Làm điều thoải mái này 5 giờ/tuần, 30 năm sau không cao huyết áp
Cuộc nghiên cứu từ Mỹ cho thấy bệnh cao huyết áp có thể được phòng ngừa từ xa chỉ với những hoạt động thể chất ở mức vừa phải như vài chuyến dạo chơi thong thả bằng xe đạp.
Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Amerrican Journal of Preventive Medicine , các tác giả từ Đại học California ở San Francisco – Mỹ cho biết họ đã nghiên cứu trên 5.115 tình nguyện viên từ 18-30 tuổi, được theo dõi trong vòng 30 năm.
Những người này được ghi nhận thói quen tập thể dục – hoạt động thể chất, tiền sử bệnh, tình trạng hút thuốc và sử dụng rượu. Họ cũng được theo dõi huyết áp, cân nặng, mức cholesterol, lipid…
5 giờ hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần có thể giúp bạn tránh khỏi cao huyết áp, một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới – Ảnh minh họa từ Internet
Theo Medical Xpress , kết quả cho thấy những người có hoạt động thể chất vừa phải khoảng 5 giờ/tuần trong thời kỳ đầu của tuổi thanh niên giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp khi về già đến 18% so với những người khác.
Nguy cơ này giảm thêm 11,7% nữa nếu như duy trì thói quen này cho đến khi 60 tuổi. Mức giảm này rất có ý nghĩa bởi theo một khảo sát khác trong khuôn khổ nghiên cứu, có tới 50%-90% người trên 60 tuổi bị cao huyết áp, tùy vào giới tính, sắc tộc.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Kristen Bibbins-Domingo, phát hiện này không chỉ cho thấy tập thể dục làm giảm khả năng mắc cao huyết áp, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thói quen này trong tuổi trung niên.
Theo phân loại từ Đại học Harvard (Mỹ), hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải có thể kể đến những bài tập đơn giản như đi bộ nhanh, đạp xe thong thả, chơi cầu lông, đánh tennis đồng đội, lau dọn nhà cửa…
Trong khi đó hoạt động thể chất ở mức độ thấp là việc đi bộ chậm, ngồi làm việc trên máy tính, rửa chén, câu cá… Hoạt động thể chất mức độ cao là chạy bộ, leo núi, mang vác nặng, đi xe đạp nhanh, đánh tennis đối kháng cá nhân, đá banh.
Nhận biết sức khỏe qua tốc độ đi bộ
Đi bộ là hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, và tốc độ đi bộ cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn khỏe như thế nào.
Những lợi ích của đi bộ
Thường xuyên đi bộ với tốc độ nhanh và thư có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp và bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, đi bộ nhanh còn làm khỏe xương và các cơ, và cải thiện tâm trạng, sự cân bằng của cơ thể.
Theo bác sĩ chuyên khoa về nắn xương Naresh Rao (New York, Hoa Kỳ), có thể đi bộ tốc độ nhanh, ngược lại với tốc độ chậm hơn, cho thấy cơ thể bạn đang hoạt động tốt. Nếu đi bộ nhanh hơn, tức bạn có hệ thống cơ cốt lỏi cơ thể, sự cân bằng và sức chịu đựng tốt hơn. Điều này có thể cho thấy sức khỏe tim mạch tốt. Ở những người đi bộ nhanh hơn, cơ thể thường ít mỡ, chỉ số BMI thấp, có cơ bắp hơn và cân bằng tốt hơn.
Ảnh minh hoạ.
Tốc độ đi bộ nói lên sức khỏe
Nghiên cứu cho thấy tốc độ đi bộ có thể dự báo tuổi thọ, khả năng phục hồi sau phẫu thuật và hơn thế nữa.
Dự đoán tuổi thọ : Tốc độ đi bộ (còn gọi tốc độ dáng đi) có thể dự đoán tuổi thọ của bạn, còn khi tốc độ dáng đi giảm, làm tăng nguy cơ tử vong. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí của phòng khám Mayo Clinic (Hoa Kỳ) cho thấy, tốc độ đi bộ mức độ chậm, ổn định/trung bình hoặc nhanh, là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về thời gian sống của một người.
Một phụ nữ đi bộ chậm có thể sống từ 72 đến 85 tuổi, trong khi một phụ nữ đi bộ nhanh sống đến 87 hoặc 88 tuổi. Ở đàn ông, những người đi bộ chậm, thời gian sống dao động từ 65 đến 81 tuổi, trong khi người đi bộ nhanh sống từ 85 đến 87 tuổi.
Chẩn đoán bệnh tim: Theo nhận định của Tổ chức Tim mạch châu Âu, đi bộ chậm có nhiều vấn đề về liên quan đến tim mạch. Những người đi bộ chậm có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với người đi bộ nhanh hơn.
Qua khảo sát mối liên quan giữa tốc độ đi bộ và tỉ lệ tử vong cho thấy những người đi bộ mức trung bình (dưới 20 phút trong 1,6km) có nguy cơ tử vong thấp hơn 20%, so với đi bộ chậm. Những người đi bộ nhanh hơn (18 phút trong 1,6km) có tỉ lệ tử vong thấp hơn 4%. Phát hiện này dường như liên quan đến giảm trường hợp tử vong do tim ở người đi bộ nhanh, và tốc độ đi bộ dường như không ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
Có thể ít đến bệnh viện hơn: Qua đánh giá 450 bệnh nhân ung thư máu cho thấy, tốc độ đi bộ có thể dự đoán tỉ lệ sống của bệnh nhân. Mỗi lần tốc độ đi bộ giảm 0,1 m/giây, tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn. Tốc độ chậm hơn cũng tăng khả năng tái khám và cấp cứu ngoài dự kiến của bệnh nhân.
Liên quan đến sức khỏe của não và cơ thể: Tốc đô đi bộ ở những người 45 tuổi, đặc biệt tốc độ nhanh mà không cần chạy, có thể là dấu hiệu của sự lão hóa não và cơ thể. Những người đi bộ nhanh hơn có hệ miễn dịch, răng và phổ khỏe hơn người đi bộ chậm hơn. Hơn nữa, người đi bộ chậm hơn có dấu hiệu lão hóa nhanh hơn.
Cách xác định tốc độ đi bộ
Để tính tốc độ đi bộ, hãy đi bộ một cách tự nhiên xuống hành lang hoặc vỉa hè, và đếm số bước đi được trong 10 giây. Nhân số đó với 6, để biết mỗi phút đi được bao nhiêu bước. Ở người trên 60 tuổi, tốc độ đi bộ nên hơn 100 bước mỗi phút, hoặc 4 km mỗi giờ đồng hồ. Tốc độ này không khó thực hiện, mà là mục tiêu có thể đạt được ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Ở người lớn tuổi, tốc độ đi bộ cần chậm hơn, nhưng chưa có nghiên cứu nào cho biết tốc độ chính xác là bao nhiêu.
Nói chung, tốc độ đi bộ chậm không có nghĩa là không khỏe, nhưng qua tốc độ có thể cho thấy bạn cần tăng cường thói quen tập thể dục. Đi bộ nhanh không phải là sức khỏe hoàn hảo, vì vẫn có thể bị tăng huyết áp, và không phải là không cần tập thể dục. Tốc độ đi bộ là một chỉ số của sức khỏe, nhưng không phải duy nhất, mà chỉ là một phần của dữ liệu sức khỏe.
Dấu hiệu của phụ nữ có khả năng "miễn dịch" với bệnh ung thư: Nếu bạn có đủ thì có thể phần nào yên tâm với sức khỏe của mình Theo tờ QQ và Mayo Clinic - hệ thống bệnh viện số 1 nước Mỹ, những người có khả năng "miễn dịch" với bệnh ung thư sẽ có chung những đặc điểm cơ thể sau đây. Dù ngày nay y tế và khoa học đã phát triển hơn trước rất nhiều nhưng với phụ nữ, các căn bệnh như ung thư vú, ung...