Học trường quốc tế hay đầu tư cho con du học?
Có một câu hỏi bao lâu nay của phụ huynh tưởng chừng đơn giản nhưng chưa bao giờ dễ dàng trả lời là “Nên cho con học trường quốc tế hay đầu tư cho con du học?”.
Mỗi môi trường có những lợi thế riêng khiến cho phụ huynh luôn bối rối để có quyết định khiến mình hài lòng nhất.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới như hiện nay, câu hỏi ấy càng cần được trả lời cấp bách hơn.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 13.3, Báo Thanh Niên sẽ tổ chức buổi trao đổi trực tuyến có chủ đề “Học trường quốc tế hay đầu tư cho con du học?”. Các chuyên gia sẽ đưa ra những thông tin cụ thể cũng như lời khuyên hữu ích nhất để giúp phụ huynh trả lời cho câu hỏi này.
Thành phần khách mời tham gia buổi trực tuyến bao gồm: tiến sĩ Brenda Jane Williamson – Tổng hiệu trưởng Hệ thống Trường Quốc tế Canada (CISS), bà Nguyễn Thị Kiều Oanh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Khôi Nguyên, bà Phạm Thị Hoài Phương – Phụ trách quản lý chuyên môn khối Trung học Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein (AES), cô Melissa O’Leary – Giáo viên tư vấn hướng nghiệp của CIS.
Chương trình đồng thời được phát sóng trực tiếp trên Thanh Niên Online , Youtube và fanpage Báo Thanh Niên cũng như trên fanpage của các trường có chuyên gia tham gia chương trình.
Bảng xếp hạng trường đại học có đáng tin?
Nhiều bảng xếp hạng chỉ đưa ra các đánh giá tổng quan khiến không ít sinh viên lầm tưởng và chọn sai trường học.
Zing trích dịch bài đăng trên NY Post, nói về mức độ đáng tin cậy của các bảng xếp hạng trường đại học. Nhiều sinh viên phải trả học phí đắt đỏ nhưng không nhận được chất lượng giáo dục tương xứng.
Theo NY Post , không phải tất cả trường đại học tại Mỹ đều đặt quyền lợi của sinh viên lên hàng đầu. Nhiều bậc phụ huynh phải trả hàng trăm nghìn USD/năm nhưng không biết con mình có được hưởng nền giáo dục xứng đáng hay không.
Trong cuốn sách The Price You Pay for College: An Entirely New Road Map for the Biggest Financial Decision Your Family Will Ever Make , tác giả Ron Lieber đưa ra những góc nhìn khác về các bảng xếp hạng và mức học phí tại một số trường đại học ở xứ cờ hoa.
Video đang HOT
"Tôi ngạc nhiên khi nhiều ông bố, bà mẹ có con học năm cuối nhưng vẫn mơ hồ về những gì con mình nhận được. Họ đều là những người khá thành công mà tôi từng có cơ hội trò chuyện", Lieber nói.
Nhiều sinh viên và gia đình phải đóng những khoản phí không rõ nguyên nhân.
Học phí không rõ ràng
Học phí đại học đang tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với lạm phát. Nhiều người cho rằng đó là do các tiện nghi cao cấp trong khuôn viên trường như ký túc xá, nhà hàng, phòng tập thể dục...
Một tuyên bố vào năm 2015 của tổ chức nghiên cứu Demos cho biết cơ sở vật chất sang trọng chỉ đóng góp 6% vào việc tăng học phí tại các trường công lập trong những năm gần đây.
Theo Lieber, một số trường dùng chính sách này để nâng cao lợi ích, tiền lương cho giảng viên và nhân viên của trường. Mặc dù việc du học thường được xem là "lựa chọn đáng để đầu tư", điều đó không hoàn toàn đúng với tất cả trường hợp.
Cơ sở vật chất thường được cho là "cái cớ" để các trường tăng học phí.
"Tại Đại học McGill danh tiếng của Canada ở thành phố Montreal, người Mỹ có thể phải trả cao hơn một chút so với mức học phí thông thường tại các trường ở xứ sở cờ hoa", Lieber viết.
Ở trường St. Andrews (Scotland), sinh viên Mỹ phải chi trả 52.000 USD/năm cho tất cả khoản phí.
Tác giả cuốn sách cho hay chính phủ ở những quốc gia khác có xu hướng trợ cấp cho trường đại học. Bên cạnh đó, một số trường không cung cấp cho sinh viên các tiện nghi, hoạt động ngoại khóa, thể thao liên trường hoặc nội trú. Do đó, học phí niêm yết của họ thường rẻ hơn so với Mỹ.
Giảm học phí để thu hút sinh viên
Không ít trường đưa ra mức sinh hoạt phí và tiền học đắt đỏ (ước tính trên 60.000 USD/năm), nhưng tìm cách bù lại bằng những chương trình hỗ trợ sinh viên lên đến hàng tỷ USD. Nhà trường sẽ trao học bổng hoặc giảm học phí cho những gương mặt ưu tú mà hội đồng tuyển sinh thấy xứng đáng, bất kể hoàn cảnh tài chính của ứng viên.
Ohio Wesleyan là một trong những trường cao đẳng tư thục tiên phong trong việc giảm học phí vào những năm 1980, với hy vọng thu hút các sinh viên giỏi và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đến năm 1994, Ohio Wesleyan đã cung cấp những khoản hỗ trợ xứng đáng cho 39% sinh viên trong trường.
Động thái của Ohio Wesleyan đã buộc các trường khác phải cùng tham gia. Trừ 40-50 trường chuyên thì hầu hết cơ sở giáo dục bậc cao đẳng, đại học đều bắt đầu tổ chức chương trình trao học bổng. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cho sinh viên ưu tú mà còn là chiến lược quảng bá hình ảnh nhà trường hiệu quả.
Không ít trường đại học đưa ra chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút sinh viên xuất sắc.
Trong năm học 2019-2020, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Kinh doanh Quốc gia Mỹ (National Association of College and University Business Officers, viết tắt: NACUBO) nhận thấy rằng nhiều sinh viên bình thường, năm nhất được giảm 52,6% so với học phí niêm yết của trường.
Theo công ty tư vấn Ruffalo Noel Levitz, khoảng 89% người học nhận được hỗ trợ tài chính sẽ phải trả trung bình 23.952 USD/năm, bao gồm cả tiền ăn ở.
Do đó, Lieber cho rằng sinh viên nên tìm hiểu tất cả học bổng mà họ đủ điều kiện nhận được và đặt mục tiêu ít nhất là 10 hạng mục.
"Bạn đăng ký càng nhiều trường thì càng có cơ hội khám phá các chương trình phù hợp với mình. Nếu hồ sơ đủ tốt hoặc may mắn, bạn sẽ được miễn 10.000 USD/năm. Sau 4 năm đại học, bạn tiết kiệm được khoảng 40.000 USD", Lieber chia sẻ.
Tìm hiểu kỹ trước khi chọn trường
Theo Lieber, không nên quá tin tưởng vào Báo cáo Tin tức Mỹ và Thế giới khi lựa chọn trường học vì đánh giá của trang này không tính đến nhu cầu của từng sinh viên.
"Con của bạn có những đặc điểm tính cách hoặc sở thích riêng của mình. Báo cáo Tin tức Mỹ và Thế giới chỉ đưa ra những khảo sát rất chung chung".
Để đạt được hiệu quả tối đa, sinh viên và gia đình nên xem xét chất lượng giảng dạy thực tế. Một trong những lý do lớn nhất khiến sinh viên hài lòng khi học đại học là tạo mối quan hệ tốt với các giáo sư, giảng viên. Rất nhiều trường sử dụng trợ giảng, sinh viên tốt nghiệp hoặc những người không rõ lai lịch để thay thế giảng viên đứng lớp.
Khi đến thăm một ngôi trường, Lieber khuyến nghị các sinh viên tương lai nên tìm hiểu kỹ về tỷ số lớp học. Con số mà nhà trường đưa ra có thể gây hiểu lầm cho nhiều người. Thay vì tập trung vào tỷ lệ sinh viên với giáo viên, số thời gian thực tế mà một người học được tham gia trong lớp quan trọng hơn nhiều.
Lieber khuyên sinh viên nên tìm hiểu kỹ, đến tham quan trường đại học thay vì đặt lòng tin các bảng xếp hạng trên mạng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi quy mô lớp học tăng lên, sinh viên chưa tốt nghiệp có xu hướng bỏ học thường xuyên và mất thời gian nhiều hơn để hoàn thành tấm bằng cử nhân của họ.
Tình bạn - tìm kiếm một cộng đồng để kết nối và giao lưu - cũng là một yếu tố đáng để cân nhắc. Song các trường đại học thường ít chú ý đến vấn đề này.
Tác giả của cuốn sách về cách hoạt động của trường đại học đo lường mức độ kết bạn bằng cách bố trí lại các ký túc xá. Họ nhận thấy kiểu thiết kế truyền thống với một hành lang dài, nối liền toilet chung và phòng cá nhân là nơi lý tưởng để gặp gỡ những người mới và kết bạn. Trong khi đó, kiến trúc của nhiều ký túc xá đại học ngày nay lại "khiến mọi người trở nên cô lập hơn".
Đảm bảo quyền lợi học sinh khi dừng chương trình nước ngoài Liên quan việc 4 trường quốc tế phải dừng chương trình nước ngoài (được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm trước đây) từ năm học 2021-2022 theo đề nghị của UBND TPHCM, Báo SGGP tiếp tục ghi nhận ý kiến các bên liên quan để làm rõ hơn vấn đề này. Ảnh minh họa Chuyển đổi theo lộ trình phù hợp Theo một...