Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá các thực phẩm thiết yếu tại hệ thống bán lẻ
Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 5/2/2020, Đoàn công tác của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã xuống làm việc và kiểm tra nguồn hàng thực phẩm thiết yếu tại một số hệ thống siêu thị lớn (Big C, Sai gon Coop, Vinmart), qua thực tế kiểm tra cho thấy nguồn hàng thực phẩm thiết yếu của các siêu thị hiện được bày bán khá dồi dào, giá ổn định như trước Tết.
Qua báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy, hiện các doanh nghiệp cũng dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tăng trong giai đoạn dịch bệnh nên các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này.
Cụ thể hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường; hệ thống siêu thị Sai gon Coop đã tăng 50% lượng hàng cung ứng cho hệ thống; hệ thống siêu thị Vinmart cũng tăng 30-50% lượng hàng cung ứng cho thị trường. Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.
Ngoài ra, qua trao đổi nhanh với một số hệ thống doanh nghiệp phân phối khác như Hệ thống siêu thị Lotte mart, Hệ thống siêu thị MM megamarket, các doanh nghiệp cho biết nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu trong hệ thống vẫn được bảo đảm giá ổn định do chủ động hợp tác với nông dân và có các nguồn hàng từ các tỉnh phía Nam nên nguồn cung ổn định.
Bên cạnh việc cung ứng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống của người dân, các siêu thị cũng đã và đang làm việc với các nhà cung cấp khẩu trang (cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải), nước sát khuẩn để tăng mạnh lượng cung cho thị trường.
Video đang HOT
Để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị ùn ứ do việc tạm đóng các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở, hiện các siêu thị này cũng đang làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng bán và mở các đợt bán hàng cao điểm cho các mặt hàng như thanh long, dưa hấu trong hệ thống của mình.
Ngoài ra, để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (nCoV) đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống, báo cáo phương án cung ứng hàng hóa (theo biểu mẫu gửi kèm) về Bộ Công Thương trước ngày 8/2/2020;
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh lây lan (như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…) để đáp ứng nhu cầu của người dân với giá hợp lý. Ngoài ra, kết nối hỗ trợ tiêu thụ qua hệ thống phân phối đối với các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do việc hạn chế xuất khẩu sang các nước lân cận trong điều kiện dịch bệnh nCoV đang có nguy cơ lây lan rộng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Giá thịt lợn cao, người dân rủ nhau mua gom lợn quê
So với cách đây gần 2 tháng, thịt lợn có giá tăng gần gấp đôi trung bình 170.000 đồng/kg từ chợ truyền thống cho đến siêu thị. Đầu tuần, giá thịt lợn tại chợ truyền thống vẫn đang ở mức cao.
Tại một chợ cóc thuộc khu vực HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chủ các phản bán thịt lợn đều chia sẻ, sản lượng thịt bán ra giảm từ 30 - 50% so với lúc giá lợn chưa tăng cao. Từ đó có thể thấy sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh hoặc cũng có thể người dân chuyển sang tiêu thụ những mặt hàng thực phẩm khác có giá thấp hơn.
Tiểu thương buôn bán thịt lợn khó bán hàng khi giá thịt lợn tăng cao
Tại chợ Nghĩa Tân, chợ Phú Đô, Mễ Trì... các tiểu thương đều cho biết thời gian gần đây giá thịt lợn có tăng hơn trước. "Chúng tôi bán thịt giá trung bình từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/1kg, tuỳ loại thịt. Mấy ngày gần đây giá thịt tăng cao nên khách mua hàng cũng kêu mua 30.000 hay 50.000 đồng cũng chỉ được có chút thịt. Hiện tại, thịt ba chỉ, thịt vai giá 150.000 đồng/1kg; Thịt mông rẻ hơn, khoảng 120-130 ngàn/1kg", một tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân cho biết.
Thịt lợn tăng giá cao nhất từ trước đến nay khiến người dân cân nhắc mua
Trong khi đó, tại các siêu thị lớn, thịt lợn cũng có giá cao nhất từ trước đến nay. Tại siêu thị Vinmart (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội), sườn non có giá niêm yết 199.900 đồng/kg, ba chỉ có giá 184.900 đồng/kg, móng giò giá 139.000 đồng/kg... Các loại thịt: nạc thăn, nạc vai, thịt băm... cũng xoay quanh mức giá trên.
Giá thịt lợn tại siêu thị cũng tăng giá
Tại Big C, trung bình mỗi ngày, hệ thống siêu thị này tiêu thụ hơn 5 - 7 tấn thịt. Thời điểm này, thịt lợn xay tại hệ thống siêu thị này có giá 139.000 đồng/kg, thịt ba chỉ: 170.000 đồng/kg, sườn non: 198.000 đồng/kg...
Theo khảo sát, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc cũng chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Trước diễn biến khó lường của thịt lợn, thời gian gần đây nhiều người dân lại đổ xô đặt mua lợn sạch ở các vùng quê. Chị Thu Loan (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Tôi có một người đồng nghiệp quê ở Hòa Bình, thời gian gần đây có mổ đụng thịt lợn và bán với giá 150.000 đồng/1kg. Biết nguồn thịt lợn đảm bảo, an tâm nên tôi cũng đã đặt mua vài kg về để cả nhà ăn dần. Mua ở quê rẻ hơn so với Hà Nội lại đảm bảo sạch".
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu thịt lợn tăng lên 22.300 tấn/tháng vào dịp Tết Nguyên đán. Nhằm bảo đảm nguồn hàng hóa phục vụ Tết Canh Tý 2020, ngoài nguồn cung tại chỗ, Sở Công Thương đã vận động các doanh nghiệp dự trữ thịt lợn cấp đông và thịt phục vụ sản xuất thực phẩm chế biến. Hiện có 22 doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường đã đăng ký, dự trữ lương thực thực phẩm, hàng hóa bình ổn trị giá 9.412 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với kế hoạch được giao.
Riêng mặt hàng thịt lợn, thành phố đã chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế một phần nhu cầu thịt lợn trong dịp Tết; đồng thời chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có sản lượng chăn nuôi thịt lợn cao, ít bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.
Theo tiền phong
VinMart, VinMart+ sáp nhập vào Masan Cùng với việc sáp nhập hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart vào công ty con của Masan, Vingroup cũng chuyển giao toàn bộ quyền điều hành. Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa thỏa thuận việc sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH...