Kỳ lạ cô gái “hồi sinh” sau khi bị đóng băng 6 tiếng: Y học nói đó là một tình trạng hiếm gặp
Ai nhìn vào cũng nghĩ cô gái này đã chết, bởi chẳng có ai sống nổi dưới cái lạnh âm 30 độ C. Nhưng điều kỳ lạ đã xảy ra ngay sau đó…
Nhiều người nghĩ rằng những câu chuyện “ chết đi sống lại” chỉ xuất hiện trong cổ tích hoặc là sản phẩm của trí tưởng tượng. Thế nhưng, quan điểm này sẽ phải thay đổi khi biết đến trường hợp kỳ lạ của một cô gái bị đóng băng 19 tuổi đến từ Mỹ – Jean Hilliard.
Bị đóng băng dưới 30 độ C vào một đêm định mệnh
Vào một đêm đông rét buốt ngày 20/12/1980, cô gái 19 tuổi Jean Hilliard quyết định lái xe từ nhà bạn về nhà ở Lengby (Mỹ) mặc cho thời tiết đang giảm xuống âm 30 độ C. Khi đang trên đường, Jean bỗng không làm chủ được tay lái do đường trơn trượt vì băng giá, khiến xe trượt dài và đâm vào một cái mương gần đó.
Do lái xe trên đường băng tuyết, Jean đã tự đâm vào cái mương gần đó (Ảnh minh họa).
Lúc đó, Jean không hề lo lắng hay bận tâm quá nhiều về thời tiết bên ngoài. Cô chỉ nghĩ đơn giản rằng, nếu cứ ở trong xe thì sẽ chết cóng nên phải tìm cách giải quyết ngay. Vì thế cô đã mặc tạm cái áo khoác phong phanh, đi giày cao cổ kèm găng tay, cứ thế rảo bước trên đường với hy vọng tìm được nhà dân để vào sưởi ấm.
Jean cứ đi mãi, đi ngược chiều gió trong cái lạnh cắt da cắt thịt như vậy. Chẳng bao lâu sau, cô đã kiệt sức và gục ngã trước cửa nhà một người bạn cách đó vài mét. Quần áo không đủ ấm, cơ thể thì như đóng băng khiến Jean chẳng thể gượng dậy nổi. Lúc đó là vào khoảng 1 giờ sáng, thời tiết quá lạnh nên chẳng ai ra ngoài đường và phát hiện cô gái trẻ tội nghiệp ấy.
Đóng băng suốt 6 tiếng đồng hồ và sự “ tái sinh” diệu kỳ
Cứ thế, Jean nằm bất động trước cửa nhà bạn suốt 6 tiếng đồng hồ mà không ai biết. Mãi cho đến 7 giờ sáng, khi Wally Nelson – bạn của Jean, bước ra khỏi nhà đi làm mới phát hiện ra. Anh ấy thấy Jean đang nằm bất tỉnh, cơ thể thì đông cứng như một tảng băng, người thì nhợt nhạt như đã chết.
Nhìn thấy bạn mình trong tình trạng như vậy, Wally đã vô cùng hoảng hốt tìm cách cứu cô. Anh ấy đã phải chật vật mới đẩy được cơ thể cô vào ghế sau ô tô để đưa đến bệnh viện. Đúng 8 giờ sáng, các bác sĩ tại Bệnh viện thành phố Fosston đã tiếp nhận ca cấp cứu nghiêm trọng này. Ai nấy cũng đều sốc nặng và ngơ ngác trước tình trạng của Jean, họ không biết làm thế nào để cứu cô bởi trong suốt sự nghiệp làm ngành y chưa bao giờ gặp phải ca bệnh thế này.
Wally Nelson (khi về già) hồi tưởng lại câu chuyện và chia sẻ với phóng viên.
Theo lời kể của các bác sĩ, Jean lúc này thở rất chậm, tim chỉ đập khoảng 8 nhịp/phút. Thậm chí họ còn chẳng thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể cô được. Toàn bộ cả người Jean đều đóng băng, không còn một khớp nào có thể cử động. Cơ thể Jean rắn chắc đến nỗi kim không thể đâm xuyên qua da, mắt cũng không còn phản ứng với ánh sáng.
“Cơ thể cô ấy lạnh lẽo và đông cứng hệt như một miếng thịt trong ngăn đá tủ lạnh vậy, các chi trên người không thể gập lại được. Kể cả khi chúng tôi làm tan bằng sau 3 tiếng thì cô ấy cũng không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ cơ thể chỉ vào khoảng 26 độ C, còn tim thì chỉ đập nhẹ tựa lông hồng” – Geogre Sather, bác sĩ điều trị cho Jean chia sẻ.
Quá bất lực, các bác sĩ chỉ biết đặt những gói ủ ấm xung quanh Jean để giúp cô tăng nhiệt độ cơ thể, cố thêm một chút với hy vọng phép màu sẽ xảy ra. Tuy nhiên, họ cũng báo trước với bố mẹ Jean để gia đình chuẩn bị tinh thần và lo hậu sự. Hầu như tất cả cơ quan và nội tạng đang lạnh dần và không hoạt động nữa, các chuyên gia cũng không thể cứu được não của cô. Lúc ấy, Jean chẳng khác gì một xác chết đóng băng, không hề có dấu hiệu của sự sống.
Ngồi bên giường bệnh của con gái, mẹ cô chỉ biết đau lòng nắm tay và cầu nguyện thần linh. Bà cũng biết Jean đã hết hy vọng cứu chữa và chẳng bao giờ tỉnh lại được nữa… May thay, một phép màu đã xảy ra và cứu Jean thoát khỏi ngưỡng cửa sinh tử trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Video đang HOT
Hình ảnh trước và sau khi bị đóng băng của Jean Hilliard, khiến mọi người không khỏi kinh ngạc.
Cụ thể, vào 11 giờ trưa ngày 21/12/1980, cơ thể Jean bỗng dưng co giật và lấy lại ý thức dần dần. Chỉ 2 tiếng sau, cô tỉnh dậy và đòi uống nước mà không hề có dấu hiệu đau đớn gì. Đến đêm Jean đã có thể di chuyển cả hai tay và hai chân, sau đó đi lại tập tễnh như chưa hề có vụ tai nạn nào xảy ra.
Sức khỏe của Jean cũng dần phục hồi nhanh chóng và quay về với cuộc sống thường nhật. Cô đã được xuất viện mà không hề có di chứng nào. Tận mắt chứng kiến quá trình “cải tử hoàn đồng” của cô, hội đồng bác sĩ Fosston cũng phải thốt lên rằng họ chưa bao giờ thấy trường hợp kỳ diệu như vậy.
Lý giải của chuyên gia ngày nay về ca bệnh của Jean
Vào thời bấy giờ, trường hợp của Jean Hilliard vẫn còn là một bí ẩn của ngành y. Họ không thể hiểu nổi tại sao một người đã bị đóng băng, gần như mất hết dấu hiệu sự sống lại có thể “hồi sinh” thần kỳ như thế. Nhưng ngày nay, các chuyên gia đã giải mã được chính xác về ca bệnh của cô.
Cụ thể, tiến sĩ David Plummer của Đại học Minnesota cho biết, tình trạng của Jean có thể gọi là hạ thân nhiệt ngủ đông, khi mà mọi hoạt động của cơ thể đều “tắt” vì quá lạnh. Ông đã từng xử lý hơn 10 trường hợp bị đóng băng hệt như Jean và đã thành công.
Jean Hilliard chụp ảnh cùng bố và mẹ sau khi “rã đông” thành công.
Theo các chuyên gia, khi cơ thể của con người dần lạnh đi, dòng máu trong người sẽ chảy chậm lại giống như một con gấu đang ngủ đông. Lúc này cơ thể sẽ cần ít oxy hơn để duy trì sự sống. Nhưng khi tốc độ lưu lượng máu tăng tương đương với nhiệt độ cơ thể thì họ sẽ dần phục hồi. Đó là những gì xảy ra khi Jean Hilliard được các bác sĩ chườm ấm quanh người.
Y học hiện đại ngày nay đã giải mã được tình trạng đóng băng kỳ lạ này. Cho nên các bác sĩ thường dùng một thiết bị đặc biệt để làm ấm máu bệnh nhân, trước khi đưa nó trở lại cơ thể họ. Khi máu ấm trở lại, nó sẽ chảy qua các cơ quan nội tạng trơn tru hơn và giúp chúng hồi phục.
Hiện nay, y học đã sử dụng liệu pháp đóng băng để áp dụng cho người rơi vào tình trạng “thập tử nhất sinh” và không có cách điều trị nào khác, nhằm cho bệnh nhân rơi vào trạng thái chết lâm sàng cho tới lúc y học đủ phát triển để chữa loại bệnh đó. Gần 1000 người trên thế giới đã chọn cách bảo quản lạnh cơ thể sau khi chết để chờ cơ hội tái sinh trong tương lai.
“Y học hiện đại đã chữa khỏi những bệnh hiểm nghèo mà cách đây 50 năm bác sĩ phải đầu hàng. Vậy nên, phương pháp đông lạnh chính là cách để kéo dài thời gian, ngăn chặn những tế bào phân hủy và chờ những kỹ thuật tiên tiến trong tương lai” – Max More, giám đốc của Tổ chức kéo dài sự sống Alcor, bang Arizona (Mỹ) chia sẻ.
Về phần của Jean Hilliard, sau sự cố năm đó thì bây giờ cô vẫn sống khỏe mà không có di chứng gì. Cô đã kết hôn và có con như bình thường, nhưng đã bỏ thói quen lái xe trên những con đường băng giá vào ban đêm.
Cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng
Mùa hè đến, nắng nóng khiến mọi người khó chịu, mệt mỏi. Vậy sốc nhiệt vào mùa hè ở trẻ có thể xảy ra, phụ huynh cần phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng bằng cách nào?
Tình trạng sốc nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao ở mức trên 40 độ C tuy nhiên trẻ lại không ra mồ hôi và bị mất tri giác. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời can thiệp trẻ có thể tử vong.
Sốc nhiệt được biết là hiếm xảy ra so với các tình trạng kiệt sức khác ở con người do thời tiết nắng nóng gây ra. Kiệt sức do nhiệt còn là tình trạng cơ thể ở nhiệt độ chưa cao lên nhưng bị thiếu nước, chất điện giải do đổ mồ hôi khi trời nắng với các biểu hiện kèm theo như xây xẩm, mệt, khát nước, nước tiểu sậm màu và trường hợp nặng có thể gây ngất.
1. Nhiệt độ nào vào mùa hè có thể gây sốc nhiệt?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết, nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe do nhiệt nhưng đây được biết không phải yếu tố quyết định duy nhất.
Thời điểm trời nắng nóng ở 36 độ C nhưng vẫn đứng trong bóng râm, thoáng khí thì rất ít có nguy cơ bị sốc nhiệt hơn với người hoạt động ngoài trời nắng với thể lực mạnh ở 32 độ C hoặc khi quần áo che kín đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Lưu ý, trẻ nhỏ trong xe hơi đóng kín cửa dễ bị sốc nhiệt do ánh nắng chiếu vào dù nhiệt độ môi trường chỉ khoảng 25 độ C. Vì vậy, mùa hè phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ngồi trong ô tô để chạy vào siêu thị hay cửa hàng tạp hóa mua đồ rất nguy hiểm với sức khoẻ trẻ.
Thời tiết nắng nóng đặc biệt có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến trẻ nhỏ như rôm sảy, kiệt sức hoặc ngất, sốc nhiệt - Ảnh Internet
Các nghiên cứu cho biết, khi nhiệt độ tối đa trong ngày dưới 32 độ C thì có rất ít người bị sốc nhiệt. Tuy nhiên, chỉ cần trên ngưỡng này thì các trường hợp sốc nhiệt đã gia tăng nhanh chóng.
Tại TP.HCM, thực tế không có thời điểm nào trong năm đảm bảo con người ở đây có thể hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ bị sốc nhiệt nếu như thiếu các biện pháp phòng tránh. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5, khi nhiệt độ ở ngưỡng cực đại từ 33 độ trở lên.
2. Hướng dẫn cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng
2.1. Nên cho trẻ ăn, uống như thế nào vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng đặc biệt có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến trẻ nhỏ như rôm sảy, kiệt sức hoặc ngất, sốc nhiệt.
Nắng nắng của mùa hè cũng là nguyên nhân làm lây lan các bệnh truyền nhiễm trẻ dễ mắc như tay chân miệng, tiêu chảy,...
Muốn phòng tránh các vấn đề sức khỏe do nhiệt, phụ huynh cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng bù đủ lượng nước, muối khoáng mà trẻ bị mất do đổ mồ hôi. Sức khỏe của trẻ có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không bù đủ lượng nước, thể tích máu lưu thông bị giảm còn làm trẻ bị kiệt sức, khát nước, xây xẩm, mệt và có thể bị ngất.
Các trường hợp nghiêm trọng khi trẻ bị thiếu nước trầm trọng đặc biệt ở môi trường nhiệt cao, trẻ vận động mạnh trẻ có thể bị sốc nhiệt. Nếu trẻ được bù nước nhưng không bù đủ lượng muối khoáng thì rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn điện giải ở trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mùa hè là thời điểm mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Trong khi đó trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội để trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần/ngày.
Nếu trẻ không có thói quen tự uống nước, phụ huynh cần kịp thời và thường xuyên nhắc trẻ uống nước. Quan trọng hơn khi trẻ tham gia các hoạt động thể lực, chơi đùa.
Đọc thêm hướng dẫn từ Chuyên gia mách "5 công thức" giúp bạn uống nước đúng, đủ để cơ thể khỏe mạnh, vận hành trơn tru.
Ngoài ra, để cung cấp đủ muối khoáng natri, kali và magnesium cho trẻ, người chăm sóc trẻ có thể bổ sung cho trẻ bằng cách cho trẻ uống canh rau có thêm chút muối hoặc nước trái cây như nước cà chua.
Cần bổ sung nước cho trẻ đầy đủ để giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa hè - Ảnh Internet
2.2. Bổ sung vitamin cho trẻ vào mùa hè có cần thiết không?
Thời tiết mùa hè khiến trẻ có nhu cầu cao hơn về muối khoáng nhưng điều này không có nghĩa là trẻ có nhu cầu cao hơn về vitamin, do đó phụ huynh có thể hiểu trẻ không cần bổ sung vitamin đặc biệt trong mùa hè.
Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và cần được cung cấp thường xuyên. Nếu phụ huynh lo lắng trẻ không nhận được đầy đủ dưỡng chất, vitamin qua thực phẩm thì có thể bổ sung vitamin ở dạng viên cho trẻ uống dù thời tiết có nắng nóng hay không. Lưu ý, khi muốn bổ sung vitamin dạng viên cho trẻ thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2.3. Sử dụng điều hòa ở bao nhiêu độ?
Muốn tránh tình trạng sốc nhiệt xảy ra, tránh cả các bệnh như rôm sảy, giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ thì những ngày nắng nóng phụ huynh có thể sử dụng điều hòa trong phòng trẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam cho thấy, trẻ nhỏ và người lớn đều nên để nhiệt độ trung bình 26 độ C.
Bật điều hoà ở nhiệt độ 26 độ C để phòng tránh Cảm lạnh do điều hòa mùa hè: Nguyên nhân và hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách.
2.4. Có cần sử dụng kem chống nắng cho trẻ?
Mùa hè thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh. Kem chống nắng với tác dụng ngăn chặn tia cực tím đi xuyên vào da giúp giảm một phần bức xạ nhiệt gây nguy cơ kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt gây ra.
Không chỉ thế, thời tiết mùa hè còn có thể gây ra bỏng da do tia cực tím, làm phá hủy lớp collagen dưới da và gây đột biến. Vì vậy, nên sử dụng kem chống nắng bôi cho trẻ trong mùa hè nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về da hoặc ung thư da.
Cần sử dụng kem chống nắng cho trẻ để bảo vệ làn da của trẻ trong mùa hè - Ảnh Internet
Ngoài sử dụng kem chống nắng, phụ huynh cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, đội mũ rộng vành và ở các nơi thoáng mát, uống đủ nước để giảm các vấn đề sức khỏe do nhiệt gây ra.
2.5. Hướng dẫn trẻ vận động đúng cách vào mùa hè
Những ngày nắng nóng không nên ngăn cấm trẻ hoạt động, trẻ nhỏ vẫn cần hoạt động thể lực để phát triển hệ cơ xương và tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng. Nhưng lo ngại vận động trong thời tiết nắng nóng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe do nhiệt gây ra.
Hướng dẫn trẻ vận động mùa hè đúng cách như sau:
- Không cho trẻ vận động ở cường độ cao.
- Hướng dẫn trẻ vận động theo hướng tăng dần cường độ theo ngày để trẻ thích nghi với môi trường, thời tiết nắng nóng của mùa hè.
- Dừng vận động ngay khi trẻ có các dấu hiệu mệt, xây xẩm, mờ mắt, buồn nôn, nôn ói,... Lập tức đưa trẻ vào chỗ mát, cho trẻ uống đủ nước.
- Nếu trẻ có biểu hiện bị sốc nhiệt, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu và xử lý kịp thời.
Sốc nhiệt vào mùa hè ở trẻ không thể chủ quan. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo những cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng ở trên để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất trong mùa hè.
Mẹ bầu có 3 biểu hiện này, chứng tỏ có thể bị nhiễm độc thai kỳ, cần lưu ý ngay! Em bé dễ mắc các bệnh như vàng da, mề đay... là do người mẹ có khả năng nạp quá nhiều chất độc hại vào cơ thể khi mang bầu. Sau khi biết mình có thai, nhiều chị em phụ nữ sẽ có tâm lý lo lắng cho sự ra đời của con mình, có khỏe mạnh, ổn định hay không? Nhất là...