Khỏe mạnh tại nhà: Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc (Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19.
GS.TS.BS Trương Quang Bình khám cho người bệnh tim mạch. ẢNH: BVCC
Một nghiên cứu trên người nhiễm COVID-19 cho thấy, tỉ lệ tử vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có. Nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho Bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định.
Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp… Trong trường hợp có chỉ định tái khám, phải đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.
Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Phụ nữ có thai nhiễm Covid-19 được chăm sóc ở bệnh viện dã chiến thế nào?
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất.
Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích.
Người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc và thực hiện tốt 5K
Trong đại dịch COVID-19, đối với người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tốt 5K để phòng ngừa dịch bệnh...
Người bệnh cao huyết áp không nên tự ý dừng thuốc vì lo ngại COVID-19.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thuốc huyết áp có rất nhiều loại, bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc này giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm lưu lượng máu đi qua lòng mạch và làm hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp chặn dòng ion canxi không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, từ đó gây giãn mạch, làm giảm áp lực máu và giúp hạ huyết áp...
-Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó tim sẽ bơm ra một lượng máu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đập và làm giảm huyết áp.
- Thuốc ức chế men chuyển: Có tác dụng ức chế sản xuất angiotensin II (ACE) - một loại hormone có tác dụng làm co mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều do kiểm soát huyết áp tốt và ngăn ngừa suy tim do tăng huyết áp.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có tác dụng ức chế tác động co mạch của angiotensin II, nên làm giảm huyết áp. Thuốc ít có tác dụng phụ nhưng giá thành khá cao.
Với mỗi nhóm thuốc có một số đặc tính khác nhau, nên sẽ phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau.
Uống thuốc huyết áp không làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19
Cả 4 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đều không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19.
Khi dịch COVID-19 xảy ra, virus SARS-CoV-2 được chứng minh là liên kết với ACE2 trên các tế bào phổi, đây là bước đầu tiên để lây nhiễm. Điều này đã dẫn đến những lo ngại cho rằng các chất ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin - ARB, trị tăng huyết áp có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc làm xấu đi quá trình điều trị đối với bệnh nhân COVID-19.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã khẳng định không tìm thấy mối liên hệ giữa cả bốn nhóm thuốc trị tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi) và nguy cơ tăng khả năng nhiễm SARS-CoV-2.
Do vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim... không được ngừng dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) bởi những loại thuốc này không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19.
Đối với người bị tăng huyết áp, quan trọng nhất cần làm là kiểm soát chỉ số huyết áp và cần tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị. Vì vậy, thuốc rất quan trọng trong việc duy trì mức huyết áp để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và giảm mức trầm trọng của bệnh. Việc dừng hoặc thêm thuốc sẽ do bác sĩ quyết định, người bệnh không nên tự ý. AHA cũng khuyến cáo, những người bị tăng huyết áp và bệnh tim cần được kiểm soát và duy trì sức khỏe tốt. Nên có đủ thuốc theo đơn trong một thời gian nhất định và quan trọng là thông báo ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.
Cần làm gì để hạn chế nguy cơ
Người bệnh tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có hệ thống miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn. Ngoài ra quá trình lão hóa cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng hơn.
Việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống mang lại sự kết hợp hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vấn đề hoặc bệnh lý mà huyết áp cao có thể gây ra. Bên cạnh đó là bảo vệ bản thân trước các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm tăng huyết áp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phòng ngừa COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra lời khuyên những người mắc tăng huyết áp nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung cần hết sức cảnh giác với virus SARS-CoV-2. Nên hạn chế tiếp xúc với người khác ở mức tối đa, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng và cần đảm bảo sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đều đặn, hàng ngày.
Thông tin cho rằng sử dụng thuốc hạ huyết áp làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 là chưa được kiểm chứng. Do đó, không nên dừng hoặc thay đổi loại thuốc hạ huyết áp đang dùng. Bởi việc này có thể gây nguy hiểm và làm huyết áp khó kiểm soát hơn, tăng khả năng gặp phải biến chứng như đau tim, đột quỵ...
Chung sống với bệnh tăng huyết áp Tổ chức Y tế thế giới đã xếp bệnh tăng huyết áp (THA) vào nhóm "bệnh dịch không lây". Có thể thấy rõ điều này ngay tại nước ta khi những năm 60, tỉ lệ THA chỉ chiếm 1,6% dân số nhưng hiện nay đã chiếm trên 25% dân số người> 18 tuổi. Tỉ lệ này tương đương các nước đang phát...