Kết luận chính thức vụ nhiều học sinh tiểu học ở Hải Dương nhập viện không rõ nguyên nhân
Theo cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu nước, phân của học sinh, thực phẩm bữa ăn bán trú trưa 1/10 thì không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thực phẩm cũng như dịch bệnh tại trường Tiểu học Tứ Cường.
Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, cách đây hơn 10 ngày, tại trường Tiểu học Tứ Cường (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) nhiều học sinh bất ngờ xuất hiện các triệu trứng giống nhau: đau đầu, buồn nôn và một số học sinh tiêu chảy.
Sau khi sự việc xảy ra, BGH nhà trường cùng giáo viên nhanh chóng đưa các em học sinh đến trạm y tế thăm khám, điều trị. Đồng thời, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm y tế và cơ quan chức năng huyện Thanh Miện.
Ngày 2/10, nhiều học sinh trường Tiểu học Tứ Cường có biểu hiện đau đầu buồn nôn và một số học sinh đi ngoài. Ảnh: Đ.Tùy
Tiếp đó, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cử cán bộ về trường tìm hiểu vụ việc, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn bán trú, mẫu nước để xét nghiệm tìm nguyên nhân vụ việc.
Bà Đỗ Thị Phương – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Cường cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc, BGH phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tăng cường công tác tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh. Đồng thời, theo dõi sát sao những em được ra viện. Cho đến nay, các em học sinh đều quay lại trường học tập, sức khỏe ổn định và ăn bán trú diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến buổi học hôm qua (11/10), vẫn còn một số học sinh có biểu hiện như trên và trong số này có nhều em không ăn bán trú”.
Đến hết buổi học ngày hôm qua, việc ăn bán trú của học sinh nhà trường diễn ra bình thường. Ảnh: Đ.Tùy
Cũng theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Cường, ngày 2/10 toàn trường có 70 học sinh có các triệu trừng: buồn nôn, đau bụng, một số em đi ngoài và được điều trị tại các cơ sở y tế. Trong số này có 9 em không ăn bán trú.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 3/10, ông Trương Mậu Nghiên – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thanh Miện cho hay, ngoài 9 bệnh nhân là học sinh trường Tiểu học Tứ Cường điều trị tai trung tâm có chung triệu trứng giống nhau vào sáng 2/10. Cùng thời điểm này có thêm nhiều trường hợp không phải là học sinh của trường tiểu học Tứ Cường, không ăn bán trú, thậm chí có một số người dân sinh sống trên địa bàn xã Tứ Cường ở độ tuổi khác nhau cũng có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đi ngoài và đến trung tâm y tế thăm khám, điều trị.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đang tiến hành lấy mẫu thức ăn bán trú. Ảnh: Đ.Tùy
Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Đình Thực – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương thông tin, sáng 4/10 Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm của đơn vị nhận được thông tin tại trường Tiểu học Tứ Cường có một số học sinh biểu hiện đau bụng, đi ngoài, một số trường hợp nôn và trung tâm cử cán bộ về tiến hành điều tra.
Video đang HOT
Cụ thể, trường tiểu học Tứ Cường có 991 học sinh, với 32 lớp, học trên 5 khối. Trưa ngày 1/10, nhà trường tổ chức ăn bán trú cho 405 học sinh gốm các món: rau bắp cải luộc, giò, cơm và thịt bò sốt vang. Đến đầu giờ sáng 2/10, có 3 học sinh được gia đình xin nghỉ học do đau bụng, buồn nôn và các gia đình này cho biết, hiện tượng trên xuất hiện từ khoảng 5h sáng cùng ngày.
Biên bản lấy mẫu xét nghiệm thức ăn bán trú. Ảnh: Đ.Tùy
Đến hết tiết 1 của buổi học ngày 2/10, tại một số lớp xuất hiện học sinh bị đau bụng, buồn nôn. Lúc này, nhà trường đã liên hệ với gia đình học sinh đưa các em đi khám và cho nghỉ học. Trong ngày 2/10, toàn trường có 70 trường hợp; ngày 3/10 có thêm 3 học sinh có biểu hiện triệu trứng như trên…
Cũng trong ngày 2/10, phòng GD&ĐT, phòng y tế, Trung tâm y tế huyện Thanh Miện và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương về làm việc với BGH, tiến hành điều tra, đánh giá việc cung cấp, chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú của trường.
Tiến hành lấy các mẫu gồm: 1 mẫu nước sinh hoạt, 3 mẫu phân của học sinh, 4 mẫu thực phẩm từ bữa ăn bán trú trưa 1/10 để tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, thức ăn và nguồn nước không tìm thấy dịch bệnh và vi rút gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Đ.Tùy
“Sau khi các mẫu đưa đi xét nghiệm, kết quả cho thấy, mẫu thức ăn cho kết quả âm tính và các mẫu phân của học sinh không phát hiện các vi rút gây dịch bệnh”, ông Thực khẳng định.
Ông Nguyễn Đình Nam – Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương cho biết: “Khi đưa mẫu thức ăn bán trú trưa 1/10 và nguồn nước đi xét nghiệm thì không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thưc phẩm”.
Ở một diễn biến khác, cùng thời điểm sáng 1/10 khi nhiều học sinh trường Tiểu học xã Tứ Cường có chung triệu trứng và được giáo viên đưa sang trạm y tế thăm khám, điều trị thì trên mạng xã hội xuất hiện thông tin của 1 công dân địa phương cho rằng: Nhiều học sinh nhà trường bị ngộ độc thực phẩm đêm 2/10 và kêu gọi mọi người chia sẻ…
Công tác dạy và học của trường Tiểu học Tứ Cường diễn ra bình thường. Ảnh: Đ.Tùy
Liên quan đến vấn đề này, đại diện UBND huyện Thanh Miện trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội vào trưa nay (12/10) cho biết: “Thông tin của công dân này đăng tải trên mạng xã hội là không đúng và gây hoang mang trong dư luận cho nhân dân, học sinh và những phụ huynh có con em đang ăn bán trú tại trường.
Bởi lẽ, thời điểm đó chưa có cơ quan chức năng nào đánh giá, xác nhận đây là vụ ngộ độc thực phẩm, trong khi đến rạng sáng ngày hôm sau khi ăn bán trú (2/10) mới có học sinh xuất hiện triệu trứng chứ không phải đêm 2/10 như thông tin đăng tải. Đó là thông tin sai, thông tin không chính xác.
Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi chuyển mùa và thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh trong khi sức đề kháng của nhiều trẻ còn thấp nên dễ mắc. Ảnh: Đ.Tùy
Đặc biệt, đến ngày 8/10, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương mới có kết luận chính thức và theo kết luận này, không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh tại trường Tiểu học Tứ Cường. Chúng tôi đã trao đổi với xã UBND Tứ Cường để tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc trên. Nếu đúng như vậy, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý”.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, sự việc xảy ra tại trường Tiểu học Tứ Cườn trùng vào thời điểm chuyển mùa từ thu sang đông. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh trong khi sức đề kháng của nhiều trẻ còn thấp nên dễ mắc.
Vì vậy, nhà trường và phụ huynh cần quan tâm hơn tới vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho học sinh. Đồng thời, tăng cường vệ sinh môi trường nơi học tập, nơi làm việc và bếp ăn bán trú…
Theo giadinh.net
"Hãy ưu tiên chăm sóc đôi mắt của bạn"
Ước tính Việt Nam hiện có trên 200.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, danh sách người đăng ký chờ ghép giác mạc lên đến hàng nghìn người.
Hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2019, chiều ngày 10/10 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt Trung ương, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2019 với chủ đề "Hãy ưu tiên chăm sóc đôi mắt của bạn".
Thứ Năm, tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù loà (IAPB) chọn là Ngày Thị giác thế giới (World Sight Day). Theo đó, Ngày Thị giác thế giới năm nay sẽ là Thứ Năm ngày 10 tháng 10 năm 2019, bên cạnh chủ đề "Hãy ưu tiên chăm sóc cho đôi mắt của bạn", IAPB còn nhấn mạnh đến hai loại bệnh cần quan tâm: Thoái hóa hoàng điểm tuổi già và rối loạn tuyến Meibomian (tuyến nhờn bờ mi). Đây là năm thứ 17 Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới.
Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương Cung Hồng Sơn phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Đỗ Thoa)
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Để hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2019, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tổ chức các hoạt động, các sự kiện truyền thông thiết thực như: khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho người bệnh; kêu gọi gây quỹ chăm sóc mắt cho người dân nghèo, vùng khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho các cơ sở chăm sóc mắt ban đầu,... tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức người dân, chính quyền các cấp về chăm sóc và bảo vệ đôi mắt, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh mắt...
Nhân sự kiện này, từ ngày 5/10/2019 Bệnh viện Mắt Tung ương đã tư vấn, khám mắt miễn phí cho 700 bệnh nhân ở xã Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định; từ ngày 10-15/10/2019 Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ tiếp tục triển khai khám cho 1.000 người và thực hiện phẫu thuật từ thiện 500 ca ở huyện Hải Hậu, Nam Định.
Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương, 9 tháng đầu năm 2019, Đội phẫu thuật từ thiện lưu động của Bệnh viện đã khám cho hàng nghìn người bệnh và phẫu thuật miễn phí cho gần 1.300 ca tại các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Nghệ an, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương.
Nhờ chú trọng hoạt động vận động, tuyên tuyền thường xuyên, phong trào hiến tặng giác mạc sau khi qua đời đã tăng lên theo từng năm: 77 ca hiến (2017), 109 ca (2018), 111 ca (9 tháng đầu năm 2019), chủ yếu từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội ... Dù vậy, lượng giác mạc hiến tặng quá ít ỏi so với lượng người bị các bệnh lý giác chờ được ghép.
Ước tính Việt Nam hiện có trên 200.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, danh sách người đăng ký chờ ghép giác mạc lên đến hàng nghìn người.
Trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này). 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.
Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được. Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ ...
Lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương tôn vinh gia đình có người thân qua đời hiến tặng giác mạc tại buổi lễ. (Ảnh: Đỗ Thoa)
Bên cạnh đó, công tác phòng chống mù lòa xuất hiện những thách thức mới như tỷ lệ mắc bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh glôcôm cũng ngày càng tăng cao...
Đáng chú ý, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 - 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15 triệu em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, thì Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị. Tuy nhiên, việc khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ lại là một trong những biện pháp can thiệp với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao để giảm tỷ lệ mù loà gặp nhiều rào cản từ nhận thức, cơ sở vật chất và kinh phí....
Nhân sự kiện này, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương đã trao tặng kỷ niệm chương nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của các gia đình có người thân hiến tặng giác mạc sau khi qua đời./.
Đỗ Thoa
Theo cpv.org.vn
Diễn biến bất ngờ vụ nhiều học sinh tiểu học ở Hải Dương nhập viện chưa rõ nguyên nhân "Trong ngày hôm qua và sáng nay có thêm nhiều trường hợp không phải là học sinh của trường tiểu học Tứ Cường, không ăn bán trú, thậm chí một số người dân sinh sống trên địa bàn xã Tứ Cường ở độ tuổi khác nhau cũng có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đi ngoài ..." - Giám đốc Trung tâm y...