Bài tập cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát
Phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh sớm, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp tránh được các biến chứng của bệnh, giữ sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân.
1. Cách tập không gây hại cho bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát
Hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm căng thẳng… từ đó, tác động gián tiếp đến kiểm soát huyết áp.
Luôn bắt đầu từ từ, tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian. Các động tác yoga nên tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
Nếu thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy dừng tập ngay lập tức.
Tránh tập các động tác có cường độ cao, đột ngột, hoặc gây căng thẳng cho tim và mạch máu như chạy nước rút, cử tạ, các môn thể thao mạo hiểm và có tính đối kháng cao, các động tác dưỡng sinh dồn một lượng lớn máu lên não như cái cày, trồng chuối. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện bất kỳ môn thể dục thể thao nào.
Việc tập luyện luôn phải đi đôi với chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Đang ốm có nên tập không?
Nhiều khiến nhiều người cho rằng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh, còn người tăng huyết áp thứ phát không nên tập thể dục thường xuyên. Trên thực tế luyện tập thể dục rất cần trong cuộc sống. Người mắc tăng huyết áp thứ phát vẫn nên tập thể dục và chơi thể thao mỗi ngày.
Bởi lẽ, những bài tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, đàn hồi và dẻo dai, tim mạch khỏe mạnh. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng giúp ổn định huyết áp, huyết áp lưu thông. Vì vậy, người tăng huyết áp thứ phát cần tập luyện đều đặn, thường xuyên hơn người bình thường.
Cần chú ý, người mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Tùy vào thể chất của mỗi người mà có những phương pháp tập khác nhau. Trước khi luyện tập môn thể thao nào rất cần sự tư vấn của các bác sĩ để tránh làm bệnh chuyển biến xấu.
Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng và sở thích của mình giúp người tập kiên trì trong thời gian dài.
3. Thời điểm tập tốt trong ngày
Thời điểm tập tốt nhất nên là vào buổi sáng khi nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormone endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người tập bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.
Không tập khi cơ thể đang mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi ăn no.
Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi. Tập thể dục khi cơ thể đang mệt mỏi tăng nguy cơ chấn thương và không tận dụng tối đa lợi ích của bài tập.
Nếu tập thể dục khi bụng đói, người tập có thể gặp vấn đề về năng lượng. Cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động hiệu quả và tập luyện khi đói có thể làm giảm hiệu suất và tạo cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.
Đi bộ là môn thể thao có tác dụng hạ huyết áp.
Sau khi ăn, máu được tập trung đưa đến dạ dày và ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục ngay sau khi ăn no có thể làm cho dạ dày bị co thắt, gây cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn.
Việc tập luyện thể lực tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 – 2 giờ sau bữa ăn. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, hãy nghỉ ngơi và cân nhắc tập luyện sau khi cơ thể đã phục hồi và được cung cấp đủ năng lượng.
Video đang HOT
4. Những bài tập tốt cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu không cần dùng thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là giúp điều hòa lượng cholesterol máu, kiềm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu, giảm sức cản máu ngoại biên, từ đó giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất khác như:
Tập thể dục đều đặn, kết hợp với ăn uống lành mạnh là cách tốt để kiểm soát huyết áp.
Đi bộ nhanh: hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Đạp xe: giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Bơi lội: tăng cường sức khỏe tim mạch, đồng thời hệ cơ xương khớp không phải chịu tải nhiều, rất phù hợp với những người bệnh tăng huyết áp có vấn đề về xương khớp.
Thể dục nhịp điệu, khiêu vũ: bao gồm các bài tập nhảy, vận động toàn bộ cơ thể, giúp tăng cường khả năng hô hấp và cải thiện huyết áp.
Thể dục chịu lực: bài tập tăng cường cơ bắp bằng tạ hoặc dụng cụ khác có thể giúp kiểm soát huyết áp.
Lưu ý:
Với những bệnh nhân có huyết áp cao trên 160/90mmHg thì nên kết hợp rèn luyện sức khỏe với sử dụng thuốc hạ huyết áp (nên uống thuốc trước khi tập 15 – 30 phút hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ).
Những bệnh nhân tuổi dưới 45, bị tăng huyết áp độ I (140/90 – 160/95mmHg) với khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc thì có thể áp dụng bài tập trên xe đạp lực kế tại nhà.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp độ III (trên 180/110mmHg) cần phải dùng thuốc kiểm soát được huyết áp, sau đó mới tiến hành tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh với tốc độ 3 – 5km/giờ, 20 – 30 phút/ngày, kết hợp với các bài tập thở. Sau một tuần làm quen với bài tập, có thể tăng tốc độ hoặc quãng đường đi bộ. Nếu có biểu hiện suy tim thì không được tập luyện, chỉ nên đi dạo và hít thở không khí trong lành.
Nguyên tắc tập luyện là thường xuyên, liên tục và tăng dần thời gian, tốc độ tập. Người bệnh nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn tối thiểu 30 – 45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
Bệnh nhân cần kiên trì luyện tập vì thường sau khoảng 2 – 3 tháng luyện tập thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống.
Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập để tránh bị chấn thương và cho cơ thể thời gian cân bằng huyết áp.
Thở đều và thở sâu trong khi tập luyện. Nín thở hoặc thở không đều có thể làm tăng huyết áp và gây đau cơ.
Ngừng tập khi có các triệu chứng: Chóng mặt (do tập thể dục quá nặng, không ăn uống đầy đủ trước khi tập), đột ngột khó thở (có thể do suyễn hoặc đau tim)…
Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát nên thực hiện và hợp tác với bác sĩ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để hạn chế tối đa các tai biến của bệnh, đảm bảo một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ, tránh các biến chứng.
Ăn gì, uống gì để khỏe thận?
Nhiều người trong chúng ta đang bỏ qua những thói quen có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và sức khỏe của thận.
Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác có nhiều axit béo omega-3, là sự bổ sung có lợi cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. (Ảnh: ITN)
Theo bluenethospitals.com, thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời loại bỏ axit do tế bào sản xuất, giữ cân bằng nước, muối và khoáng chất, chẳng hạn như natri, canxi, phốt pho và kali trong máu.
Thận cũng giúp hormone kiểm soát huyết áp, sản xuất hồng cầu và duy trì xương khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây suy thận
Thận được tạo thành từ khoảng một triệu bộ lọc gọi là nephron. Một số hoạt động hoặc bệnh tật làm tổn thương chúng và gây ra sự cố trong hệ thống lọc đó, gây ra suy thận hoặc bệnh thận mãn tính.
Trước khi có bất kỳ biến chứng nào, chúng ta phải thực hiện một số điều chỉnh trong lối sống của mình để loại bỏ càng nhiều càng tốt các yếu tố nguy cơ như:
- Béo phì
- Tăng huyết áp
- Bệnh tiểu đường
Cách phòng tránh suy thận
Bắp cải có lợi cho những người bị bệnh thận mạn. (Ảnh: ITN)
Kiểm soát lượng đường trong máu
Tiểu đường là một căn bệnh có thể dẫn đến biến chứng thận, vì vậy, đây là một lý do nữa để bạn kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Bằng cách giảm thói quen tiêu thụ đường, bạn sẽ sớm đạt được mức lý tưởng.
Kiểm soát huyết áp
Nếu bạn bị tăng huyết áp, lý tưởng nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được các vấn đề về tim hoặc thận.
Kiểm soát cân nặng
Việc không theo dõi cân nặng của mình có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Chất béo dư thừa trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở thận.
Để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn. Ngoài ra, hãy tập thể dục thường xuyên và kiên quyết "nói không" với béo phì.
Uống đủ nước
Việc không uống đủ nước sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thận và khiến thận bị tổn thương đáng kể. Vì vậy bạn nên nhớ uống nước thường xuyên.
Không hút thuốc
Hút thuốc là một thói quen xấu mà bạn có thể bỏ được. Cơ thể của bạn sẽ cảm ơn bạn tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, thậm chí suốt cả phần đời còn lại, bởi bạn giúp nó tránh xa nhiều bệnh nguy hiểm.
Không lạm dụng rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho thận. Các chuyên gia đều khuyên chúng ta hạn chế uống rượu và uống nhiều nước hơn.
Khám sức khỏe hàng năm
Hàng năm, bạn nên đi khám sức khỏe để ngăn ngừa bệnh thận mãn tính (CKD), bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm. Xét nghiệm này sẽ giúp bạn ngăn chặn kịp thời mọi thay đổi ở thận.
Nhóm thực phẩm giúp thận khỏe mạnh
Dầu ô liu được cho là loại dầu ăn tốt nhất vì loại chất béo lành mạnh chứa trong đó. (Ảnh: ITN)
Theo medicalnewstoday.com, một số thực phẩm rất hữu ích cho thận, bao gồm rau lá xanh đậm, cá có dầu và quả mọng.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, nước là một trong những đồ uống quan trọng nhất cho cơ thể. Các tế bào sử dụng nước để vận chuyển chất độc vào máu.
Thận sau đó sử dụng nước để lọc các chất độc này và tạo ra nước tiểu để vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được một phần lượng nước uống hàng ngày từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như trái cây và rau quả.
Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác có nhiều axit béo omega-3, là sự bổ sung có lợi cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Cơ thể không thể tạo ra axit béo omega-3, nghĩa là chúng phải đến từ chế độ ăn uống của bạn. Cá béo là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tự nhiên.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) lưu ý, chất béo omega-3 có thể làm giảm huyết áp một chút. Vì huyết áp cao là yếu tố nguy cơ gây bệnh thận nên việc tìm ra những cách tự nhiên để hạ huyết áp có thể giúp bảo vệ thận.
Khoai lang tương tự như khoai tây trắng, nhưng lượng chất xơ dư thừa có thể khiến chúng phân hủy chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ít tăng đột biến hơn.
Khoai lang cũng chứa vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như kali, có thể giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và giảm tác dụng của nó đối với thận.
Tuy nhiên, vì khoai lang là thực phẩm có hàm lượng kali cao nên những người mắc bệnh thận mạn hoặc đang chạy thận cần hạn chế loại ăn thực phẩm này để giảm lượng kali theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Táo được coi như một món ăn nhẹ lành mạnh có chứa một loại chất xơ quan trọng gọi là pectin. Pectin giúp giảm một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận, chẳng hạn như lượng đường trong máu và cholesterol cao. Táo cũng có thể thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt.
Bắp cải cũng là một loại có lợi cho những người bị bệnh thận mạn. Nó tương đối ít kali và rất ít natri, ngoài ra nó còn chứa nhiều hợp chất và vitamin hữu ích.
Tỏi là một lựa chọn gia vị tuyệt vời cho những người bị bệnh thận mạn. Nó có thể mang lại cho các loại thực phẩm khác hương vị trọn vẹn và làm giảm nhu cầu thêm muối. Tỏi cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dầu ô liu được cho là loại dầu ăn tốt nhất vì loại chất béo lành mạnh chứa trong đó. Dầu ô liu có hàm lượng axit oleic cao, đây là một loại axit béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm viêm trong cơ thể.
6 loại thực phẩm quen thuộc tốt cho người tăng huyết áp Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và giúp kiểm soát huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm dưới đây. 1. Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp Theo một điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố...