Ít hoặc không có nước tiểu coi chừng viêm ống thận cấp
Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời, thường xảy ra sau khi bị thiếu máu, ngộ độc, dị ứng.
Viêm ống thận cấp là bệnh lý thường gặp, gây tổn thương chủ yếu là hoại tử cấp tế bào ống thận (nên còn được gọi là bệnh hoại tử ống thận cấp hoặc bệnh ống thận kẽ cấp).
Bác sĩ CKII Nguyễn Thúy Quỳnh Mai, Trưởng đơn vị lọc máu thuộc Khoa Nội thận Miễn dịch Ghép, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho biết, biểu hiện bệnh chủ yếu là ít hoặc không có nước tiểu. Đôi khi bệnh được phát hiện qua biến chứng nặng khác như tăng huyết áp, phù phổi hoặc rối loạn nước điện giải trong cơ thể, hoặc có hội chứng tăng urê máu.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Ảnh: Minh Thùy.
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm ống thận cấp, có thể chia làm 3 nhóm lớn:
Sau thiếu máu:
Tất cả những nguyên nhân làm giảm tưới máu kéo dài đều có thể gây thiếu máu ở thận và gây thương tổn dưới dạng hoại tử ống thận, được chia làm 2 nhóm:
- Sốc giảm thể tích máu: Sau mổ, sau chấn thương, bỏng, sẩy nạo thai, mất nước, mất muối, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốc tim.
- Thường gặp do tác dụng phụ của một số thuốc khi sử dụng trên một vài cơ địa đặc biệt: Thuốc kháng viêm không steroids, thuốc hạ áp, thuốc ức chế men chuyển – ức chế thụ thể khi sử dụng ở bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên.
Do ngộ độc:
Video đang HOT
Có thể trực tiếp lên trên tế bào ống thận hoặc gián tiếp lên cơ chế mạch máu và từ đó gây thiếu máu thận. Các nguyên nhân gây độc thường gặp:
- Các thuốc kháng sinh, nhất là nhóm Aminosides, độc nhất là Néomycin, các loại khác ít độc hơn như Streptomycine, Kanamycine, Gentamycine. Các céphalosporine độc với thận nhất là Céfaloridine.
- Các sản phẩm iod cản quang.
- Các thuốc chống ung thư: Ciplastine, Ciclosporine, Interféron. Một số thuốc khác như Phenylbutazone, các thuốc thuốc khác như Phenylbutaz.
- Các hóa chất như Tetra Cloruacarbon (CCl4), cồn Mêthylic.
- Độc tố của sinh vật như: mật cá trắm, cá mè, cá chép, mật cóc.
Dị ứng:
Còn gọi là viêm thận kẻ cấp dị ứng thường gặp do: Méthicilline, Pénicilline, kháng viêm không Steroides, thuốc lợi tiểu, Cimétidine.
Ngày nay, phương pháp lọc máu ngoài thận đã giảm tỷ lệ tử vong xuống rất nhiều. Nếu được điều trị sớm, hợp lý và tiến triển tốt, bệnh nhân khỏi hẳn không để lại di chứng. Tuy nhiên, chức năng thận phục hồi chậm trong vài tháng.
Dinh dưỡng khi mắc bệnh
- Cố gắng ăn nhiều hơn.
- Dung đương uống (ví dụ nước uống dinh dưỡng, bột protein…).
- Tim những sản phẩm cung cấp calo và protein, natri, kali và phốt pho. Điều quan trọng là chọn đung sản phẩm mà bệnh nhân sẽ uống.
- Ăn ít đạm và nhiều chất có năng lượng bằng glucid và lipid.
- Không ăn thức ăn nhiều kali như rau, quả.
- Hạn chế muối và nước, ngày chỉ dùng 500-700 ml nước.
- Cho ăn băng ống sonde dạ dày.
Phòng ngừa mắc bệnh
- Thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là một số thuốc giảm đau liều lượng và tính chất chưa rõ rệt.
- Phải thận trọng khi truyền máu, phải kiểm tra, đối chiếu kỹ nhóm máu trước khi truyền.
Lê Phương
Theo VNE
Giảm tiểu đường, huyết áp nhờ trai sông
Con trai nước ngọt hay trai sông là thực phẩm rất được ưa chuộng trong ngày hè, với nhiều món ngon như canh trai nấu chua, cháo trai, trai xào sả ớt... Trong Đông y, trai sông còn có tên là bạng. Cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Thịt trai giàu protid, canxi, phốt pho, sắt, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm - chất đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến.
Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn; vào kinh vị. Có tác dụng tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết, giáng áp. Dùng cho người âm hư, sốt, lao phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch, u tuyến giáp, vàng da. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ trai nước ngọt.
Cháo trai: trai sông 200 - 300g, gạo 100g. Trai ngâm nước vo gạo nửa ngày đến 1 ngày, rửa sạch, luộc chín và giữ nước luộc. Thịt trai nặn hết sạn đen trong bụng trai, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn gia vị, để 15 - 20 phút; phi hành mỡ và cho thịt trai vào đảo đều; để riêng.
Gạn lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo; giữ nhỏ lửa, đảo đều để cháo không bén và đặc sệt; cho thịt trai xào vào, thêm 1 - 2 củ hành, vài lát gừng thái chỉ, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ăn thêm chút tiêu, ớt bột, rau răm thái nhỏ. Món này rất thích hợp cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường... Với người mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.
Cháo trai râu ngô: thịt trai sông 30 - 50g, râu ngô non 20g. Ninh nhừ, bỏ râu ngô, thêm hành, gừng. Trị tăng huyết áp, hay nhức đầu, thủy thũng.
Trai luộc: trai luộc chín, ăn với ớt, tiêu, gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng tốt cho người bị vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, đái tháo đường.
Canh trai, cà rốt, đậu đỏ: trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày. Dùng tốt cho người bị suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh.
Canh trai rau hẹ: trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Món này thích hợp với người lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, đái tháo đường.
Theo Tuệ Tĩnh, vỏ trai nung đỏ, tán bột trị đờm đặc, bạch đới và nôn ói sau khi ăn, thủy thũng, các chứng đau mắt.
Theo Lương y Thảo Nguyên
SKĐS
Bắp cải: Vị thuốc thần kỳ chữa bệnh dạ dày và phòng chống ung thư Bắp cải được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là "thuốc của người nghèo". Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành...