Khám phá ẩm thực của người Hakka tại Singapore
Người Hakka ở Singapore có nguồn gốc từ các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây thuộc miền Bắc Trung Quốc.
Họ di cư xuống phía nam trong cuộc chạy trốn hỗn loạn dưới thời nhà Nguyên (1279-1368) và nhà Minh (1368-1644). Từ những khó khăn và lối sống du mục của người Hakka thời kỳ đầu đã định hình nên nền ẩm thực đặc trưng của họ cho đến hiện tại.
Những món ăn đặc sản của người Hakka ngày càng phù hợp với người Singapore hiện đại. (Ảnh: wonderwall)
Ngay ở thời kỳ đầu, do sự di chuyển thường xuyên nên người Hakka bảo quản phần lớn thực phẩm của mình bằng muối. Điều này đã mang lại sức sống cho những món ăn như món gà nướng muối – một biểu tượng ẩm thực của họ hiện nay. Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể cho công việc đồng áng, người Hakka ăn rất nhiều thịt. Và để giữ ấm trước cái lạnh của miền Bắc, họ còn uống rất nhiều rượu gạo.
Ẩm thực Hakka theo truyền thống họ sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên và người dân có sẽ biến chúng thành những món ăn ngon hấp dẫn. Đặc biệt, trong truyền thống ẩm thực nổi tiếng của người Hakka là món suan pan zi được làm từ khoai mỡ nghiền cũng được xem là đặc sản. Những chiếc bánh bao giống gnocchi này được luộc chín sau đó ăn cùng với tôm khô, nấm, nấm mèo và thịt lợn băm chiên lên.
Món suan pan zi. (Ảnh: Goldhill Hakka Restaurant 1997)
Video đang HOT
Đây là một món ăn nổi tiếng khác của người Hakka. Họ sử dụng loại nước sốt ngon được làm từ thịt lợn băm và cá nhồi rau củ, dùng trong nước dùng, hoặc chiên và sốt với nước sốt giàu umami.
Yong tau foo có nghĩa là đậu phụ nhồi, quay trở lại thời của người Hakka ở miền nam Trung Quốc, nơi không trồng lúa mì. Vì họ không thể làm bánh bao nên thay vào đó, họ phủ đầy rau bằng thịt băm và yong tau foo đã ra đời.
Các món ăn của người Hakka thường tốn nhiều thời gian để chế biến. Chẳng hạn, quá trình làm yong tau foo có thể mất cả ngày. Nhân bánh trước tiên phải được băm nhỏ và trộn đều trước khi rau và đậu phụ được cắt lát cẩn thận và lấp đầy. Nước dùng trong đó các thành phần này sẽ được luộc chín là một quá trình khác.
Cơm chè sấm là một đặc sản khác của người Hakka, nổi tiếng là tỉ mỉ. Nó bao gồm việc thái nhỏ các loại rau và cắt đậu phụ thành các khối nhỏ trước khi dọn lên một bát cơm hấp.
Ngoài ra còn có món súp được đổ lên gạo, chế biến bằng cách giã các nguyên liệu như ngải cứu, húng quế, lá mần trầu và các loại hạt bằng cối và chày.
Ngao hấp rượu gạo. (Ảnh: Goldhill Hakka Restaurant)
Mọi người có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của người Hakka tại nhà hàng Goldhill Hakka, được mở cửa vào năm 1997. Ngoài món, yong tau foo là đặc sản của nhà hàng, du khách cần kiên nhẫn chờ đợi để có một chỗ ngồi để thưởng thức món yusheng cổ điển của nhà hàng, cá dìa hấp và ngao hấp trong rượu gạo Trung Quốc./.
Xôi bjoóc phón - Đậm đà hương vị miền non nước Cao Bằng
Xôi bjoóc phón là ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng. Xôi bjoóc phón có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, dẻo, ăn rất ngon.
Xôi bjoóc phón.
Xôi có màu vàng vì được nhuộm từ hoa của cây bjoóc phón, loại cây sống tự nhiên ở trên rừng. Cây bjoóc phón (theo tiếng Tày, Nùng) là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên bên các sườn núi đá, cao khoảng 1 - 3m. Cây nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3, hoa mới nở có màu trắng, sau đó ngả màu vàng và có hương thơm rất đặc biệt.
Cây hoa bjoóc phón trên rừng.
Xôi bjoóc phón chế biến khá kỳ công, chuẩn bị hoa và gạo nếp theo tỷ lệ 01 bó hoa bjoóc phón với 01kg gạo nếp. Đầu tiên, rửa sơ qua hoa cho sạch bụi, rồi cho hoa vào nồi nước đun sôi từ 5 - 10 phút cho đến khi nước có màu vàng đậm là được (nếu nước chưa đủ đậm có thể thêm hoa vào nấu thêm). Sau đó tắt lửa, bỏ hoa đi, lọc nước để bỏ cặn thừa, tạp chất.
Nước luộc hoa bjoóc phón.
Ngâm gạo nếp với nước luộc hoa bjoóc phón.
Gạo nếp sau khi ngâm.
Khi nước hoa bjoóc phón gần nguội, còn ấm thì đem ngâm với gạo nếp trong khoảng 5 - 6 giờ (thường ngâm qua đêm) để gạo có màu vàng tươi và quện mùi thơm đặc trưng của hoa. Sau đó đổ gạo ra rổ để khô bớt nước thì đem vào chõ hoặc nồi đồ xôi. Đun khoảng 25 - 40 phút là xôi chín. Lúc này xôi có màu vàng như mật ong, thơm lừng, dẻo, vị ngon hấp dẫn và dễ ăn. Xôi bjoóc phón có thể ăn cùng với thịt băm, trứng, lạc rang, muối vừng tùy theo khẩu vị từng người. Nếu đồ xôi bjoóc phón bằng những loại gạo nếp đặc sản của Cao Bằng như: Gạo nếp hương Xuân Trường (Bảo Lạc), gạo nếp pì pất (Hưng Đạo, TP Cao Bằng), gạo nếp ong (Trùng Khánh) thì hương vị của xôi càng ngon và đậm đà hơn.
Xôi bjoóc phón màu vàng, vị ngon hấp dẫn và dễ ăn.
Xôi bjoóc phón là một phần của món xôi ngũ sắc, là món ăn ngon truyền thống của người Tày, Nùng trong dịp tết Thanh Minh. Mỗi năm, cây bjoóc phón chỉ nở hoa một lần vào mùa xuân. Khi hoa nở thơm lừng bên sườn núi, các gia đình lên rừng hái hoa về bó thành từng bó nhỏ, treo lên gác bếp cho khô, bảo quản để dùng cho cả năm. Trong những năm gần đây, trước nhu cầu thưởng thức món xôi độc đáo này, bà con dân bản đã mang hoa bjoóc phón ra các chợ phiên ở Cao Bằng để bán, mỗi bó giá khoảng 5.000đ (năm ngàn đồng), du khách có thể mua về tự chế biến theo sở thích của mình. Khi có dịp du lịch Cao Bằng vào mùa xuân, hè, du khách hãy nếm thử món xôi bjoóc phón để cảm nhận hương vị ẩm thực đậm đà, độc đáo của miền Non nước Cao Bằng.
Aar veh cân đưh - Món ăn của người Pa Kô Trong các món ăn ngon được bày dọn giữa nền nhà sàn, món aar veh cân đưh - một món cháo của người Pa Kô. Món ăn này có ý nghĩa củng cố, tăng cường tình đoàn kết, giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy những đặc trưng văn hóa của dân tộc Pa Kô. Món aar veh cân đưh - Ảnh:...