẵn và bạn cũng sẽ dễ dàng đưa các thực phẩm giàu dưỡng chất vào chế độ ăn.
Theo Dân Trí
10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều cholesterol. Để bảo vệ tim khỏi những "kẻ thù giấu mặt" này, có 10 nguyên tắc được các bác sĩ khuyên chúng ta nên áp dụng.
1. Giảm bớt khẩu phần ăn
Một chế độ ăn đa dạng và đủ chất sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim. Hàng ngày nên ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc, cá nhiều hơn thịt đỏ. Nên thay đổi thực đơn bằng các loại rau quả hai đến ba lần/tuần và cũng đừng quên làm các món ăn thêm hấp dẫn bằng nhiều loại gia vị, dầu ăn thực vật thay vì dùng mỡ hay bơ. Đặc biệt, không nên ăn quá mặn.
2. Theo dõi lượng cholesterol
Có nhiều trong gan động vật và một số thực phẩm khác như bơ, trứng, thịt..., cholesterol là một chất béo không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó được tích trữ quá nhiều trong máu (khoảng hơn 2g/l) thì sẽ rất nguy hiểm. Cholesterol sẽ bám lại ở các thành động mạch, đặc biệt là các mạch gần tim, làm cho các mạch này hẹp lại, ngăn cản đường lưu thông của máu, gây tắc nghẽn động mạch. Để tránh hiện tượng này, nên uống ít rượu, giảm ăn đồ béo, đồng thời hạn chế sự tăng cân và không hút thuốc lá.
3. Không uống nhiều rượu
Uống rượu với liều lượng ít có lợi cho sức khỏe nhưng uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng áp lực ở các động mạch. Đây chính là hiện tượng tăng huyết áp, vốn là kẻ thù của tim. Vì cung cấp nhiều calo nên rượu còn làm tăng cân, tạo điều kiện xuất hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
4. Hãy uống nhiều nước
Nên uống nước nhiều và uống từng ngụm nhỏ
Hãy uống nhiều nước ngay cả khi không khát. Không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước có tác dụng giải nhiệt. Trà và cà phê là hai loại đồ uống có tác dụng kích thích đối với tim. Ngoài ra, các loại nước trái cây cũng rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng bởi hàm lượng đường của nước trái cây ép khá cao.
5. Thường xuyên kiểm tra huyết áp
Bệnh huyết áp có tính di truyền. Nếu bố mẹ bị huyết áp cao thì các con càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này, nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên, vài biện pháp có thể đẩy lùi nguy cơ này là tránh ăn nhiều, đặc biệt với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh ăn mặn.
6. Phụ nữ hãy cẩn thận với thuốc lá và thuốc tránh thai
Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân làm hẹp các động mạch, thúc đẩy quá trình tạo kết tủa cục đông trong động mạch, giảm chất lượng của máu. Các oxít cacbon sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ của cơ thể và tạo thuận lợi cho việc tích trữ cholesterol. Người hút thuốc hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 6 lần người bình thường. Những người có dấu hiệu bất thường ở động mạch và trước 40 tuổi thường là những người nghiện thuốc lá. Còn đối với phụ nữ hay dùng thuốc tránh thai, nguy cơ bị mắc bệnh huyết khối cũng rất lớn.
7. Kiểm soát trọng lượng
Sự thừa cân là một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất hãy tìm cách giảm cân bằng các bài tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp một chế độ dinh dưỡng làm giảm cân với các hoạt động thể lực còn hiệu quả hơn cả thuốc. Hãy thường xuyên kiểm tra trọng lượng và hành động ngay khi cần thiết.
8. Ăn sáng nhiều
Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một bữa sáng thịnh soạn và kết thúc ngày bằng một bữa tối nhẹ. Với mục đích bù lại calo sau một đêm, nên không làm bạn béo vì năng lượng của bữa ăn sáng sẽ được cơ thể sử dụng cả ngày. Còn ăn vào buổi tối, năng lượng sẽ bị tích trữ lại trong cơ thể. Một bữa sáng đầy đủ phải bao gồm các protein có trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô-mát, trứng... các gluxit trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và các lipid trong bơ, sữa và phô-mát.
9. Đừng để béo bụng
Khi cơ thể tăng cân, trọng lượng thừa thường dồn vào bụng nhiều hơn là các nơi khác. Đôi khi có người không quá béo nhưng lại có vòng bụng lớn. Các lớp mỡ ở nội tạng, chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể, khi bị loại bớt sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
10. Thường xuyên vận động
Đi xe đạp, bơi lội, đi bộ... là những môn thể thao nhẹ nhàng đòi hỏi sự bền bỉ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng giúp cơ thể có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào, làm tim hoạt động tốt hơn và cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Vận động còn giúp giảm cân, tránh tăng huyết áp và đái tháo đường. Mỗi ngày tập thể dục nửa giờ hoặc đi bộ ba lần mỗi tuần, mỗi lần 1 tiếng là đủ để đẩy lùi mọi bệnh tật.
Theo Sức khỏe đời sống
Chế độ ăn uống trong ngày xuân Trong những ngày xuân, chúng ta được nghỉ ngơi, thăm thú bạn bè, người thân, đi du lịch... nhưng chúng ta lại vô tình không cho anh "ruột" thư giãn khi ăn uống không điều độ, ăn nhiều những thức ăn thịnh soạn, nhiều đường bột và chất béo khiến anh ậm ạch, khó chịu. Cộng thêm yếu tố thời tiết thay đổi...