Không cần bổ sung vitamin A, những món này vừa ngon vừa ‘cực bổ’
Vitamin A tồn tại dưới hai hình thức. Một là beta – carotene có trong các nguồn thực vật, hai là retinol có trong các nguồn động vật.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin A mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình.
Ảnh minh họa: Internet
Loại quả này chứa nhiều beta-carotene – tiền vitamin A được chuyển đổi thành vitamin A khi vào cơ thể. Chưa hết, bí đao còn là nguồn cung cấp vitamin C, mangan, magiê và chất xơ tốt. Bên cạnh đó, một số loại bí khác cũng giàu vitamin A không kém là bí ngòi vàng, bí ngô.
Trái cây sấy khô
Các loại trái cây sấy khô (mận, đào, mơ, chuối, khoai lang…) xứng đáng là món ăn vặt lành mạnh, vì chúng chứa hàm lượng vitamin A dồi dào. Trong số đó, quả mơ khô chứa hàm lượng vitamin A cao nhất (trong 100g quả mơ khô chứa 12.669 IU vitamin A), tiếp đến là mận khô, đào khô.
100g dưa hấu có thể đáp ứng 34% giá trị vitamin A hàng ngày trẻ cần. Hơn nữa, loại trái cây này lại nhiều nước, có tác dụng thanh nhiệt nên thích hợp làm món tráng miệng.
Khoai lang
Là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người, trong đó có vitamin A. Một củ khoai lang có thể cung cấp 438% lượng vitamin A cần thiết trong ngày. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng chứa các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, làn da, giúp cải thiện vóc dáng…
Cải xoăn
Cải xoăn có chứa lượng vitamin A cao gấp 7 lần so với một củ cà rốt. Đây không phải là tất cả. Một bát rau cải xoăn còn có thể cung cấp 500% lượng vitamin C và 3000% lượng vitamin K so với nhu cầu hàng ngày của con người. Vì những loại ích như vậy, bạn nên bổ sung cải xoăn vào bữa ăn của mình ngay hôm nay.
Bí đỏ
Video đang HOT
Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng vitamin A có trong 100 gram bí đỏ nhiều hơn so với 100 gram cà rốt. Để cung cấp vitamin A cho cơ thể, ngoài cà rốt, bạn có thể sử dụng bí đỏ.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có thể đáp ứng 42% nhu cầu vitamin A khuyến nghị một ngày. Ngoài vitamin A, loại thự cphamar này còn chứa nhiều carotenoids và chất chống oxy hóa.
Gan
Gan động vật rất giàu vitamin A. Nó được biết đến là có tác dụng khắc phục các vấn đề liên quan tới da.
Cà rốt
Một chén cà rốt cắt nhỏ cung cấp khoảng 334% lượng vitamin A trung bình cần cho cơ thể, giúp cho làn da khỏe mạnh và trẻ trung.
Cà chua
Cà chua chứa ít calo và nhiều khoáng chất và cũng chứa nhiều vitamin A. Một quả cà chua trung bình sẽ cung cấp khoảng 20% nhu cầu vitamin A trong ngày.
Cần tây
Cần tây rất giàu vitamin A và ăn cần tây hàng ngày giúp bạn tránh được những vấn đề về da. Đây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt cho da
Cá
Bổ sung cá và chế độ ăn được cho là cải thiện tình trạng da do cá rất giàu vitamin A.
Các sản phẩm sữa
Một ly sữa có thể cung cấp 10-14% lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày. Pho mai cung cấp 1%-6% nhu cầu vitamin A hàng ngày.
Xoài
Xoài là một “kho” chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, chất béo tốt. Một quả xoài trung bình (khoảng 100g thịt xoài) cung cấp cho trẻ 1082 IU vitamin A, tương đương 65% giá trị hàng ngày. Do vậy, đây được xem là một trong những loại thực phẩm bổ sung vitamin A không nên bỏ qua.
Đu đủ
Không chỉ dồi dào vitamin A, đu đủ còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, enzyme và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Mẹ có thể cho trẻ ăn đu đủ trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố đều được.
Hải sản
Cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm, cá thu… vừa là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A tốt. Vừa giàu axit béo omega-3 (đóng vai trò quan trọng đối với võng mạc) và niacin (giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể).
Dầu cá
Rất nhiều mẹ cho con uống dầu cá hàng ngày, điều này cực kỳ tốt. Dầu cá được xem là nguồn vitamin A và D tuyệt vời cho trẻ. Chẳng những vậy, dầu cá còn chứa axit béo omega-3 hỗ trợ trí não trẻ phát triển tối ưu.
Ăn cà rốt như thế nào để đem lại sức khỏe tốt cho người dùng?
Cà rốt được coi là thực phẩm chứa nhiều chất mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu tiêu thụ và ăn cà rốt không đúng cách cũng đem lại tác hại khôn lường.
Cà rốt là một loại củ phổ biến và rất giàu chất dinh dưỡng nhất là beta carotene - một tiền chất có thể chuyển đổi thành vitamin A giúp bảo vệ thị lực và khả năng miễn dịch. Chính vì ưu điểm đó nên cà rốt rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong việc chế biến món ăn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc ăn không đúng cách thì cà rốt cũng đem lại tác hại khôn lường cho sức khỏe.
Ăn nhiều cà rốt có thể gây ngộ độc
Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng muối natri trong cao cơ thể chúng ta sẽ biến đổi hemoglobin có trong cà rốt thành methemolobine với số lượng lớn. Nếu methemolobine trong cơ thể quá lớn vượt quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cà rốt dù tốt cho sức khỏe nhưng nên tránh ăn nhiều và kết hợp một số loại thực phẩm. Ảnh minh họa
Ăn nhiều cà rốt gây vàng da
Lượng beta carotene trong cà rốt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng phòng ngừa các chứng bệnh ung thư. Ngoài ra, khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng... nuôi dưỡng cho cơ thể.
Cà rốt không nấu với gan động vật
Gan động vật chứa hàm lượng kim loại cao, đặt biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, vitamin C có trong cà rốt cá khả năng làm oxy hóa các khoáng chất trên và làm mất công hiệu của các ion kim loại. Ngoài ra, cellulose và axít oxalic trong cà rốt sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Cà rốt kỵ với cà tím
Không nên nấu 2 loại thực phẩm này cùng với nhau vì các chất dinh dưỡng trong cà tím và cà rốt sẽ tạo ra phản ứng, khi ăn sẽ gây khó tiêu và một số tác hại nhất định với dạ dày.
Cà rốt không nên ăn cùng củ cải
Tương tự như chanh dây, củ cải trắng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, tốt cho sức khỏe. Khi ăn chung với cà rốt, vitamin C trong củ cải sẽ bị enzyme phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không ăn khi bị táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Không ăn sống, không hầm quá kỹ
Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Biết những điều này nhiều người sẽ không lười ăn rau Ngoài các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, rau còn là nguồn cung cấp chất xơ quý gía. Chất xơ có tác dụng quét nhanh chất độc và cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Rau quả là nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin với số lượng cao và hấp thu tốt, như vitamin C, tiền vitamin A. Đặc biệt...