Không ngờ loại quả xù xì này lại có công dụng tuyệt vời như thế với bà bầu, đang vào mùa giá rẻ chị em tích cực ăn
Loại củ có vẻ ngoài xù xì này chứa giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều tác dụng với bà bầu.
Củ từ là một loại củ dân dã, được nhiều người biết đến. Củ từ thường có màu xám, nâu với lớp vỏ xù xì, có lông. Nhìn vẻ ngoài xấu xí đó ít ai nghĩ được loại củ này lại chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng lớn, đặc biệt là với phụ nữ mang thai .
Hiện tại đang là mùa củ từ nên chị em đang mang bầu có thể chọn mua củ từ để ăn. Trong củ từ có chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%, sapogenin, kali, Vitamin C , Vitamin A , Vitamin B6 , Beta caroten, chất xơ, kẽm, đồng, sắt, axit folic, canxi.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời mà củ từ mang lại với phụ nữ mang thai .
Cung cấp axit folic
Chất axit folic là một dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai . Chất này giúp thai nhi tránh nguy cơ bị dị tật ống thần kinh , nứt đốt sống … Phụ nữ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ cần bổ sung axit folic đầy đủ.
Giúp giảm ốm nghén
B6 có trong củ từ giúp chị em giảm triệu chứng ốm nghén trong những tháng đầu mang thai. Mẹ bầu có thể luộc củ từ và ăn nhâm nhi trong ngày để bớt tình trạng mệt mỏi, buồn nôn.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa
Bên cạnh chuối, khoai lang, thanh long, bà bầu cũng có thể ăn củ từ để hỗ trợ tiêu hóa. Bởi vì trong củ từ có chứa nhiều tinh bột vì vậy giúp hỗ trợ bà bầu các vấn đề về tiêu hoá. Bên cạnh đó, củ từ có chứa chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu…
Ngăn ngừa thiếu máu, hạn chế sinh non
Trong thời gian mang thai, các bà bầu thường gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể ăn củ từ để cải thiện. Trong củ từ có chứa nhiều chất như kẽm, đồng và sắt giúp điều trị thiếu máu hiệu quả. Tình trạng thiếu máu được giải quyết sẽ giúp các chị em mang thai có được thai kỳ suôn sẻ hơn, tránh tình trạng sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân.
Giúp xương chắc khỏe
Trong củ từ còn rất giàu canxi, giúp xương chắc khoẻ hơn. Mẹ bầu chịu khó ăn củ từ sẽ giúp thai nhi phát triển cứng cáp hơn từ trong bụng mẹ.
Một số món ăn ngon từ củ từ cho bà bầu
Canh củ từ
Củ từ chọn củ lành lặn, rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn. Có thể nấu canh củ từ với xương sườn, thịt nạc.
Bánh củ từ
Củ từ đem rửa sạch, gọt vỏ, cho vào hấp chín. Sau đó dùng thìa dầm nhuyễn, cho thêm chút đường và bột mỳ, nặn thành bánh và đem rán hoặc nướng.
Củ từ bọc thịt
Củ từ đem rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn thành bột. Sau đó nặn thành khối tròn, cho thịt băm trộn gia vị vào làm nhân, đem rán trên chảo.
Lưu ý khi ăn củ từ với bà bầu
Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc không tốt cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy chị em nên luộc hoặc sơ chế thật kĩ trước khi ăn và ăn với liều lượng vừa phải để phát huy hết công dụng bất ngờ từ loại củ có sẵn trong tự nhiên này.
Lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân
Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, tầm soát những bệnh có thể di truyền... nên được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện vì hiệu quả thiết thực mang lại đối với đời sống của các cặp vợ chồng.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh tư vấn về khám sức khỏe tiền hôn nhân cho cặp vợ chồng trẻ. Ảnh: Minh Khương (CTV)
Từ năm 2011, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã triển khai mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân" tập trung ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Mô hình là cầu nối giúp cho các bạn trẻ có điều kiện được tìm hiểu, giao lưu, trao đổi và nhận được tư vấn từ những người có chuyên môn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng vị thành niên, thanh niên, giúp các em được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện. Điển hình là việc thành lập các CLB "Tiền hôn nhân" để tư vấn trực tiếp, hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức liên quan đến hôn nhân, gia đình, các biện pháp tình dục an toàn, phòng tránh thai...
Có thể kể đến CLB "Tiền hôn nhân" đang được duy trì và hoạt động hiệu quả ở 19/19 xã, phường ở TX Quảng Yên. Các buổi sinh hoạt của CLB được triển khai theo chủ đề cụ thể do Ban chủ nhiệm CLB xây dựng, tập trung chủ yếu vào các nội dung như: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, dấu hiệu thai nghén có nguy cơ cao, chẩn đoán thai sớm, chăm sóc bà mẹ mang thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...
Bà Phạm Thị Thủy, Trưởng Phòng Dân số (Trung tâm Y tế TX Quảng Yên) cho biết: Triển khai các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, chúng tôi đã phối hợp với trạm y tế các xã, phường trên địa bàn thực hiện việc khám sức khỏe miễn phí trước khi kết hôn cho các cặp đôi, đồng thời giới thiệu một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Cán bộ dân số ở các xã, phường thực hiện tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng kết hôn khi có nhu cầu khám sức khỏe tiền hôn nhân và thực hiện tư vấn trực tiếp tại nhà với các đối tượng thanh niên, vị thành niên...
Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 - 2% dân số. Trong số các dị tật, có các bệnh phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Vì thế, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Theo các chuyên gia y tế, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là bước sàng lọc đầu tiên và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Đây là việc rất cần thiết giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình, mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng, người vợ của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn còn có những hạn chế. Nhiều cặp đôi nam, nữ chuẩn bị kết hôn vẫn chưa quan tâm và còn e ngại vấn đề này hoặc không có sự đồng nhất giữa quan điểm của nam và nữ. Lý do nữa là sợ phát hiện bệnh có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của bản thân. Không ít trường hợp nam giới cho rằng, đối tượng kết hôn nghi ngờ nên mới đề nghị đi khám và cũng có nhiều bạn nữ muốn đi khám nhưng lại sợ bạn bè và người thân dị nghị.
Bác sĩ Diệp Minh Quang, Phụ trách đơn nguyên Di truyền học, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết: Khám sức khỏe tiền hôn nhân có rất nhiều lợi ích, hạn chế được tỷ lệ mắc các bệnh di truyền như dị tật bẩm sinh do di truyền từ cha mẹ, điển hình là bệnh tan máu bẩm sinh. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, sẽ giúp điều trị kịp thời các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; giúp các bác sĩ có thể đánh giá được khả năng sinh sản và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến sinh sản một cách kịp thời...
Thứ quả nhỏ bé được mệnh danh là "thần dược" trong Đông y: Chị em nên ăn nhiều để bổ sung collagen và chữa triệt để 6 căn bệnh vặt Ăn lựu rất nhiều nhưng có lẽ bạn chưa biết loại quả này chính là "thần dược" dành cho phụ nữ với vô vàn công dụng cho làn da và sức khỏe. Dù rằng "sinh - lão - bệnh - tử" là một quy luật tự nhiên của cuộc sống nhưng ai trong chúng ta cũng mong quá trình này sẽ diễn ra...