Làm gì để nhanh khỏi ho mùa lạnh?
Ho là một triệu chứng phổ biến của các căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản…
Mùa đông thời tiết lạnh khiến cho tình trạng ho kéo dài gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.
Vào mùa đông, cơ thể sẽ rất dễ nhiễm lạnh; hơn nữa virus, vi khuẩn cũng có cơ hội phát triển và lây lan gây ra các bệnh ho cảm, viêm đường hô hấp. Có rất nhiều cách để điều trị ho cảm mùa lạnh đơn giản, hiệu quả mà không phải quá lạm dụng thuố.c tây, kháng sinh.
Cách giúp giảm ho hiệu quả tại nhà
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi bị ho cảm, cơ thể chúng ta cần nhiều nước để thải độc tố và các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh. Uống nhiều nước còn giúp làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Mùa lạnh nên uống nước ấm và có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh để làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Vào mùa đông, cơ thể sẽ rất dễ nhiễm lạnh.
Nhớ tích cực uống nhiều nước cũng giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho dễ khạc ra và làm sạch đường thở.
Súc miệng với nước muối
Video đang HOT
Khi bị ho nhiều nên súc miệng với nước muối ấm loãng vài lần trong ngày. Điều này cũng giúp cổ họng đỡ bị khô, sẽ giúp giảm đau họng hoặc ngứa cổ họng, tình trạng thường đi kèm với cơn ho.
Súc miệng và họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, thanh quản để ngăn xâm lấn xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến chứng.
Hòa tan nửa thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm, súc miệng trong vài giây và nhổ ra. Khi súc họng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây, để các hoạt chất phát huy tác dụng. Không nên để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng. Nước muối giúp giảm viêm và tiê.u diệ.t vi khuẩn, làm sự giảm giảm ngứa, giảm đau tạm thời.
Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng gây ho
Ho dị ứng thường xảy ra khi chúng ta hít phải hoặc tiếp xúc với các chất lạ và cơ thể phản ứng lại với những chất đó thông qua việc phản ứng ho để đẩy các tác nhân ra ngoài cơ thể.
Các chất gây kích ứng môi trường như khói, bụi hoặc mùi nồng có thể làm trầm trọng thêm cơn ho. Thời tiết lạnh nhiệt độ thay đổi khiến nhiều người chưa kịp thích ứng cũng rất dễ bị ho. Vì vậy, nên tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng ho.
Giữ môi trường sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng có thể giúp điều trị và làm giảm cơn ho.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị các bệnh ho cảm. Một số thực phẩm lành mạnh nên ăn giúp cơ thể mau chóng khỏe lại, đồng thời tăng cường miễn dịch có thể kể đến như nấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải… Nên ăn các loại súp, cháo loãng, sữa… mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh.
Sử dụng thảo dược
Các loại trà thảo dược có thể giúp giảm phản xạ ho.
Một số loại trà thảo dược, chẳng hạn như cỏ xạ hương, hoa cúc, bạc hà và rễ cam thảo, có thể có lợi cho cơn ho. Những loại trà này được biết đến với đặc tính làm dịu và có thể giúp giảm phản xạ ho. Hơi ấm từ trà cũng có thể kích thích sản xuất nước bọt, làm giảm khô cổ và kích ứng. Ví dụ, cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về đường hô hấp. Để ho và giảm viêm cũng có thể sử dụng chanh muối. Thái lát quả chanh và ngâm với một chút muối, sau đó ngậm trong miệng sẽ giúp làm giảm cơn ho.
Hoặc có thể pha nước ấm kết hợp giữa chanh và mật ong hoặc đường cũng có tác dụng.
Lấy 10 lát gừng, rửa sạch đun sôi với 3 ly nước trong khoảng 20 phút, cho thêm một chút chanh hoặc mật ong để uống giúp giảm ho đáng kể.
Đối với trường hợp ho kéo dài không khỏi dù đã áp dụng các cách giảm ho khác nhau thì cần đi khám. Bởi ho dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, sinh hoạt và sức khỏe. Đặc biệt, ho kèm theo sốt cao, khò khè, khó thở, khi thở có tiếng rít, ho khạc ra đờm xanh cần đi khám càng sớm càng tốt.
Hoa đậu biếc có tác dụng thần kỳ gì với sức khỏe?
Hoa đậu biếc được coi là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết hoa đậu biếc đem lại những tác dụng cụ thể thế nào.
Hoa đậu biếc (tên khoa học: Clitoria ternatea) là loài thực vật thuộc họ đậu (Fabaceae), nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây đậu biếc là cây thân thảo, cành mảnh có lông, dạng leo, hoa màu xanh tím đặc trưng.
Hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa và anthocyanin. (Ảnh: Sohu)
Hoa đậu biếc không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn được sử dụng rộng rãi trong y học và ẩm thực. Tuy nhiên, hạt của cây chứa chất độc nên cần lưu ý khi sử dụng.
Hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa và anthocyanin, nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của hoa đậu biếc không chỉ giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại dư thừa mà còn làm giảm phản ứng viêm của cơ thể. Sau đây là 4 lợi ích chính của hoa đậu biếc đối với cơ thể.
Giữ cho tóc và da khỏe mạnh
Hoa đậu biếc được chứng minh là có khả năng duy trì sức khỏe cho tóc và da. Một nghiên cứu năm 2021 công bố trên tạp chí Molecules phát hiện ra rằng, chiết xuất từ hoa đậu biếc khi thoa lên da trong 1 giờ có thể làm tăng độ ẩm cho da lên đến 70%. Một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology cũng cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc hiệu quả hơn các loại thuố.c mọc tóc khác trong việc kích thích mọc tóc.
Hỗ trợ giảm cân
Hoa đậu biếc có khả năng ngăn ngừa béo phì và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Uống trà hoa đậu biếc có thể làm giảm sự hình thành tế bào mỡ, từ đó ngăn chặn việc tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất EGCG có trong hoa đậu biếc cũng giúp đốt cháy calo nhanh hơn, nhờ đó giảm cân hiệu quả.
Ổn định đường huyết
Hoa đậu biếc tác dụng nhất định trong việc ổn định đường huyết. Trong hoa đậu biếc chứa hoạt chất flavonoid, giúp điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kích thích sản sinh insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong má.u và giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe do tiểu đường gây ra.
Bảo vệ mắt
Hoa đậu biếc rất giàu anthocyanin, vitamin A và chất chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ mắt tốt. Nó giúp cải thiện tuần hoàn má.u ở võng mạc và tăng cường khả năng nhận diện màu sắc, từ đó mang lại khả năng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh sáng xanh, tia UV.
Dù hoa đậu biếc đem đến nhiều công dụng, nhưng các chuyên gia sức khỏe cho rằng chỉ xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuố.c, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.
Se lạnh, chủ động phòng bệnh hô hấp theo mùa Gần đây, sự gia tăng các bệnh lý đường hô hấp tại Trung Quốc làm dấy lên nhiều lo ngại. Tại Bình Thuận, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cũng có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể. Trước tình hình này, Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo nhằm bảo vệ sức...